Giáo án môn Sinh học Lớp 6 - Tiết 2: Các đặc điểm của cơ thể sống - Năm học 2010-2011

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức.

- HS kể tên được cơ quan trong cơ thể người, xác định được vị trí của các hệ cơ quan trong cơ thể mình.

- Giải thích được vai trò của hệ thần kinh và hệ nội tiết trong sự điều hoà hoạt động các cơ quan.

2. Kỹ năng.

Rèn kỹ năng quan sát nhận biết kiến thức.

- Rèn kỹ năng tư duy tổng hợp logic, kỹ năng hoạt động nhóm.

3. Thái độ.

Giáo dục ý thức bảo vệ, giữ gìn cơ thể tránh tác động mạnh vào một số hệ cơ quan quan trọng.

 

II. PHƯƠNG PHÁP DẠY- HỌC

 - Trực quan.

 - Tranh luận tích cực.

 - Vấn đáp tìm tòi.

 

III. PHƯƠNG TIỆN DẠY- HỌC

 Tranh hệ cơ quan của thú, hệ cơ quan ở người,

 sơ đồ phóng to hình 2 –3 SGK tr.9

 

IV. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC

1. Ổn định tổ chức lớp.

2. Kiểm tra bài cũ.

 ?1: Cho biết nhiệm vụ của bộ môn cơ thể người và vệ sinh.

 ?2: Nêu những phương pháp cơ bản học tập bộ môn cơ thể người và vệ sinh.

3. Bài giảng.

Hoạt động 1:

CẤU TẠO CƠ THỂ

 

 

Hoạt động 1:

CẤU TẠO CƠ THỂ

Mục tiêu:

- Chỉ rõ các phần cơ thể.

- Trình bày sơ lược thành phần, chức năng của hệ cơ quan.

 

Hoạt động dạy Hoạt động học Nội dung

- Kể tên các hệ cơ quan ở động vật thuộc lớp thú? - HS nhớ lại kiến thức kể đủ 7 hệ cơ quan. 1. Các phần cơ thể:

- Trả lời mục câu hỏi trong SGK tr.8 - HS quan sát tranh hình SGK và trên bảng Trao đổi nhóm hoàn thành câu trả lời yêu cầu.

+ Da bao bọc

+ Cấu tạo gồm 3 phần.

+ Cơ hoành ngăn cách.

- GV tổng kết ý kiến của các nhóm và thông báo ý đúng. - Đại diện nhóm trình bày nhóm khác bổ sung. * Kết luận:

- Da bao bọc toàn bộ cơ thể.

- Cơ thể gồm 3 phần: đầu, thân, tay chân.

- Cơ hoành ngăn khoang ngực và khoang bụng.

 

doc5 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 362 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Sinh học Lớp 6 - Tiết 2: Các đặc điểm của cơ thể sống - Năm học 2010-2011, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 01-Tiết: 02 .
Ngày soạn: ./8/2010
Ngày dạy: . /8/2010
chương I
Khái quát về cơ thể người
Bài : 2
Cấu tạo cơ thể người
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức.
- HS kể tên được cơ quan trong cơ thể người, xác định được vị trí của các hệ cơ quan trong cơ thể mình.
- Giải thích được vai trò của hệ thần kinh và hệ nội tiết trong sự điều hoà hoạt động các cơ quan..
2. Kỹ năng.
Rèn kỹ năng quan sát nhận biết kiến thức.
- Rèn kỹ năng tư duy tổng hợp logic, kỹ năng hoạt động nhóm.
3. Thái độ.
Giáo dục ý thức bảo vệ, giữ gìn cơ thể tránh tác động mạnh vào một số hệ cơ quan quan trọng.
II. phương pháp dạy- học
 - Trực quan.
 - Tranh luận tích cực.
 - Vấn đáp tìm tòi. 
III. phương tiện dạy- học
 Tranh hệ cơ quan của thú, hệ cơ quan ở người,
 sơ đồ phóng to hình 2 –3 SGK tr.9
Iv. TiếN trình dạy – học
ổn định tổ chức lớp.
Kiểm tra bài cũ.
 ?1: Cho biết nhiệm vụ của bộ môn cơ thể người và vệ sinh.
	?2: Nêu những phương pháp cơ bản học tập bộ môn cơ thể người và vệ sinh.
Bài giảng.
Hoạt động 1:
Cấu tạo cơ thể 
Hoạt động 1:
Cấu tạo cơ thể 
Mục tiêu: 
- Chỉ rõ các phần cơ thể.
- Trình bày sơ lược thành phần, chức năng của hệ cơ quan.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Nội dung
- Kể tên các hệ cơ quan ở động vật thuộc lớp thú?
- HS nhớ lại kiến thức kể đủ 7 hệ cơ quan.
1. Các phần cơ thể:
- Trả lời mục câu hỏi trong SGK tr.8
- HS quan sát tranh hình SGK và trên bảng à Trao đổi nhóm hoàn thành câu trả lời à yêu cầu.
+ Da bao bọc
+ Cấu tạo gồm 3 phần.
+ Cơ hoành ngăn cách.
- GV tổng kết ý kiến của các nhóm và thông báo ý đúng.
- Đại diện nhóm trình bày à nhóm khác bổ sung.
* Kết luận:
- Da bao bọc toàn bộ cơ thể.
- Cơ thể gồm 3 phần: đầu, thân, tay chân.
- Cơ hoành ngăn khoang ngực và khoang bụng.
- Cơ thể người gồm những hệ cơ quan nào? thành phần chức năng của từng hệ cơ quan?
- HS nghiên cứu SGK, tranh hình, trao đổi nhóm, hoàn thành bảng 2 tr.9
2. Các hệ cơ quan
- GV kẻ bảng 2 lên bảng để HS chữa bài.
- GV ghi ý kiến bổ sung à thông báo đáp án đúng.
- GV tìm hiểu số nhóm có kết quả đúng nhiều so với đáp án.
- Đại diện nhóm lên ghi nội dung vào bảng à nhóm khác bổ sung.
Bảng 2. Thành phần, chức năng của các hệ cơ quan. 
Hệ cơ quan
Cấu tạo
Chức năng
Hệ vận động
Gồm cơ và xương
Bảo vệ, nâng đỡ và vận động cơ thể.
Hệ tiêu hoá
Gồm ống tiêu hoá: Miệng, thực quản, dạ dầy, ruột non, ruột già. Và Tuyến tiêu hoá: Tuyến nước bọt, tuyến vị, tuyến tuỵ, tuyến ruột.
Biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng cơ thể có thể hấp thụ được vào máu và thải các chất cặn bã.
Hệ tuần hoàn
Tim và hệ mạch.
Vận chuyển chất dinh dưỡng và ôxi tới tế bào, nhận khí cacbonic từ tế bào đưa đến phổi, nhận chất bài tiết đưa đến cơ quan bài tiết. Ngoài ra còn vận chuyển các hoocmon từ các tuyến nội tiết đến các cơ quan để điều hoà hoạt động các cơ quan.
Hệ hô hấp
Phổi và đường dẫn khí(Khoang mũi, họng, thanh quản, khí quản, phế quản).
Trao đổi khí lấy ôxi và thải khí cacbonic.
Hệ bài tiết
Thận, đường dẫn nước tiểu. Ngoài ra còn có da và phổi.
Lọc và đào thải khí cacbonic, chất bã và chất độc ra khỏi cơ thể.
Hệ thần kinh
Trung ương thần kinh(não, tuỷ) và thần kinh ngoại biên(dây TK).
Tiếp nhận kích thích của môi trường, điều khiển điều hoà và phối hợp mọi hoạt động của cơ thể
Hệ nội tiết
Các tuyến nội tiết.
Tiết hoocmon tham gia điều hoà hoạt động sinh lí của các cơ quan thông qua con đường máu.
Hệ sinh dục
Gồm tuyến sinh dục và đường sinh dục. 
Sinh sản và duy trì nòi giống.
Hoạt động 2
Sự phối hợp hoạt động của các cơ quan.
Mục tiêu: - Chỉ ra được vai trò điều hoà hoạt động các hệ cơ quan của hệ thần kinh và nội tiết.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Nội dung
- Sự phối hợp hoạt động của các cơ quan trong cơ thể được thể hiện như thế nào?
- HS nghiên cứu SGK mục < tr.9 à Trao đổi nhóm. 
Yêu cầu: Phân tích hoạt động của cơ thể, đó là chạy.
- Tim mạch, nhịp hô hấp.
- Mồ hôi, hệ tiêu hoá tham gia tăng cường hoạt động à cung cấp đủ oxi và chất dinh dưỡng cho cơ hoạt động.
+ Đại diện nhóm trình bày à nhóm khác bổ sung.
- GV yêu cầu HS lấy ví dụ về một hoạt động khác và phân tích.
- Trao đổi nhóm chỉ ra mối quan hệ qua lại giữa các hệ cơ quan trong cơ thể.
* Kết luận 1:
- Các hệ cơ quan trong cơ thể có sự phối hợp hoạt động.
- Giải thích sơ đồ hình 2-3 (SGK tr.9)
- Đại diện trình bày à nhóm khác bổ sung (nếu cần).
- GV nhận xét ý kiến của HS.
- GV cần giảng giải:
+ Điều hoà hoạt động đều là phản xạ.
+ Kích thích từ môi trường ngoài và trong cơ thể tác động đến cơ quan cảm thụ à trung ương thần kinh (phân tích, phát lệnh vận động) à cơ quan phản ứng trả lời kích thích.
+ Kích thích từ môi trường à cơ quan thụ cảm à tuyến nội tiết tiết hooc à môn cơ quan để tăng cường hay giảm hoạt động.
- HS vận dụng giải thích một số hiện tượng như: Thấy mưa chạy nhanh về nhà, khi đi thi hay hồi hộp.
* Kết luận 2: 
- Sự phối hợp hoạt động của các cơ quan tạo nên thể thống nhất dưới sự điều khiển của hệ thần kinh và thể dịch.
V. Kiểm tra đánh giá.
- HS trả lời câu hỏi:
?1- Cơ thể người gồm mấy hệ cơ quan chỉ rõ thành phần và chức năng của các hệ cơ quan?
-?2- Cơ thể người là một thể thống nhất được thể hiện như thế nào?
Vi. Dặn dò.
- Học bài, trả lời câu hỏi SGK.
- Giải thích hiện tượng: Đạp xe, đá bóng, chơi cầu..
- Ôn tập lại cấu tạo tế bào thực vật.
Bổ sung kiến thức sau tiết dạy.
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docBai 2 Cau tao co the nguoi(1).doc