Giáo án môn Sinh học Lớp 6 - Tiết 61, Bài 50: Vi khuẩn

1. Mục tiêu:

a. Kiến thức:

 - Mô tả được vi khuẩn là sinh vật nhỏ bé, tế bào chưa có nhân, phân bố rộng rãi. Sinh sản chủ yếu bằng cách phân đôi

b. Kỹ năng:

 - Rèn kĩ năng nhận biết, phân tích, hệ thống hoá.

- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin khi tìm hiểu về khái niệm, đặc điểm cấu tạo, phân bố và số lượng và vai trò của vi khuẩn trong thiên nhiên, trong nông, công nghiệp và đời sống

 

doc4 trang | Chia sẻ: thetam29 | Ngày: 07/02/2022 | Lượt xem: 450 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Sinh học Lớp 6 - Tiết 61, Bài 50: Vi khuẩn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
26/03/2012
Ngày giảng:
Sinh
6
A
61
#N/A
Sinh
6
B
61
#N/A
Sinh
6
C
61
#N/A
Sinh
6
D
61
#N/A
Sinh
6
E
61
#N/A
Chương X: VI KHUẨN – NẤM – ĐỊA Y
 Tiết 61 Bài 50: VI KHUẨN 
1. Mục tiêu: 
a. Kiến thức: 
 - Mô tả được vi khuẩn là sinh vật nhỏ bé, tế bào chưa có nhân, phân bố rộng rãi. Sinh sản chủ yếu bằng cách phân đôi
b. Kỹ năng: 
 - Rèn kĩ năng nhận biết, phân tích, hệ thống hoá. 
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin khi tìm hiểu về khái niệm, đặc điểm cấu tạo, phân bố và số lượng và vai trò của vi khuẩn trong thiên nhiên, trong nông, công nghiệp và đời sống
c. Thái độ:
- Giáo dục lòng yêu thích môn học. 
2. Chuẩn bị của GV và HS
a. Chuẩn bị của giáo viên: 
-	Tranh Các dạng vi khuẩn.
b. Chuẩn bị của học sinh:
- 	Đọc bài trước ở nhà.
3. Tiến trình bài dạy 
a. Kiểm tra bài cũ. (5’)
Câu hỏi
Đáp án
Đa dạng của thực vật là gì? Nguyên nhân gì khiến cho đa dạng thực vật ở Việt Nam giảm sút? 
- Đa dạng thực vật là sự phong phú về số loài, số cá thể trong loài và về môi trường sống, vai trò của thực vật 
- Khai thác hợp lý và có các biện pháp bảo vệ, nâng cao ý thức của mọi người
b. Giảng bài mới. 
*Đặt vấn đề vào bài mới (1’): Trong thiên nhiên có những sinh vật hết sức nhỏ bé mà mắt thường không nhìn thấy được, chúng chiếm một số lượng lớn, ở khắp mọi nơi quanh ta. Vậy đó là sinh vật nào?
Hoạt dộng 1: (10’)
Tìm hiểu một số đặc điểm của vi khuẩn.
+ Mục tiêu: Nêu được sơ lược về hình dạng, kích thước và cấu tạo của vi khuẩn. 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
- GV cho HS quan sát tranh và trả lời các câu hỏi sau: 
-?: Nêu đặc điểm về hình dạng và kích thước của Vi khuẩn?
-?: Nêu cấu tạo tế bào của vi khuẩn ?
-?: So sánh cấu tạo tế bào của vi khuẩn với tế bào thực vật. 
- GV cung cấp thêm thông tin: một số vi khuẩn có roi nên có thể di chuyển được.
- HS quan sát tranh -> trao đổi trả lời: 
-HS: TL→.
-HS: TL→
-HS: TL→
- HS lắng nghe.
1. Hình dạng, kích thước và cấu tạo của vi khuẩn.
- Vi khuẩn có kích thước rất nhỏ, có nhiều dạng 
- Vi khuẩn có cấu tạo đơn bào, có vách tế bào, bên trong là chất tế bào, chưa có nhân hoàn chỉnh. 
- Khác tế bào thực vật, vi khuẩn không có diệp lục, chưa có nhân hoàn chỉnh.
Hoạt dộng 2: (11’)
Tìm hiểu cách dinh dưỡng của vi khuẩn.
+ Mục tiêu: Giải thích được 2 hình thức dinh dưỡng của vi khuẩn là ký sinh và hoại sinh.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
- GV yêu cầu HS tìm thông tin trả lời câu hỏi:
-?: Vi khuẩn không có diệp lục, vậy nó dinh dưỡng bằng cách nào ?
-?: Em hiểu ntn là ký sinh và hoại sinh?
-?: Hãy lấy VD về vi khuẩn ký sinh và vi khuẩn hoại sinh mà em biết?: 
- HS tìm thông tin trả lời câu hỏi:
-HS: TL→
-HS: 
+ Hoại sinh: sống bằng chất hữu cơ có sẵn trong xác động, thực vật đang phân hủy.
+ Ký sinh: sống nhờ trên cơ thể sống khác.
-HS: 
+ Ký sinh như vi khuẩn trong miệng, trong dạ dày
+ Hoại sinh như vi khuẩn làm ôi thiu thức ặn.
2. Cách dinh dưỡng
- Vi khuẩn dinh dưỡng bằng cách dị dưỡng: hoại sinh và kí sinh. Trừ một số vi khuẩn có khả năng tự dưỡng.
Hoạt dộng 3: (12’)
Tìm hiểu sự phân bố và số lượng vi khuẩn trong tự nhiên.
+ Mục tiêu: Nêu được trong tự nhiên, chỗ nào cũng có vi khuẩn, có chỗ vi khuẩn có số lượng rất lớn. 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
- GV yêu cầu HS đọc thông tin → trả lời câu hỏi:
-?: Vi khuẩn phân bố trong tự nhiên như thế nào ?
-?: Em có nhận xét gì về số lượng loài vi khuẩn trên trái đất?
- GV mở rộng: Vi khuẩn sinh sản bằng cách phân đôi tế bào, nếu gặp điều kiện thuận lợi, chúng sẽ sinh sản rất nhanh
 Khi gặp điều kiện bất lợi (khó khăn về thức ăn và nhiệt độ) -> vi khẩn kết bào xác.
-?: Chúng ta cần phải làm gì để hạn chế sự phát triển của vi khuẩn trên cơ thể chúng ta?
-GV: (G)Vận dụng về mặt có lợi của vi khuẩn để tạo phân xanh bón cây. Dựa vào tính chất lên men của vi khuẩn lên men áp dụng làm các loại món ăn: như dưa chua. Hiểu được vì sao các thực phẩm tươi sống để lâu ngoài không khí lại nhanh bị hư, từ đó biết cách phải bảo quản thực phẩm (ướp lạnh, phơi khô, ướp muối...). Ngoài ra có những loài vi khuẩn gây bệnh cho con người và động vật à cần thiết phải phòng tránh. 
- HS đọc thông tin→trả lời câu hỏi:
-HS: TL→
-HS: TL→
- HS lắng nghe.
-HS: Thường xuyên vệ sinh
-HS: Lắng nghe và ghi nhớ
3: Phân bố và số lượng 
- Trong tự nhiên nơi nào cũng có vi khuẩn: trong đất, trong nước, trong không khí và trong cơ thể sinh vật.
 -Vi khuẩn có số lượng loài rất lớn. 
c. Củng cố - Luyện tập: (5’)
-GV: Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau.
-?: Nêu đặc điểm về hình dạng và cấu tạo của vi khuẩn?
-?: Vi khuẩn dinh dưỡng ntn? Thế nào là vi khuẩn ký sinh? Vi khuẩn hoại sinh?
d. Hướng dẫn HS tự học ở nhà: (1’)
Học bài, trả lời câu hỏi trong SGK
Tìm hiểu những bệnh do vi khuẩn gây ra cho con người và các sinh vật khác.
Chuẩn bị bài tiếp theo, chuẩn bị nấm rơm, ủ nấm mốc theo hướng dẫn.
* RÚT KINH NGHIỆM:
- Thời gian giảng toàn bài: 
- Thời gian dành cho từng phần: 
.
.........................................................................................................................
- Phương pháp giảng dạy: .
- Nội dung .
.

File đính kèm:

  • docCopy (61) of T37.doc
Giáo án liên quan