Giáo án môn Sinh học Lớp 7 - Chương trình giảng dạy học kỳ I - Năm học 2011-2012

I. Mục tiêu:

 a. Kiến thức:

 - Giúp hs hiểu được thế giới động vật đa dạng và phong phú về: Loài, kích thước, số lượng cá thể và môi trường sống.

 - Hs xác định được nước ta được thiên nhiên ưu đãi nên có một thế giới động vật đa dạng và phong phú như thế nào.

 b. Kĩ năng:

 - Rèn kĩ năng quan sát, so sánh và hoạt động nhóm.

 c. Thái độ:

 - Giáo dục hs yêu quý và bảo vệ động vật, nhất là động vật quý hiếm.

 II. Chuẩn bị:

 - Gv: Tư liệu về thế giới động vật.

 - Hs: Xem trước sgk.

 III. Phương pháp dạy học:

 - Hoạt động nhóm.

 - Vấn đáp.

 IV. Tiến trình:

 I. Mục tiêu:

 a. Kiến thức:

 - Giúp hs phân biệt động vật với thực vật. Thấy chúng có những đặc điểm chung của sinh vật, nhưng chúng cũng khác nhau về một số đặc điểm cơ bản.

 - Nêu được các đặc điểm của động vật, để nhận biết chúng trong thiên nhiên.

 - Phân biệt được động vật có xương sống (đvcxs) và động vật không xương sống (đvkxs). Vai trò của chúng trong thiên nhiên và trong đời sống con người.

 b. Kĩ năng:

 - Rèn kĩ năng nhận biết các động vật trong thực tế.

 c. Thái độ:

 - Giáo dục hs yêu thiên nhiên.

 II. Chuẩn bị:

 Gv: Bảng phụ kẻ bảng 1 so sánh động vật vớ thực vật.

 Hs: xem lại cấu tạo tbtv và xem trước sgk.

 III. Phương pháp dạy học:

 Đặt và giải quyết vấn đề theo nhóm.

 IV. Tiến trình:

 I. Mục tiêu:

 * Chương:

 a. Kiến thức:

 - Giúp hs làm quen với một ngành đv có cấu tạo và mức độ tổ chức cơ thể thấp.

 - Củng cố kiến thức sai khác giữa đv và tv, qua đó phân tích cấu tạo của Trùng roi để thấy rỏ nét thống nhất về nguồn gốc đv và tv.

 - Phân tích cấu tạo tập đoàn vôn vốc thấy được mối quan hệ giữa đv đa bào và đv đơn bào.

 - Hiểu rỏ tầm quan trọng của đvns đặc biệt là nhóm đv kí sinh gây hại cho người và gia súc. Các khái niệm cơ bản.

 b. Kĩ năng:

 - Rèn kĩ năng hoạt động nhóm, phân tích vấn đề.

 c. Thái độ:

 - Giáo dục Hs ý thức vệ sinh môi trường và vệ sinh cá nhân.

 * Bài:

 a. Kiến thức:

 - Giúp hs phân biệt về nơi sống của đvns.

 - Quan sát, nhận biết trùng roi, trùng giày trên tiêu bản kính hiển vi, thấy được cấu tạo và cách di chuyển của chúng.

 b. Kĩ năng:

 - Rèn kỉ năng sử dung kính hiển vi và thái độ học tập của các em.

 c. Thái độ:

 - Giáo dục tính cẩn thận khi sử dụng khv.

 II. Chuẩn bị:

 Gv: KHV, lam kính, kim mũi mác.

 Hs: Mẫu vật như tiết trước đã dặn.

 III. Phương pháp dạy học:

 

doc92 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 592 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án môn Sinh học Lớp 7 - Chương trình giảng dạy học kỳ I - Năm học 2011-2012, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 I trả lời.
V. Rút kinh nghiệm:
 -------------------------------------------------o0o-----------------------------------------------
Tuần 8 Ngày dạy//2010
Tiết 16 Bài 16 THỰC HÀNH MỔ VÀ QUAN SÁT GIUN ĐẤT.
 I. Mục tiêu:
 a. Kiến thức:
 - Giúp hs nhận biết, tìm tòi, quan sát cấu tạo trong của giun đất như: Sự phân đốt cơ thể, các vòng tơ xung quanh mỗi đốt, đai sinh dục, lổ miệng, hậu môn và lổ sinh dục đực, cái.
 b. Kĩ năng:
 - Biết mổ động vật không xương sống (mổ mặt lưng trong môi trường ngập nước)
 - Rèn kĩ năng mổ và cắm ghim để cố định mẫu vật trên chậu mổ, thưc hiện các vết cắt, phanh cơ thể, chú thích và vẽ hình.
 c. Thái độ:
 Giáo dục ý thức tự giác, kiên trì và tinh thần hợp tác nhóm trong thực hành, giữ vệ sinh và trật tự trong giờ học. 
 II. Chuẩn bị:
 Gv: Bộ đồ mổ, khay mổ, bông thấm và trnh 16.3 sgk trang 58.
 Hs: Xem trước bài và mỗi nhóm 2 con giun (trùng hổ).
 III. Phương pháp dạy học:
 Quan sát trực quan, thực hành.
 Hợp tác nhóm.
 IV. Tiến trình:
1. Ổn định: ktss lớp.
2. Ktbc:
 Gv kiểm tra sự chuẩn bị của hs.
 Gv chia hs theo nhóm qui định và phân phát dụng cụ.
3. Bài mới:
Nội dung
Cách tiến hành
Nhận xét - Giải thích
* Hđ 1: Tìm hiểu cấu tạo ngoài:
1. Xử lí:
2. Quan sát 
Cấu tạo 
ngoài.
* Hđ 2: Mổ và quan sát cấu tạo trong:
1. Cách mổ
2. Quan sát cấu tạo trong.
 - Gv yêu cầu hs quan sát h16.1 B,C.
 - Nghiên cứu mục yêu cầu xác định các bộ phận của cơ thể giun. Xác định vòng tơ – Kéo lê giun đất trên tờ giấy cứng sẽ nghe tiếng lạo xạo.
 - Xác định mặt lưng, mặt bụng, đai sinh dục.
 Sau đó Gv gọi đại diện 1 nhòm báo cáo kết quả bằng cách hs chú thích hình.
 => Kết luận.
 Gv yêu cầu hs quan sát h16.2 và nghiên cứu thông tin. Tiến hành gồm 4 bước như sgk trang 57.
 Gv có thể cho hs nêu 4 bước và hướng dẫn hs tiến hành.
 *Lưu ý: ĐVKXS mổ mặt lưng.
 Hs tiến hành như hướng dẫn.
 Gv quan sát cách mổ của hs và đánh giá sản phẩm. 
 - Vì sao mổ chưa đúng hay nát nội quan?
 Gv cho hs đổ nước vào mẫu mổ.
 Gv hướng dẫn hs dùng kẹp kéo nhẹ nội quan và quan sát h16.3A nhận biết các nội quan. Yêu cầu hs chú thích h16.3C.
1. Cấu tạo ngoài: gồm miệng, đốt cơ thể, vòng tơ xung quanh đốt, đai sinh dục, lổ sinh dục đực, cái.
 2. Cấu tạo trong:
 - Hệ tiêu hóa gồm: Miệng, hầu, thực quản, dạ dày, ruột, ruột tịt.
 - Hệ thần kinh có hạch não, vòng hầu, chuỗi hạch bụng. 
4. Củng cố - luyện tập:
 Hs hoàn thành bảng thu hoạch – chú thích hình vẽ.
 Cho hs thu dọn vệ sinh.
 Gv nhận xét tiết thực hành: Ý thức, vệ sinh, trật tự và đánh giá bài thu hoạch. 
5. Dặn dò – hướng dẫn hs làm bài tập về nhà:
 - Vẽ hình 16.3 vào vỡ soạn.
 - Xem trước bài “ Một số giun giun đốt khác và đặc điểm chung của ngành giun đốt”:
 + Hoàn thành các yêu cầu sgk.
 + Kẻ bảng sgk vào tập và hoàn thành.
V. Rút kinh nghiệm:
 -------------------------------------------------o0o-----------------------------------------------
Tuần 9 Ngày dạy//2010
Tiết 17 
 Bài 17 MỘT SỐ GIUN ĐỐT KHÁC VÀ ĐẶC ĐIỂM CHUNG 
 CỦA NGÀNH GIUN ĐỐT.
 I. Mục tiêu:
 a. Kiến thức:
 Mở rộng hiểu biết về các Giun đốt (Giun đỏ, đỉa, rươi, vắt...) từ đó thấy được tính đa dạng của ngành này
 Trình bày được các vai trò của giun đất trong việc cải tạo đất nông nghiệp.
 b. Kĩ năng:
 Rèn kĩ năng quan sát, so sánh, ứng xử và giao tiếp trong thảo luận nhóm.
 Rèn kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin, tự tin, lắng nghe.
 c. Thái dộ:
 Giáo dục hs có ý thức bảo vệ môi trường, biết bảo vệ động vật có ích.
 II. Chuẩn bị:
 Gv: Bảng phụ kẻ bàng trong sgk trang 60.
 Hs: Xem lại đặc điểm cấu tạo của giun đất.
 III. Phương pháp dạy học:
 Quan sát trực quan.
 Đặt và giải quyêt vấn đề trong nhóm. 
 IV. Tiến trình:
1. Ổn định: ktss lớp.
2. Ktbc:
Gv giới thiệu bài mới.
3. Bài mới:
* Hđ 1: Tìm hiểu 1 số giun đốt khác:
 Gv yêu cầu hs nghiên cứu thông tin và quan sát h17.1, 2, 3 sgk trang 59.
 Gv hướng dẫn hs: Ở các loài giun hình sgk, yêu cầu hs trả lời câu hỏi về: Lối sống, môi trường sống vào bảng 1. Để hs thấy rỏ sự đa dạng của ngành giun đốt bằng các từ gợi ý.
 Hs hoàn thành bảng – Cho hs khác nhận xét và bổng sung.
 Kết luận: 
 - Kể tên và cho biết môi trường sống của 1 số giun đốt khác mà em biết?
 - Lối sống của chúng ntn?
* Hđ 2: Tìm hiểu đặc điểm chung của ngành:
 Gọi hs đọc to thông tin sgk sau đó Gv giải thích thêm: Chi bên có nhiều tơ do đời sống thay đổi nên chi bên tiêu giảm...
 Yêu cầu hs thảo luận nhóm 4’: Đánh dấu vào bảng 2 sgk trang 60.
 Hs hoàn thành bảng – Hs khác nhận xét
 Gv gọi hs rút ra Đặc điểm chung.
* Gv cho hs làm bài tập sgk trang 61.
 + Làm thức ăn cho người như rươi.
 + Làm thức ăn cho động vật như giun đất, giun đỏ.
 + Làm đất tơi xốp, thoáng khí như giun đất.
 + Có hại cho người và động vật : Đĩa, vắt.
 Gọi hs kết luận về vai trò của giun đốt.
* Giáo dục hs ý thức bảo vệ các loài động vật có ích: Gây nuôi
4. Củng cố - luyện tập:
 Gọi hs đọc ghi nhớ sgk.
 - Nêu đặc điểm chung của ngành giun đốt?
5. Dặn dò – hướng dẫn hs làm bài tập về nhà:
 - Học thuộc bài, trả lời câu hỏi sgk trang 61.
 - Làm thí nghiêm h17.4 sgk trang 61.
 - Học bài và ôn lại toàn bộ kiến thức đã học để chuẩn bị kiểm tra 1 tiết.
 I. Một số giun đốt thường gặp:
 - Giun đốt có nhiều loài như: Vắt, đỉa, rươi, giun đỏ Chúng sống ở các môi trường khác nhau như: Đất ẩm, nước, lá cây
 - Giun đốt có thể sống tự do, định cư hoặc chui rúc.
 II. Đặc điểm chung.
 - Cơ thể phân đốt, có thể xoang.
 - Ống tiêu hóa phân hóa.
 - Hệ tuần hoàn kín, máu màu đỏ.
 - Hệ thần kinh dạng chuỗi hạch.
 - Hô hấp qua da hay mang.
 - Giác quan phát triển.
 - di chuyển nhờ tơ hay thành cơ thể.
 * Vai trò:
 - Lợi ích: Làm thức ăn cho người và động vật. Làm đất tơi xốp, thoáng khí và màu mở.
 - Tác hại: Hút máu người và động vật. 
V. Rút kinh nghiệm:
 -------------------------------------------------o0o-----------------------------------------------
Tuần 9 Ngày dạy//2010
Tiết 18 KIỂM TRA 1 TIẾT.
 I. Mục tiêu:
 a. Kiến thức:
 Kiểm tra lại việc tiếp thu và nắm bắt kiến thức của hs ở các ngành: ĐVNS, ruột khoang, các ngành giun đã học.
 b. Kĩ năng:
 Rèn luyện được năng lực tư duy: phân tích, đối chiếu, so sánh, tổng hợp, khái quát hóa các sự kiện, hiện tượng sinh học...
 Rèn kĩ năng trình bày vấn đề bằng kênh chữ.
 c. Thái độ: 
 Giáo dục hs tính trung thực, cẩn thận khi làm bài và ý thức học tập của hs.
 II. Ma trận:
Nội dung chính
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng cấp độ thấp
Vận dụng cấp độ cao.
Chương 1: Ngành ĐVNS.
1
1
Chương 2: Ngành ruột khoang.
1
Chương 3: Các ngành giun.
1
Tổng số câu hỏi.
2
1
1
% điểm.
50%
30%
20%
 III. Đề1.
 Câu 1: Nêu cấu tạo, cách di chuyển và dinh dưỡng của trùng roi xanh?(2,5 điểm).
 Câu 2: Trùng kiết lị có hại như thế nào với sức khỏe con người? (3 điểm).
 Câu 3: Nêu đặc điểm chung của ngành rột khoang? (2,5 điểm).
 Câu 4: Muốn tiêu diệt sán lá gan chúng ta cần phải làm gì? (2 điểm).
 IV. Đáp án:
 Câu 1: ( 2,5 điểm).
 - Cấu tạo: Cơ thể trùng roi là 1 tb hình thoi, có nhân, chất nguyên sinh chứa hạt diệp lục và hạt dự trữ. Có điểm mắt và không bào co bóp. (1đ)
 - Di chuyển: nhờ roi xoáy vào nước. (0,5đ)
 - Dinh dưỡng:
 + Tự dưỡng và dị dưỡng.(0,25đ)
 + Hô hấp nhờ sự trao đổi khí qua màng tế bào.(0,5đ)
 + Bài tiết nhờ không bào co bóp.(0,25đ)
 Câu 2: (3 điểm)
 Trùng kiết lị có hại với sức khỏe con người:
 Bào xác trùng kiết lị theo thức ăn, nước uống vào ống tiêu hóa người. Đến ruột, trùng kiết lị chui ra khỏi bào xác, gây các vết loét ở niêm mạc ruột rồi nuốt hồng cầu ở đó để tiêu hóa chúng. (2đ) 
 Bệnh nhân đau bụng, đi ngoài, phân có lẫn máu và nhày như nước mũi.(1đ)
 Câu 3: (2,5 điểm)
 Đặc điểm chung của ngành rột khoang:
 - Cơ thể có đối xứng tỏa tròn. .(0,5đ)
 - Thành cơ thể có 2 lớp tế bào. .(0,5đ)
 - Ruột dạng túi. .(0,5đ)
 - Dinh dưỡng bằng cách dị dưỡng. .(0,5đ)
 - Tự vệ và tấn công bằng tế bào gai. .(0,5đ)
 Câu 4: (2 điểm).
 Muốn tiêu diệt sán lá gan chúng ta cần phải:
 - Cắt đứt vòng đời của chúng như: Diệt ốc, xử lí phân, diệt trứng, xử lí rau để diệt kén.(1đ)
 - Vệ sinh ăn uống và vệ sinh môi trường. .(1đ)
 Tổng cộng 10 điểm.
V. Rút kinh nghiệm:
 -------------------------------------------------o0o-----------------------------------------------
Tuần 10 Ngày dạy//2010
Tiết 19 CHƯƠNG IV NGÀNH THÂN MỀM.
Bài 18 TRAI SÔNG.
 I. Mục tiêu:
 *Chương:
 a. Kiến thức:
 -Nêu được khái niệm ngành Thân mềm. Trình bày được các đặc điểm đặc trưng của ngành.
 - Nêu được tính đa dạng của Thân mềm qua các đại diện khác của ngành này như ốc sên, hến, vẹm, hầu, ốc nhồi,...
 - Nêu được các vai trò cơ bản của Thân mềm đối với con người.
 b. Kĩ năng.
 - Quan sát các bộ phận của cơ thể bằng mắt thường hoặc kính lúp.
 - Quan sát, phân tích, đối chiếu, khái quát, tìm kiếm và xử lí thông tin.
 - Rèn kĩ năng hợp tác và lắng nghe tích cực
 c. Thái độ: Giáo dục hs tích cực học tập, có ý thức bảo vệ động vật có ích và hạn chế các động vật có hại trong ngành thân mềm. 
 * Bài:
 a. Kiến thức:
 - Mô tả được các chi tiết cấu tạo, đặc điểm sinh lí của đại diện ngành Thân mềm (trai sông). Trình bày được tập tính của Thân mềm.
 - Giải thích được đặc điểm cấu tạo của trai thích nghi với đời sống trong bùn cát.
 - Nắm được cách dinh dưỡng và sinh sản của trai
 b. Kĩ năng:
 - Quan sát các bộ phận của cơ thể bằng mắt thường hoặc kính lúp.
 - Quan sát, phân tích, đối chiếu, khái quát, tìm kiếm và xử lí thông tin.
 - Rèn kĩ năng hợp tác và lắng nghe tích cực.
 c.Thái độ: Giáo dục hs ý thức học tập tích cực và bảo vệ động vật có ích.
 II. Chuẩn bị:
 Gv: Tranh h 18.3 sgk trang 63. Khay mổ, kính lúp, dao mổ.
 Hs: Xem trước thông tin sgk, mỗi nhóm 2 con chem chép.
 III. Phương pháp dạy học:
 Quan sát trực quan.
 Đặt và giải quyêt vấn đề trong nhóm. 
 IV. Tiến trình:
1. Ổn định: ktss lớp.
2. Ktbc:
 Gv nhận xét bài kiểm tra 1 tiết.
 Gv giới thiệu chương và bài như sgk. trang 62.
3. Bài mới:
*Hđ 1: Tìm hiểu hình dạng cấu tạo ngoài:
 Gv yêu cầu hs quan sát hình hoặc mẫu vật thật chem chép (Nếu có) và nghiên cứu thông tin sgk trang 

File đính kèm:

  • docsinh 7.doc