Giáo án môn Sinh học Lớp 7 - Tiết 19: Trai sông

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- HS hiểu được đặc điểm cấu tạo, cách di chuyển của trai sông, một đại diện của Thân mềm.

- Hiểu được cách dinh dưỡng, cách sinh sản của trai sông thích nghi với lối sống thụ động, ít di chuyển.

2. Kỹ năng- HS biết cách quan sát trên mẫu vật thật, sử dụng kính lúp, kết hợp với hình vẽ sẵn để tìm tòi, phát hiện kiến thức mới.

II. CHUẨN BỊ

GV: Tranh phóng to hình 18.1, 18.2, 18.3 trong SGK.

 Mẫu vật: Con trai, vỏ trai.

 HS: Như đã dặn dò ở tiết học trước

III/Tiến trình dạy học:

*Mở bài

 Thân mềm là nhóm động vật có lối sống ít hoạt động, có mức độ cấu tạo như giun đốt nhưng tiến hoá theo hướng: có vỏ bọc ngoài, thân mềm không phân đốt. Đại diện điển hình là Trai sông

+Hoạt động 1: Tìm hiểu HÌNH DẠNG, CẤU TẠO VỎ TRAI VÀ CƠ THỂ TRAI

* Mục tiêu - HS sử dụng thành thạo kính lúp quan sát trên mẫu vật thật để tìm hiểu hình dạng và cấu tạo của trai sông. Giải thich khái niệm áo, khoang áo.

 *Cách tiến hành:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ

- GV treo tranh H.18.1; 18.2 ; 18.3 và trưng bày mẫu vật thật (trai sông), yêu cầu HS sử dụng kính lúp quan sát quan sát , kết hợp với H18.1 ; 18.2; 18.3, thảo luận nhóm 3 câu hỏi cuối phần I:

+ Muốn mở vỏ trai quan sát cần làm như thế nào? Trai chết thì vỏ mở, tại sao?

+ Mài mặt ngoài vỏ trai ngửi thấy có mùi khét, vì sao?

+ Vì sao lớp xà cừ óng ánh màu cầu vồng?

- GV đánh giá kết quả trả lời và khẳng định đáp án.

- Cơ thể trai có cấu tạo như thế nào?

- GV giải thích khái niệm áo trai, khoang áo.

- Trai tự vệ bằng cách nào? Nêu đặc điểm cấu tạo của trai phù hợp cách tự vệ đó.

- GV giới thiệu: Đầu trai tiêu giảm. - HS quan sát mẫu thật và tranh trên bảng, kết hợp với thông tin (trang 62 - 63), trả lời câu hỏi thảo luận.

- 1-2 HS trả lời, HS khác nhận xét và bổ sung.

 

 

 

 

 

 

 

- Vài HS khái quát kiến thức

-Các HS khác nhận xét, bổ sung.

 

 

doc2 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 709 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Sinh học Lớp 7 - Tiết 19: Trai sông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 10
Tiết 19
 	Ngày soạn: 
 	Ngày dạy: 
TRAI SÔNG
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức 
- HS hiểu được đặc điểm cấu tạo, cách di chuyển của trai sông, một đại diện của Thân mềm.
- Hiểu được cách dinh dưỡng, cách sinh sản của trai sông thích nghi với lối sống thụ động, ít di chuyển.
2. Kỹ năng- HS biết cách quan sát trên mẫu vật thật, sử dụng kính lúp, kết hợp với hình vẽ sẵn để tìm tòi, phát hiện kiến thức mới.
II. CHUẨN BỊ 
GV: Tranh phóng to hình 18.1, 18.2, 18.3 trong SGK.
 Mẫu vật: Con trai, vỏ trai.
 HS: Như đã dặn dò ở tiết học trước
III/Tiến trình dạy học:
*Mở bài 
 	Thân mềm là nhóm động vật có lối sống ít hoạt động, có mức độ cấu tạo như giun đốt nhưng tiến hoá theo hướng: có vỏ bọc ngoài, thân mềm không phân đốt. Đại diện điển hình là Trai sông
+Hoạt động 1: Tìm hiểu HÌNH DẠNG, CẤU TẠO VỎ TRAI VÀ CƠ THỂ TRAI
* Mục tiêu - HS sử dụng thành thạo kính lúp quan sát trên mẫu vật thật để tìm hiểu hình dạng và cấu tạo của trai sông. Giải thich khái niệm áo, khoang áo.
 *Cách tiến hành:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
- GV treo tranh H.18.1; 18.2 ; 18.3 và trưng bày mẫu vật thật (trai sông), yêu cầu HS sử dụng kính lúp quan sát quan sát , kết hợp với H18.1 ; 18.2; 18.3, thảo luận nhóm 3 câu hỏi cuối phần I:
+ Muốn mở vỏ trai quan sát cần làm như thế nào? Trai chết thì vỏ mở, tại sao?
+ Mài mặt ngoài vỏ trai ngửi thấy có mùi khét, vì sao?
+ Vì sao lớp xà cừ óng ánh màu cầu vồng?
- GV đánh giá kết quả trả lời và khẳng định đáp án. 
- Cơ thể trai có cấu tạo như thế nào?
- GV giải thích khái niệm áo trai, khoang áo.
- Trai tự vệ bằng cách nào? Nêu đặc điểm cấu tạo của trai phù hợp cách tự vệ đó.
- GV giới thiệu: Đầu trai tiêu giảm.
- HS quan sát mẫu thật và tranh trên bảng, kết hợp với thông tin (trang 62 - 63), trả lời câu hỏi thảo luận. 
- 1-2 HS trả lời, HS khác nhận xét và bổ sung. 
- Vài HS khái quát kiến thức
-Các HS khác nhận xét, bổ sung. 
*Tiểu kết: Cấu tạo:
- Ngoài: Áo trai tạo thành khoang áo, có ống hút và ống thoát nước .
- Giữa: Tấm mang.
- Trong: Thân trai.
Chân rìu.
 +Hoạt động 2: Tìm hiểu DI CHUYỂN VÀ DINH DƯỠNG Ở TRAI
 *Mục tiêu: HS nắm được cách di chuyển và dinh dưỡng ở trai.
*Cách tiến hành:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
 - Vấn đề 1: Di chuyển.
- Treo tranh H. 18.4, GV yêu cầu HS đọc thông tin, nghiên cứu kênh hình và chú thích rồi trả lời câu hỏi: 
+ Giải thích cơ chế trai di chuyển trong bùn theo chiều mũi tên?
- Hỏi: Trai di chuyển như thế nào?
- Hướng HS đi đến kết luận.
-Vấn đề 2: Dinh dưỡng:
- GV yêu cầu HS làm việc độc lập với SGK → Thảo luận :
 +Nước qua ống hút và khoang áo đem gì đến miệng và mang trai?
 +Nêu kiểu dinh dưỡng của trai?
 +Cách dinh dưỡng của trai có ý nghĩa như thế nào với môi trường nước?
GV chốt lại kiến thức, tiểu kết.
- HS quan sát H.18.4, nghiên cứu thông tin (trang 63) để thấy rõ cách vận chuyển và dinh dưỡng của trai.
- 1- 2 HS trả lời, HS khác bổ sung.
+ Cách di chuyển: (HS trình bày như nội dung ở SGK).
HS tự thu nhận thông tin 
Thảo luận nhóm hoàn thành đáp án.
Vài HS phát biểu, 
Lớp nhận xét, bổ sung 
*Tiểu kết : -Chân trai hình lưỡi rìu thò ra thụt vào kết hợp đóng mở vỏ giúp trai di chuyển.
	 -Thức ăn: ĐVNS và vụn hữu cơ; Ôxy trao đổi qua mang.
	 +Hoạt động 3 : Tìm hiểu SINH SẢN
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
- GV cho HS nghiên cứu thông tin ở phần sinh sản và trả lời các câu hỏi thảo luận cuối phần IV:
+ Ý nghĩa của giai đoạn trứng phát triển thành ấu trùng trong mang của trai mẹ?
+ Ý nghĩa của g/đ ấu trùng bám vào mang và da cá.
- GV bổ sung và chốt lại đặc điểm sinh sản.
- HS nghiên cứu thông tin, trả lời câu hỏi.
-Vài HS phát biểu.
Lớp nhận xét, bổ sung 
*Tiểu kết : - Trai phân tính.
 - Trứng phát triển qua giai đoạn ấu trùng. 
IV/Kiểm tra, đánh giá :
 *Vài HS đọc phần kết luận ở SGK
	 - HS Trả lời câu hỏi 1,3 SGK.
V. HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ
- Trả lời các câu hỏi cuối bài vào vở bài tập và học thuộc. 
- Đọc mục:” Em có biết?”
- Tìm hiểu một số thân mềm khác: Mực, ốc sên, bạch tuộtchuẩn bị cho bài học sau.
VI/Rút kinh nghiệm sau khi dạy:

File đính kèm:

  • docT19.doc
Giáo án liên quan