Giáo án môn Sinh học Lớp 7 - Bài 21: Đặc điểm chung và vai trò của ngành thân mềm

1. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này, HS phải:

 a. Kiến thức:

- Nêu được tính đa dạng của Thân mềm qua các đại diện khác của ngành này như ốc sên, hến, vẹm, hầu, ốc nhồi,.

- Nêu được các vai trò cơ bản của ngành Thân mềm đối với con người

 b. Kĩ năng:

 - Rèn kĩ năng quan sát, phân tích, tổng hợp, so sánh

 - Kĩ năng tự nghiên cứu và hoạt động nhóm

 c. Thái độ: Có ý thức yêu thích bộ môn

 

doc4 trang | Chia sẻ: thetam29 | Ngày: 08/02/2022 | Lượt xem: 405 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Sinh học Lớp 7 - Bài 21: Đặc điểm chung và vai trò của ngành thân mềm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
30/10/2011
Ngày giảng:
Sinh
7
A
:
01/11/2011
Sinh
7
D
:
03/11/2011
BÀI 21: ĐẶC ĐIỂM CHUNG VÀ 
VAI TRÒ CỦA NGÀNH THÂN MỀM
1. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này, HS phải:
 a. Kiến thức:
- Nêu được tính đa dạng của Thân mềm qua các đại diện khác của ngành này như ốc sên, hến, vẹm, hầu, ốc nhồi,...
- Nêu được các vai trò cơ bản của ngành Thân mềm đối với con người
 b. Kĩ năng:
 - Rèn kĩ năng quan sát, phân tích, tổng hợp, so sánh
 - Kĩ năng tự nghiên cứu và hoạt động nhóm
 c. Thái độ: Có ý thức yêu thích bộ môn
2. Chuẩn bị của GV & HS
 a. GV
 - Chuẩn bị tranh vẽ H21.1, bảng phụ 
 b. HS
3. Tiến trình bài dạy
a. Kiểm tra bài cũ : (Không kiểm tra)
 b. Dạy bài mới
 * Đặt vấn đề vào bài mới : Ngành thân mềm có số loài rất lớn, chúng có cấu tạo và lối sống phong phú. Bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu đặc điểm và vai trò của thân mềm.
Hoạt động 1: (18’)
Tìm hiểu đặc điểm chung
Mục tiêu: Thông qua bài tập HS thấy được sự đa dạng của thân mềm và rút ra được đặc điểm của ngành.
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
Nội dung
- GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK, quan sát hình 21 thảo luận nhóm và hoàn thành nội dung bảng 1 SGK
- GV treo bảng phụ lên bảng, gọi đại diện một nhóm lên bảng chữa bảng trên bảng.
.
- HS quan sát hình vận dụng các kiến thức đã biết hoạt động nhóm để hoàn thành bảng
-HS: Đại diện một nhóm lên hoàn thành bảng. Các nhóm khác theo dõi nhận xét bổ sung và hoàn thành bảng.
I. Đặc điểm chung
Bảng 1. Đặc điểm chung của thân mềm
 Các đặc
 điểm
Đại diện
Nơi sống
Lối sống
Kiểu vỏ đá vôi
Đặc điểm cơ thể
Khoang áo phát triển
Thân mềm
Không phân đốt
Phân đốt
1. Trai sông
Nước ngọt
Vùi lấp
2 mảnh
X
X
X
2. Sò
Nước lợ
Vùi lấp
2 mảnh
X
X
X
3. Ốc sên
Cạn
Bò chậm
Xoắn ốc
X
X
X
4. Ốc vặn
Nước ngọt
Bò chậm
Xoắn ốc
X
X
X
5. Mực
Biển
Bơi nhanh
Tiêu giảm
X
X
X
-GV: Yêu cầu HS cả lớp từ nội dung kiến thức của bảng trả lời các câu hỏi sau.
? Nhận xét sự đa dạng của thân mềm?
? Ngành thân mềm có đặc điểm chung nào??
- HS nêu được:
+ Đa dạng:
- Kích thước
- Cấu tạo cơ thể
- Môi trường sống
- Tập tính
-HS: TL→
- Đặc điểm chung của thân mềm:
+ Thân mềm không phân đốt, có vỏ đá vôi.
+ Có khoang áo phát triển
- Hệ tiêu hoá phân hoá.
Hoạt động 2: (17’)
Vai trò của thân mềm
+ Mục tiêu: Trình bày được ý nghĩa thực tiễn của thân mềm và lấy được các cí dụ cụ thể ở địa phương 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
- GV : yêu cầu HS hoàn thành bảng 2 tr.72 SGK.
-GV: Gọi từng HS đứng tại chỗ trả lời từng nội dung của bảng. GV ghi nội dung trả lời vào bảng HS khác bổ sung hoàn thiện.
- HS : dựa vào kiến thức trong chương và các hiểu biết thực tế để hoàn thành bảng 2 
-HS: hoạt động theo các yêu cầu của GV
II. Vai trò
Bảng 2. Ý nghĩa thực tiễn của ngành Thân mềm
STT
Ý nghĩa thực tiễn
Tên đại diện thân mềm có ở địa phương
1
Làm thực phẩm cho người
Mực, sò, ngao, hến, trai ,ốc
2
Làm thức ăn cho động vật khác
Sò, hến, ốc ... và trứng, ấu trùng của chúng
3
Làm đồ trang sức
Ngọc trai
4
Làm vật trang trí
Xà cừ, vỏ ốc, vỏ trai, vỏ sò...
5
Làm sạch môi trường nước
Trai, sò, hầu, vẹm...
6
Có hại cho cây trồng
Các loài ốc sên
7
Làm vật chủ trung gian truyền bệnh giun sán
ốc ao, ốc mút, ốc tai...
8
Có giá trị xuất khẩu
Mực, bào ngư, sò huyết...
9
Có giá trị về mặt địa chất
Hóa thạch một số vỏ ốc, vỏ sò...
-?: Qua nội dung của bảng trên hãy phân tích mặt có lợi ? Mặt có hại của các đại diện trong ngành thân mềm ?
-?: Hãy kể một số hoạt động của con người khai thác mặt có lợi của thân mềm ?
-?: Chúng ta làm gì để giảm các tác hại do động vật ngành thân mềm gây ra ?
-HS: TL→
-HS: Nuôi trai lấy ngọc, nuôi sò, đánh bắt mực bạch tuộc. Bỏ vài con trai vào bể nước
-HS: Tiêu diệt ốc sên, ốc bươu vàng. Khi ăn phải đun kỹ tránh sán.
* Lợi ích:
- Làm thực phẩm cho người 
- Nguyên liệu xuất khẩu.
- Làm thức ăn cho động vật.
- Làm sạch môi trường nước
- Làm đồ trang trí, trang sức
* Tác hại:
 - Là vật trung gian truyền bệnh
- Ăn hại cây trồng.
c. Củng cố - Luyện tập (8’)
- HS đọc ghi nhớ SGK
- Chọn câu trả lời đúng nhất :
1. Mực và ốc sên thuộc ngành thân mềm vì :
a. Thân mềm, không phân đốt
b. Có khoang áo phát triển
c. Cả a và b
2. Đặc điểm nào dưới đây chứng tỏ mực thích nghi với lối di chuyển tốc độ nhanh
a. Có vỏ cơ thể tiêu giảm
b. Có cơ quan di chuyển phát triển
c. Cả a và b
3. Những thân mềm nào dưới đây có hại :
a. Ốc sên, trai, sò	b. Mực, hà biển, hến
c. Ốc sên, ốc đỉa, ốc bươu vàng 
d. Hướng dẫn HS học ở nhà (2’)
- Học bài và trả lời câu hỏi cuối bài
- Đọc mục “ Em có biết” 
- Chuẩn bị bài 22: Tôm sông 

File đính kèm:

  • docgiao_an_mon_sinh_hoc_lop_7_bai_21_dac_diem_chung_va_vai_tro.doc