Giáo án môn Sinh học Lớp 7 - Bài 8: Thuỷ tức

II. Cấu tạo trong.

- Thành cơ thể gồm 2 lớp:

+ Lớp ngoài: TB gai, TB thần kinh, TB mô bì - cơ.

+ Lớp trong: TB mô cơ - tiêu hóa.

+ Giữa 2 lớp là tầng keo mỏng.

+ Lỗ miệng thông với khoang tiêu hóa ở giữa (gọi là ruột túi).

III. Dinh dưỡng

- Thủy tức bắt mồi bằng tua miệng, quá trình tiêu hóa thức ăn thực hiện ở khoang tiêu hóa nhờ dịch từ TB tuyến, thải bã qua lỗ miệng

- Sự trao đổi khí được thực hiện qua thành cơ thể.

 

doc3 trang | Chia sẻ: thetam29 | Ngày: 08/02/2022 | Lượt xem: 406 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Sinh học Lớp 7 - Bài 8: Thuỷ tức, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 16/09/2010 	Ngày giảng: 18/09/2010
Tiết thứ: 8
Chương 2: ngành ruột khoang
bài 8: ThủY TứC
1. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này, HS phải:
 a. Kiến thức:
 - Trình bày được khái niệm về ngành Ruột khoang, nêu được những đặc điểm chung của Ruột khoang
 - Mô tả được hình dạng, cấu tạo, dinh dưỡng của Thủy tức 
 b. Kĩ năng:
 - Rèn kĩ năng quan sát, phân tích, tổng hợp, so sánh
 - Kĩ năng tự nghiên cứu và hoạt động nhóm
 c. Thái độ: Giáo dục lòng yêu thích môn học
2. Chuẩn bị của GV & HS
 Tranh vẽ H8.1, H8.2
3. Tiến trình bài dạy
1. Ổn định tổ chức:
 Lớp 7A (18/09/2010): T/số: vắng: 
 Lớp 7B (18/09/2010): T/số: vắng: 
a. Kiểm tra bài cũ:
 - Nªu ®Æc ®iÓm chung cña §VNS?
 - Nªu vai trß thùc tiÔn cña §VNS?
b. Bài mới
Đặt vấn đề: Đa số Ruột khoang sống ở biển. Thủy tức là một trong rất ít đại diện sống ở nước ngọt, có cấu tạo đặc trưng cho Ruột khoang
Hoạt động 1: Hình dạng ngoài và di chuyển
+ Mục tiêu: HS nêu được hình dạng bên ngoài và cách di chuyển của thủy tức
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
- GV treo tranh H8.1, 8.2 yêu cầu HS quan sát, đọc thông tin SGK và thảo luận: 
 + Trình bày cấu tạo ngoài của thủy tức?
 + Thủy tức di chuyển như thế nào? Mô tả bằng lời 2 cách di chuyển?
- GV hoàn thiện kiến thức cho HS
- HS đọc thông tin, quan sát và thảo luận sau đó trình bày, nhận xét, bổ sung rồi rút ra kết luận
I. Hình dạng ngoài và di chuyển
- Cấu tạo ngoài:
 + Hình trụ dài, phần dưới là đế, phần trên là lỗ miệng, xung quanh có tua miệng
 + Cơ thể đối xứng tỏa tròn
- Di chuyển: Kiểu sâu đo, kiểu lộn đầu
Hoạt động 2: Tìm hiểu cấu tạo trong
+ Mục tiêu: HS nêu được cấu tạo trong và chức năng một số tế bào của thủy tức
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
- GV yêu cầu quan sát H8.3, đọc thông tin trong SGK và thảo luận:
 + Xác định và ghi tên từng loại tế bào vào ô trống của bảng?
+ Khi chọn tên loại TB ta dựa vào đặc điểm nào?
- GV trình bày cấu tạo trong của thủy tức 
- HS quan sát tranh và hình ở bảng SGK
- HS đọc thông tin về chức năng của từng loại TB, thảo luận nhóm thống nhất câu trả lời 
- Đại diện các nhóm đọc kết quả, nhóm khác bổ sung.
II. Cấu tạo trong.
- Thành cơ thể gồm 2 lớp:
+ Lớp ngoài: TB gai, TB thần kinh, TB mô bì - cơ.
+ Lớp trong: TB mô cơ - tiêu hóa.
+ Giữa 2 lớp là tầng keo mỏng.
+ Lỗ miệng thông với khoang tiêu hóa ở giữa (gọi là ruột túi).
Hoạt động 3: Tìm hiểu hoạt động dinh dưỡng.
+ Mục tiêu: HS nêu được cách dinh dưỡng của thủy tức
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
- GV yêu cầu HS quan sát H8.1, đọc thông tin SGK trao đổi nhóm trả lời câu hỏi:
+ Thủy tức đưa mồi vào miệng bằng cách nào?
+ Nhờ loại TB nào của cơ thể thủy tức tiêu hóa được mồi?
+ Thủy tức thải bã bằng cách nào?
+ Thủy tức dinh dưỡng bằng cách nào?
- GV cho HS tự rút ra kết luận.
- HS quan sát tranh tua miệng TB gai, đọc thông tin SGK, trao đổi nhóm thống nhất câu trả lời 
- Đại diện nhóm trình bày kết quả, nhóm khác nhận xét bổ sung.
III. Dinh dưỡng
- Thủy tức bắt mồi bằng tua miệng, quá trình tiêu hóa thức ăn thực hiện ở khoang tiêu hóa nhờ dịch từ TB tuyến, thải bã qua lỗ miệng
- Sự trao đổi khí được thực hiện qua thành cơ thể.
Hoạt động 4: Sinh sản
+ Mục tiêu: HS nêu được cách sinh sản của thủy tức
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
- GV yêu cầu HS đọc SGK và trả lời câu hỏi.
 + Thủy tức có những kiểu sinh sản nào?
 + Tại sao thủy tức là động vật đa bào bậc thấp?
- HS đọc SGK và trả lời: 
+ U mọc trên cơ thể thủy tức mẹ.
+ Tuyến trứng và tuyến tinh trên cơ thể mẹ
IV. Sinh sản
- Các hình thức sinh sản.
+ Sinh sản vô tính: Bằng cách mọc chồi
+ Sinh sản hữu tính: sự kết hợp tinh trùng và trứng
+ Tái sinh: 1 phần cơ thể tạo nên cơ thể mới.
c. Củng cố - Luyện tập
- HS đọc ghi nhớ SGK
- Trình bày cấu tạo ngoài và cấu tạo trong của thủy tức?
- Nêu các hình thức sinh sản của thủy tức?
d. Hướng dẫn HS học ở nhà
- Học bài và trả lời câu hỏi cuối bài
- Đọc mục “Em có biết”
- Chuẩn bị bài 9: Đa dạng của ngành ruột khoang

File đính kèm:

  • docgiao_an_mon_sinh_hoc_lop_7_bai_8_thuy_tuc.doc
Giáo án liên quan