Giáo án môn Sinh học Lớp 7 - Tiết 18: Kiểm tra một tiết - Năm học 2010-2011

*Mã đề 1.

Câu 1.Nêu đặc điểm chung của động vật nguyên sinh? Trùng kiết lị có hại như thế nào với sức khỏe của con người?(2đ)

Câu 2.Nêu đặc điểm chung của ngành ruột khoang? Cành san hô thường để dùng trang trí là bộ phận nào của cơ thể san hô? (2đ)

Câu 3. Trình bày vòng đời của sán lá gan ? Đề ra biện pháp phòng, chống giun sán kí sinh nói chung? (2đ)

Câu 4.Nêu đặc điểm chung của ngành giun tròn? Đặc điểm nào giúp giun đũa không bị tiêu hóa trong ruột non người? (2đ)

Câu 5. Ngành giun đốt tiến hóa hơn ngành giun tròn ở những điểm nào?Vì sao nói giun đất là bạn của nhà nông? (2đ)

*Mã đề 2.

Câu 1.Nêu đặc điểm cấu tạo cơ thể của trùng roi xanh ? Vì sao cuối xuân, đầu hè khi bắt đầu có nắng ấm ở mặt nước ao hồ có lớp váng màu xanh ?(2đ)

Câu 2.Nêu đặc điểm chung của ngành ruột khoang? Cách di chuyển của sứa trong nước như thế nào? (2đ)

Câu 3. Nêu đặc điểm chung của ngành giun dẹp? Đề ra biện pháp phòng, chống giun sán kí sinh nói chung? (2đ)

Câu 4. Trình bày vòng đời của giun đũa ? Do thói quen nào của trẻ em mà giun kim khép kín vòng đời? (2đ)

Câu 5. Ngành giun đốt tiến hóa hơn ngành giun tròn ở những điểm nào?Vì sao nói giun đất là bạn của nhà nông?(2đ)

c.Đáp án

Mã đề 1.

Câu 1.(2đ)

*Đặc điểm chung của động vật nguyên sinh là:

(0,25đ) - Cơ thể chỉ có 1 tế bào

(0,25đ )- Dinh dưỡng bằng cách dị dưỡng (trừ trùng roi)

(0,25đ) - Có bộ phận di chuyển là roi, lông bơi, chân giả (trừ trùng sốt rét)

(0,25đ )- Sinh sản vô tính bằng cách phân đôi cơ thể

*Trùng kiết lị có hại như thế nào với sức khỏe của con người là:

(1đ) Bào xác của trùng kiết lị theo thức ăn  Ruột  Chui ra làm loét ruột rồi nuốt hồng cầu ở ruột  sinh sản rất nhanh Người bệnh đau bụng đi ngoài ra máu

Câu 2.(2đ)

 

doc5 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 479 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Sinh học Lớp 7 - Tiết 18: Kiểm tra một tiết - Năm học 2010-2011, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 18: KIỂM TRA 1 TIẾT
Ngày soạn:29/10/2010 Ngày kiểm tra:4/11/2010 Ngày trả bài: 
I) Mục tiêu: 
-Hệ thống hóa kiến thức trọng tâm của 5 ngành: ĐVNS,Ruột khoang,Giun dẹp, Giun tròn, Giun đốt
- Học sinh tập trung và tự giác để giải quyết nội dung của đề ra.
- Rèn luyện tư duy, phân tích, tổng hợp cho học sinh.
- Giáo dục ý thức tích cực, tự giác trong học tập.
II) Chuẩn bị:
1.Chuẩn bị của thầy:
a.Ma trận:
Nội dung chủ đề
Câu
Các mức độ nhận thức
Tổng
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Chương 1:Ngành ĐVNS
1
1đ
1đ
2đ
Chương 2:Ngành R.khoang
2
1,5đ
0.5đ
2đ
Chương 3:Ngành Giun dẹp
3
1đ
1đ
2đ
Chương 4:Ngành Giun tròn
4
1,5đ
0,5đ
2đ
Chương 5:Ngành Giun đốt
5
2đ
2đ
Tổng
5đ
3đ
2đ
10đ
b.Đề ra
*Mã đề 1.
Câu 1.Nêu đặc điểm chung của động vật nguyên sinh? Trùng kiết lị có hại như thế nào với sức khỏe của con người?(2đ)
Câu 2.Nêu đặc điểm chung của ngành ruột khoang? Cành san hô thường để dùng trang trí là bộ phận nào của cơ thể san hô? (2đ)
Câu 3. Trình bày vòng đời của sán lá gan ? Đề ra biện pháp phòng, chống giun sán kí sinh nói chung? (2đ)
Câu 4.Nêu đặc điểm chung của ngành giun tròn? Đặc điểm nào giúp giun đũa không bị tiêu hóa trong ruột non người? (2đ)
Câu 5. Ngành giun đốt tiến hóa hơn ngành giun tròn ở những điểm nào?Vì sao nói giun đất là bạn của nhà nông? (2đ)
*Mã đề 2.
Câu 1.Nêu đặc điểm cấu tạo cơ thể của trùng roi xanh ? Vì sao cuối xuân, đầu hè khi bắt đầu có nắng ấm ở mặt nước ao hồ có lớp váng màu xanh ?(2đ)
Câu 2.Nêu đặc điểm chung của ngành ruột khoang? Cách di chuyển của sứa trong nước như thế nào? (2đ)
Câu 3. Nêu đặc điểm chung của ngành giun dẹp? Đề ra biện pháp phòng, chống giun sán kí sinh nói chung? (2đ)
Câu 4. Trình bày vòng đời của giun đũa ? Do thói quen nào của trẻ em mà giun kim khép kín vòng đời? (2đ)
Câu 5. Ngành giun đốt tiến hóa hơn ngành giun tròn ở những điểm nào?Vì sao nói giun đất là bạn của nhà nông?(2đ)
c.Đáp án
Mã đề 1.
Câu 1.(2đ)
*Đặc điểm chung của động vật nguyên sinh là:
(0,25đ) - Cơ thể chỉ có 1 tế bào
(0,25đ )- Dinh dưỡng bằng cách dị dưỡng (trừ trùng roi)
(0,25đ) - Có bộ phận di chuyển là roi, lông bơi, chân giả (trừ trùng sốt rét) 
(0,25đ )- Sinh sản vô tính bằng cách phân đôi cơ thể
*Trùng kiết lị có hại như thế nào với sức khỏe của con người là:
(1đ) Bào xác của trùng kiết lị theo thức ăn " Ruột " Chui ra làm loét ruột rồi nuốt hồng cầu ở ruột " sinh sản rất nhanh "Người bệnh đau bụng đi ngoài ra máu
Câu 2.(2đ)
*Đặc điểm chung của ngành ruột khoang là :
(0,5đ) -Đối xứng tỏa tròn.
(0,5đ) -Ruột dạng túi .
(0,25đ) -Thành cơ thể gồm 2 lớp tế bào.
(0,25đ) -Cơ thể đều có tế bào gai để tự vệ và tấn công.
(0,5đ ) *Cành san hô thường để dùng trang trí là là bộ xương bằng đá vôi của san hô. 
Câu 3. 
(1đ) *Vòng đời của sán lá gan :- Sán lá gan đẻ trứng theo phân ra ngoài gặp nước nở thành ấu trùng có lông bơi kí sinh trong ốc ruộng sinh sản thành ấu trùng có đuôi bám vào cây cỏ thủy sinh Õ trở thành kén sán ÕTrâu bò ăn phải nhiễm sán lá gan.
(1đ) * Đề ra biện pháp phòng giun sán kí sinh nói chung:
-Ăn chín uống sôi
-Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh 
-Không nên dùng phân tươi để tưới rau sống
-Giữ vệ sinh cho người và động vật, vệ sinh môi trường; 
-Tuyên truyền vệ sinh, an toàn thực phẩm, không ăn thịt lợn, bò gạo
-Tẩy giun định kì(1 năm 2 lần)
*Chống giun: Uống thuốc xổ giun
Câu 4. (2đ)
*Đặc điểm chung của ngành giun tròn:
(0,5đ) - Cơ thể tròn, thuôn ở hai đầu 
(0,5đ) - Khoang cơ thể chưa chính thức
(0,5đ) - Hệ tiêu hoá bắt đầu từ miệng và kết thúc là hậu môn
(0,5đ) * Đặc điểm giúp giun đũa không bị tiêu hóa trong ruột non người là lớp vỏ cuticun bọc ngoài cơ thể như lớp áo giáp. 
Câu 5. (2đ) 
*Ngành giun đốt tiến hóa hơn ngành giun tròn ở những điểm sau:
(0,5đ) - Có khoang cơ thể chính thức.
(0,5đ) - Xuất hiện hệ tuần hoàn
(0,25đ) - Hệ thần kinh phát triển hơn: kiểu chuỗi hạch
(0,25đ) - Hệ tiêu hóa phân hóa rõ hơn
*Vì sao nói giun đất là bạn của nhà nông :
(0,5đ) Giun đất trong quá trình đào hang làm đất tơi xốp , tăng độ phì nhiêu cho đất , tiết chất nhầy làm mềm đất , phân giun có cấu trúc hạt tròn làm đất tăng độ tơi xốp và thoáng khí.
Mã đề 2:
Câu 1. (2đ)
*Đặc điểm cấu tạo cơ thể của trùng roi :
(0,5đ)- Là một tế bào (Cơ thể đơn bào)
(0,5đ)-Có roi, có điểm mắt , có hạt diệp lục, hạt dự trữ, không bào co bóp. 
(0,5đ)-Hình thoi , khoảng 0,05mm .
(0,5đ )* Vì: Trùng roi xanh có diệp lục nên khi có ánh sáng mặt trời chúng tập trung lại trên mặt nước để quang hợp
Câu 2. (2đ) 
*Đặc điểm chung của ngành ruột khoang là :
(0,5đ) -Đối xứng tỏa tròn.
(0,5đ) -Ruột dạng túi .
(0,25đ) -Thành cơ thể gồm 2 lớp tế bào.
(0,25đ) -Cơ thể đều có tế bào gai để tự vệ và tấn công.
(0,5đ) *Cách di chuyển của sứa trong nước : Khi di chuyển , sứa co bóp dù,đẩy nước qua lỗ miệng và tiến về phía ngược lại. 
Câu 3. (2đ)
*Đặc điểm chung của ngành giun dẹp:
(0,5đ) - Cơ thể dẹp đối xứng hai bên .
(0,25đ) - Phân biệt đầu đuôi, lưng bụng.
(0,25đ) - Ruột phân nhánh không có hậu môn.
(1đ)* Đề ra biện pháp phòng giun sán kí sinh nói chung:
-Ăn chín uống sôi
-Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh 
-Không nên dùng phân tươi để tưới rau sống
-Giữ vệ sinh cho người và động vật, vệ sinh môi trường; 
-Tuyên truyền vệ sinh, an toàn thực phẩm, không ăn thịt lợn, bò gạo
-Tẩy giun định kì(1 năm 2 lần)
(0,5đ)*Chống giun: Uống thuốc xổ giun
Câu 4. (1,5đ)
(1,5đ)*Trình bày vòng đời của giun đũa : Giun đũa trưởng thành đẻ trứngÝ trứng ra ngoài theo phânÝ Ấu trùng trong trứng bám vào rau,củ,quảÝ Vào ruột người
(0,5đ) *Do thói quen mút tay của trẻ đưa trứng giun quay vào cơ thể nhanh nhất khép kín vòng đời. 
Câu 5. (2đ) 
*Ngành giun đốt tiến hóa hơn ngành giun tròn ở những điểm sau:
(0,5đ) - Có khoang cơ thể chính thức.
(0,5đ) - Xuất hiện hệ tuần hoàn
(0,25đ) - Hệ thần kinh phát triển hơn: kiểu chuỗi hạch
(0,25đ) - Hệ tiêu hóa phân hóa rõ hơn
*Vì sao nói giun đất là bạn của nhà nông :
(0,5đ) Giun đất trong quá trình đào hang làm đất tơi xốp , tăng độ phì nhiêu cho đất , tiết chất nhầy làm mềm đất , phân giun có cấu trúc hạt tròn làm đất tăng độ tơi xốp và thoáng khí.
2.Chuẩn bị của trò: Ôn lại kiến thức theo sự hướng dẫn của giáo viên
III.Phương pháp: Kiểm tra tự luận
IV. Tiến hành lên lớp:
	1) Tổ chức: 	- Kiểm tra sĩ số
	- Yêu cầu của tiết kiểm tra.
	2) Phát đề: 	Mỗi học sinh nhận 1 đề in sẵn trên giấy A4, 2 mã đề
	3) Học sinh làm bài:
	4) Thu bài và nhận xét giờ học:
	5) Dặn dò cho tiết sau: 
	- Chuẩn bị trai, hến, sò cho tiết sau.
	- Đọc trước bài "trai sông"
	- Quan sát cách di chuyển của trai hoặc hến khi ngâm trong chậu.
V. Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:

File đính kèm:

  • docKiem tra 1 tiet sinh 7 gio linh2010.doc