Giáo án môn Sinh học Lớp 6 - Tiết 67: Kiểm tra học kỳ II
1. Mục tiêu
a. Kiến thức:
- Kiểm tra những kiến thức cơ bản của HS trong học kỳ II.
+ Giúp học sinh nắm được đđ chung của thực vật, và phân biệt được cây hạt trần và cây hạt kín.
+ Nắm được đđ chủ yếu, phân biệt lớp 1 lá mầm và lớp 2 lá mầm.
+ Phân loại thực vật, giúp học sinh hiểu và hình dung khái hóa sự phân chia giới thực vật qua các quá trình phát triển.
+ Thực vật có vai trò như thế nào trong đời sống. Biết được thực vật đã góp phần điều hòa khí hậu, ngăn bụi, diệt vi khuẩn qua đó biết được sự đa dạng của thực vật. Ngoài ra vi khuẩn là 1 sinh vật nhỏ bé, đã góp phần làm sạch môi trường.
+ Cũng cố kiến thức nấm và địa y.
b. Kĩ năng:
- Rèn kỹ năng tư duy, làm việc độc lập.
- KNS: Vận dụng kiến thức ứng dụng vào thực tế, hoàn thành tốt các bài kiểm tra.
Ngày soạn: 23/04/2012 Ngày giảng: Sinh 6 A 67 #N/A Sinh 6 B 67 #N/A Sinh 6 C 67 #N/A Sinh 6 D 67 #N/A Sinh 6 E 67 #N/A Tiết 67 KIỂM TRA HỌC KỲ II 1. Mục tiêu a. Kiến thức: - Kiểm tra những kiến thức cơ bản của HS trong học kỳ II. + Giúp học sinh nắm được đđ chung của thực vật, và phân biệt được cây hạt trần và cây hạt kín. + Nắm được đđ chủ yếu, phân biệt lớp 1 lá mầm và lớp 2 lá mầm. + Phân loại thực vật, giúp học sinh hiểu và hình dung khái hóa sự phân chia giới thực vật qua các quá trình phát triển. + Thực vật có vai trò như thế nào trong đời sống. Biết được thực vật đã góp phần điều hòa khí hậu, ngăn bụi, diệt vi khuẩnqua đó biết được sự đa dạng của thực vật. Ngoài ra vi khuẩn là 1 sinh vật nhỏ bé, đã góp phần làm sạch môi trường. + Cũng cố kiến thức nấm và địa y. b. Kĩ năng: - Rèn kỹ năng tư duy, làm việc độc lập. - KNS: Vận dụng kiến thức ứng dụng vào thực tế, hoàn thành tốt các bài kiểm tra. c. Thái độ: - Ý thức trung thực, tự tin trong quá trình làm kiểm tra. 2. Chuẩn bị của GV và HS a.Chuẩn bị của giáo viên: - Thiết lập ma trận. Giới hạn chương trình từ tuần 26 à 34. Tên chủ đề (Nội dung chương) Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cấp độ thấp Cấp độ cao Chương VIII: Các nhóm thực vật (9 tiết) - So sánh được thực vật thuộc lớp một lá mầm với thực vật thuộc lớp 2 lá mầm. 15%% = 1,5 điểm 100% = 1,5 điểm Chương IX: Vai trò của thực vật. (5 tiết) - Nêu được vai trò của thực vật đối với động vật và người. 20% = 2,0 điểm 100% = 2,0 điểm Chương X: Vi khuẩn – Nấm – Địa y (4 tiết) - Mô tả được vi khuẩn là sinh vật nhỏ bé, tế bào chưa có nhân. - Nêu được cấu tạo, vai trò của địa y. - Nêu được nấm và vi khuẩn gây nên một số bệnh cho cây, động vật và người. 65% = 6,5 điểm 76,9% = 5,0 điểm 23,1% = 1,5 điểm Tổng số câu: 5 100% = 10 điểm 2 câu 5,0 điểm 50% 2 câu 3,5 điểm 35% 1 câu 1,5 điểm 15% b.Chuẩn bị của học sinh: - Ôn tập kiến thức đã học. 3. Kiểm tra 1. Ổn định lớp: nắm sĩ số. 2. Phát đề: ĐỀ CHẴN Câu 1: (1,5 điểm) Phân biệt cây thuộc lớp 1 lá mầm và lớp 2 lá mầm? Câu 2: (1,5 điểm) Chỉ ra nấm có đặc điểm gì giống vi khuẩn? Câu 3: (3,0 điểm) Nêu hình dạng, kích thước và cấu tạo của vi khuẩn? Câu 4: (2,0 điểm) Thế nào là địa y? Địa y có hình dạng như thế nào? Câu 5: (2,0 điểm) Tại sao người ta nói “Rừng cây như một lá phổi xanh” của con người ? ĐỀ LẺ Câu 1: (3,0 điểm) Nêu những biện pháp bảo vệ sự đa dạng của thực vật? Liên hệ bản thân? Câu 2: (1,5 điểm) Thế nào là vi khuẩn hoại sinh và vi khuẩn ký sinh? Câu 3: (1,5 điểm) Trình bày các giai đoạn phát triển của giới thực vật? Câu 4: (2,0 điểm) Nêu vai trò của địa y trong tự nhiên? Câu 5: (2,0 điểm) Tại sao thức ăn bị ôi thiu? Chỉ ra muốn giữ cho thức ăn khỏi bị ôi thiu ta phải làm như thế nào? ĐÁP ÁN ĐỀ CHẴN Câu 1 Nội dung 1,5 điểm - Cây thuộc lớp 1 lá mầm: Phôi có 1 lá mầm, rễ chùm, gân lá hình cung hoặc song song, thân cỏ và thân cột. - Cây thuộc lớp 2 lá mầm: Phôi có 2 lá mầm, rễ cọc, gân lá hình mạng, thân gỗ và thân cỏ. 0,75 đ 0,75 đ Câu 2 Nội dung 1,5 điểm - Nấm giống vi khuẩn là không có diệp lục nên không thể tự tạo chất hữu cơ để sống. - Nấm và vi khuẩn đều hoại sinh và ký sinh. 0,75 đ 0,75 đ Câu 3 Nội dung 3,0 điểm - Hình dạng: Vi khuẩn có nhiều hình dạng khác nhau như: Hình cầu, hình que, hình xoắn, hình dấu phẩy, - Kích thước: Vi khuẩn có kích thước rất nhỏ, có nhiều dạng khác nhau. - Cấu tạo: Vi khuẩn có cấu tạo đơn giản, chưa có nhân hoàn chỉnh. 1,0 đ 1,0 đ 1,0 đ Câu 4 Nội dung 2,0 điểm - Địa y là dạng sinh vật đặc biệt gồm tảo và nấm sống cộng sinh với nhau. - Địa y có hình vảy hoặc hình cành. 1,0 đ 1,0 đ Câu 5 Nội dung 2,0 điểm * “Rừng cây như một lá phổi xanh” của con người vì: - Rừng nhả ra khí oxi làm trong lành bầu không khí. - Rừng hấp thu khí cacbonic làm giảm sự ô nhiểm. 1,0 đ 1,0 đ ĐÁP ÁN ĐỀ LẺ Câu 1 Nội dung 3,0 điểm - Ngăn chặn phá rừng. - Hạn chế sự khai thác bừa bãi các loài thực vật quý hiếm. - Xây dựng vườn thực vật, vườn quốc gia và các khu bảo tồn. - Cấm buôn bán và xuất khẩu các loài thực vật quý hiếm. - Tuyên truyền giáo dục bảo vệ rừng. - Tích cực trồng và chăm sóc cây xanh của trường, lớp, địa phương. 0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ Câu 2 Nội dung 1,5 điểm - Vi khuẩn hoại sinh là vi khuẩn sống bằng chất hữu cơ có sẵn trong xác động, thực vật đang phân hủy. - Vi khuẩn ký sinh là vi khuẩn sống nhờ trên cơ thể sống khác. 0,75 đ 0,75 đ Câu 3 Nội dung 1,5 điểm * Quá trình phát triển của giới thực vật có 3 giai đoạn chính: - Sự xuất hiện các thực vật ở nước. - Các thực vật ở cạn lần lượt xuất hiện. - Sự xuất hiện và chiếm ưu thế của thực vật hạt kín. 0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ Câu 4 Nội dung 2,0 điểm - Địa y phân huỷ đá thành đất. - Làm thức ăn cho hươu ở Bắc cực và thực vật khác đến sau. - Là nguyên liệu để chế biến rượu, nước hoa, phẩm nhuộm và làm thuốc. 0,5 đ 0,5 đ 1,0 đ Câu 5 Nội dung 2,0 điểm - Thức ăn bị ôi thiu là do vi khuẩn hoại sinh làm hỏng thức ăn. - Muốn giữ thức ăn khỏi bị ôi thiu phải ngăn ngừa vi khuẩn sinh sản bằng cách giữ lạnh, phôi khô hoặc ướp muối. 1,0 đ 1,0 đ * RÚT KINH NGHIỆM: - Thời gian giảng toàn bài: - Thời gian dành cho từng phần: . ......................................................................................................................... - Phương pháp giảng dạy: . - Nội dung . .
File đính kèm:
- Copy (67) of T37.doc