Giáo án môn Sinh học Lớp 6 - Tiết 53, Bài 43: Khái niệm sơ lược về phân loại thực vật

b. Giảng bài mới.

 * Đặt vấn đề vào bài mới: Xuất phát từ thực tế giới thực vật rất phong phú, đa dạng, phức tạp. Ví dụ: Riêng tảo có 20.000 loài, rêu 2.200 loài, dương xỉ có 1.100 loài, hạt trần 600 loài, hạt kín gần 300.000 loài. Do số lượng quá lớn nên việc nghiên cứu gặp nhiều khó khăn. Vì vậy phải phân chia chúng thành các bậc nhỏ hơn dựa trên cơ sở những đặc điểm khác nhau

 

doc5 trang | Chia sẻ: thetam29 | Lượt xem: 501 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Sinh học Lớp 6 - Tiết 53, Bài 43: Khái niệm sơ lược về phân loại thực vật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
27/02/2012
Ngày giảng:
Sinh
6
A
53
#N/A
Sinh
6
B
53
#N/A
Sinh
6
C
53
#N/A
Sinh
6
D
53
#N/A
Sinh
6
E
53
#N/A
Tiết 53 Bài 43: KHÁI NIỆM SƠ LƯỢC VỀ PHÂN LOẠI THỰC VẬT
1. Mục tiêu: 
a. Kiến thức
- Nêu được khái niệm giới, ngành, lớp ...
b. Kỹ năng: 
- Rèn kĩ năng nhận biết, phân tích, hệ thống hoá. 
c. Thái độ: 
- Giáo dục ý thức bảo vệ thực vật
2. Chuẩn bị của GV & HS:
a/ Giáo viên: Giáo án, sgk, TLTK
Bảng phụ, sơ đồ phân loại (để trống đặc điểm các ngành).
b/ Học sinh: Vở ghi, sgk
Ôn lại những kiến thức đã học về đặc điểm các ngành (Tảo, rêu.quyết, hạt trần, hạt kín).
3. Tiến trình bài giảng.
 a. Kiểm tra bài cũ. (5’)
Câu hỏi
Đáp án
? Nêu những đặc điểm phân loại lớp hai lá mầm và lớp một lá mầm? Lấy ví dụ minh họa?
HS: - Dựa vào rễ, kiểu gân lá, dạng thân, số lá mầm của phôi để phân chia lớp một lá mầm và hai lá mầm: ví dụ:
+ Cây một lá mầm: Ngô có rễ chùm, thân cỏ,gân lá song song, phôi có một lá mầm
+ Cây hai lá mầm: Đậu: rễ cọc, thân cỏ, gân lá hình mạng, phôi có hai lá mầm.
b. Giảng bài mới. 
 * Đặt vấn đề vào bài mới: Xuất phát từ thực tế giới thực vật rất phong phú, đa dạng, phức tạp. Ví dụ: Riêng tảo có 20.000 loài, rêu 2.200 loài, dương xỉ có 1.100 loài, hạt trần 600 loài, hạt kín gần 300.000 loài. Do số lượng quá lớn nên việc nghiên cứu gặp nhiều khó khăn. Vì vậy phải phân chia chúng thành các bậc nhỏ hơn dựa trên cơ sở những đặc điểm khác nhau
Hoạt động 2:(10’)
Phân loại thực vật là gì?
Mục tiêu: trả lời được câu hỏi “Phân loại thực vật là gì”. 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
- GV cho HS nhắc lại các nhóm thực vật đã học.
-?: Tại sao người ta xếp cây thông và cây tuế vào một nhóm ?
 -?: Tại sao tảo và rêu lại được xếp thành hai nhóm?
- GV cho HS chọn từ thích hợp hoàn thành mục SGK tr. 140 -> đọc to cho cả lớp cùng nghe.
-?: Phân loại thực vật là gì ?
- HS nhắc lại các nhóm TV đã học: Tảo, Rêu, Quyết, Hạt trần, Hạt kín
-HS: Vì 2 cây này có chung đặc điểm cấu tạo : chưa có hoa và quả, sinh sản bằng hạt nằm lộ trên các lá noãn hở.
-GV: Vì chúng có đặc điểm cấu tạo khác nhau.
-HS: 1-2 HS điền từ và đọc to trước lớp.
+ 1. Khác nhau
+ 2. Giống nhau.
-HS: TL→
1: Phân loại học thực vật là gì?
 - Phân loại thực vật là việc tìm hiểu sự giống nhau và khác nhau giữa các dạng thực vật để phân chia chúng thành các bậc phân loại.
Hoạt dộng 2:(10’)
 Tìm hiểu các bậc phân loại.
+ Mục tiêu: nêu được các bậc phân loại thực vật. 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
- GV gọi HS đọc thông tin SGK tr. 140.
- GV giới thiệu các bậc phân loại thực vật từ cao đến thấp : Ngành – Lớp - Bộ - Họ - Chi – Loài
- GV giải thích thêm cho HS hiểu : “nhóm” không phải là một khái niệm chính thức trong phân loại và không thuộc về một bậc phân loại nào, nó có thể chỉ 1 hoặc một vài bậc phân loại lớn như ngành, lớp, Ví dụ : nhóm Tảo, nhóm Quyết, nhóm thực vật bậc thấp, nhóm thực vật bậc cao, hoặc chỉ những thực vật có chung tính chất như nhóm cây có hoa cánh dính, nhóm cây có hoa cánh rời, nhóm cây lương thực, thực phẩm, nhóm cây ăn quả, Vì vậy sau khi đã học khái niệm về phân loại học thực vật, chúng ta không nên dùng từ “nhóm” để thay thế cho các bậc phân loại chính thức, ví dụ không nên nói nhóm cây Hạt trần, nhóm cây Hạt kín mà nói ngành Hạt trần, ngành hạt kín.
- GV cho HS nhắc lại các ngành đã học.
- GV giải thích :
+ Ngành là bậc phân loại cao nhất.
+ Loài là bậc phân loại cơ sở. Các cây cùng loài có nhiều điểm giống nhau về hình dạng, cấu tạo.
 Ví dụ : Họ cam có nhiều loài: bưởi, chanh, cam, quất,
+ Bậc càng thấp thì sự khác nhau giữa các thực vật cùng bậc càng ít.
- GV chốt lại kiến thức
- HS đọc to thông tin
- HS lắng nghe
-HS: Lắng nghe và ghi nhớ
- HS nhắc lại các ngành đã học: ngành Tảo, ngành Rêu, ngành Quyết, ngành Hạt trần, ngành Hạt kín.
 - HS lắng nghe và nhớ kiến thức
- HS ghi bài
2: Các bậc phân loại
- Bậc phân loại thực vật từ cao đến thấp: Ngành – Lớp – Bộ - Họ - Chi – Loài.
 - Ngành là bậc phân loại cao nhất.
 - Loài là bậc phân loại cơ sở. Các cây cùng loài có nhiều điểm giống nhau về hình dạng, cấu tạo.
 Bậc càng thấp thì sự khác nhau giữa các thực vật cùng bậc càng ít.
Hoạt dộng 3: (12’)
Tìm hiểu sự phân chia các ngành thực vật.
+ Mục tiêu: phân chia được các ngành thực vật đã học. 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
- GV cho HS nhắc lại các ngành đã học và đặc điểm nổi bậc của các ngành thực vật đó.
- GV cho HS thảo luận nhóm hoàn thành bài tập điền vào chỗ trống.
- GV hoàn thiện kiến thức theo sơ đồ SGK
- GV chốt lại kiến thức: Mỗi ngành thực vật có nhiều đặc điểm nhưng khi phân loại chỉ dựa vào những đặc điểm quan trọng nhất để phân biệt các ngành.
- Yêu cầu HS phân chia ngành Hạt kín thành 2 lớp. 
- HS nhắc lại kiến thức về các ngành đã học.
- HS thảo luận nhóm, hoàn thành bài tập.
- HS ghi bài vào vở
- HS lắng nghe.
- HS chỉ cần dựa vào đặc điểm chủ yếu là số lá mầm trong phôi là đủ.
3: Các ngành thực vật
 Như sơ đồ SGK trang 141.
SƠ ĐỒ PHÂN LOẠI THỰC VẬT
Các ngành tảo
TV bậc thấp
 (Chưa có thân, lá, rễ;
 sống ở nước là chủ yếu)
Giới TV
Ngành Rêu
Rễ giả, lá nhỏ hẹp, có bào tử;
sống ở nơi ẩm ướt
Có nón
TV bậc cao
( Đã có thân, lá, rễ; sống trên cạn là chủ yếu)
Có bào tử
Ngành Dương xỉ
Rễ thật, lá đa dạng; 
sống ở các nơi khác nhau
Ngành Hạt trần
Có hạt
Ngành Hạt kín
Có hoa, quả
c. Củng cố - Luyện tập (6’)
Điền các chữ số ghi thứ tự các đặc điểm của ngành TV vào các chỗ trống trong câu sau :
a. Các ngành Tảo có các đặc điểm , 
b. Ngành Rêu có các đặc điểm , 
c. Ngành Dương xỉ có các đặc điểm , , , 
d. Ngành Hạt trần có các đặc điểm , , , , 
e. Ngành Hạt kín có các đặc điểm , , , , 
Chưa có rễ, thân, lá	7. Sống ở cạn là chủ yếu
Đã có rễ, thân, lá	8. Có bào tử
Rễ giả, lá nhỏ chưa có gân giữa	9. Có nón
Rễ thật, lá đa dạng	10. Có hạt
Sống chủ yếu ở nước	11. Có hoa và quả
Sống ở cạn, nhưng thường là nơi ẩm ướt
Đáp án :	a. 1, 5 	d. 2, 4, 7, 9, 10, 
 	b. 3, 6 	e. 2, 4, 7, 10, 11
 	c. 2, 4, 6, 8
d. Hướng dẫn HS tự học ở nhà (2’)
-	Học bài, trả lời câu hỏi trong SGK
-	Ôn lại tóm tắt đặc điểm chính các ngành thực vật đã học.
* RÚT KINH NGHIỆM:
- Thời gian giảng toàn bài: 
- Thời gian dành cho từng phần: 
.
.........................................................................................................................
- Phương pháp giảng dạy: .
- Nội dung .
.

File đính kèm:

  • docCopy (53) of T37.doc
Giáo án liên quan