Giáo án môn Sinh học Khối 8 - Tiết 9: Cấu tạo và tính chất của cơ

Kiểm tra bài cũ :

- Cấu tạo và chức năng của một xương dài ?

- Thành phần hóa học và tính chất của xương ?

 

HOẠT ĐỘNG 1 :

GV : Nêu vấn đề : Bắp cơ có cấu tạo như thế nào ?

Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK, hình 9.1 và trao đổi nhóm

 + Tế bào cơ có cấu tạo như thế nào ?

GV sử dụng hình 9.1 để giải thích cấu tạo bó cơ

 

Gv: Tế bào cơ đựơc chia thành mấy loại ?

HS : Chia thành 2 loại

 

+ Tại sao tế bào cơ có vân ngang ?

 

 

 

 

 

HOẠT ĐỘNG 2 :

GV : yêu cầu HS quan sát

GV : mô tả cách bố trí thí nghiệm hình 9.2 SGK và đặt câu hỏi :

GV :Tính chất của cơ là gì ?

HS : co và giãn

GV : Giải thích cơ chế sự co cơ ?

HS : tơ cơ mảnh xuyên sâu vào vùng phân bố của tơ cơ dày làm tế bào cơ ngắn lại

GV : Vì sao cơ co được ?

HS : do kích thích của môi trường và ảnh hưởng của hệ thần kinh.

Tại sao cơ co bắp cơ bị ngắn lại ?

HS : nghiên cứu SGK và trả lời

GV hướng dẫn HS làm TN phản xạ đầu gối

GV : cho HS rút ra kết luận về tính chất của cơ.

GV giải thích thêm chu kỳ co cơ và nhịp co cơ.

 

HOẠT ĐỘNG 3 :

GV : Cho hs quan sát hình 9.4 – SGK

GV : Sự co cơ có ý nghĩa như thế nào ?

HS : Thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi

GV :Phân tích sự phối hợp hoạt động co giãn giữa cơ 2 đầu và cơ 3 đầu ở cánh tay

doc2 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 661 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Sinh học Khối 8 - Tiết 9: Cấu tạo và tính chất của cơ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 30/09/2005
Ngày dạy : 03/10/2005
Tuần : 5
Tiết 9 : 	CẤU TẠO & TÍNH CHẤT CỦA CƠ 
MỤC TIÊU :
Trình bày được đặc điểm cấu tạo của tế bào cơ và bắp cơ .
Giải thích được tính chất cơ bản của cơ là sự co cơ và nêu được ý nghĩa của sự co cơ.
HS quan sát tranh và nhận biết kiến thức, thu thập thông tin, khái quát hóa vấn đề
Kỹ năng hoạt động nhóm.
Giáo dục HS ý thức bảo vệ, giữ gìn vệ sinh cơ 
CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HS :
Giáo viên : - Tranh vẽ hình 9.1 – SGK
	- Sơ đồ cấu trúc của tế bào cơ
HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Kiểm tra bài cũ : 
Cấu tạo và chức năng của một xương dài ?
Thành phần hóa học và tính chất của xương ? 
HOẠT ĐỘNG 1 : 
GV : Nêu vấn đề : Bắp cơ có cấu tạo như thế nào ? 
Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK, hình 9.1 và trao đổi nhóm 
 + Tế bào cơ có cấu tạo như thế nào ? 
GV sử dụng hình 9.1 để giải thích cấu tạo bó cơ
Gv: Tế bào cơ đựơc chia thành mấy loại ?
HS : Chia thành 2 loại
+ Tại sao tế bào cơ có vân ngang ?
HOẠT ĐỘNG 2 :
GV : yêu cầu HS quan sát 
GV : mô tả cách bố trí thí nghiệm hình 9.2 SGK và đặt câu hỏi :
GV :Tính chất của cơ là gì ? 
HS : co và giãn
GV : Giải thích cơ chế sự co cơ ? 
HS : tơ cơ mảnh xuyên sâu vào vùng phân bố của tơ cơ dày làm tế bào cơ ngắn lại
GV : Vì sao cơ co được ? 
HS : do kích thích của môi trường và ảnh hưởng của hệ thần kinh.
Tại sao cơ co bắp cơ bị ngắn lại ?
HS : nghiên cứu SGK và trả lời
GV hướng dẫn HS làm TN phản xạ đầu gối
GV : cho HS rút ra kết luận về tính chất của cơ.
GV giải thích thêm chu kỳ co cơ và nhịp co cơ.
HOẠT ĐỘNG 3 :
GV : Cho hs quan sát hình 9.4 – SGK
GV : Sự co cơ có ý nghĩa như thế nào ?
HS : Thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi
GV :Phân tích sự phối hợp hoạt động co giãn giữa cơ 2 đầu và cơ 3 đầu ở cánh tay
Cấu tạo bắp cơ và tế bào cơ.
Bắp cơ : 
Bên ngoài là màng liên kết bao bọc.
Bên trong có nhiều sợi cơ tập trung thành bó cơ.
Tế bào cơ : 
 Gồm nhiều tơ cơ được chia thành 2 loại, tơ cơ dày và tơ cơ mảnh
 Tơ cơ dày và mảnh xếp xen kẽ nhau theo chiều dọc tạo thành vân ngang.
II. Tính chất của cơ :
Tính chất của cơ là co và giãn.
Cơ co theo 3 nhịp gồm 3 pha : Pha tiềm tàng, pha co và pha dãn.
Cơ co chịu ảnh hưởng của hệ thần kinh và kích thích của môi trường.
III. Ý của nghĩa hoạt động co cơ.
- Cơ co giúp xương cử động, tạo nên sự vận động của cơ thể.
- Trong cơ thể luôn có sự phối hợp hoạt động của các nhóm cơ.
HOẠT ĐỘNG 4 : CỦNG CỐ
 Câu 1 : Do đâu khi co cơ, tế bào cơ ngắn lại ?
Do các tơ cơ mảnh ngắn lại làm cho đĩa sáng ngắn lại.
Do các tơ cơ dày co ngắn làm cho các đĩa tối co ngắn.
Do sự trượt lên nhau của các tơ cơ : Lớp tơ cơ mảnh lồng vào lớp tơ cơ dày làm đĩa sáng ngắn lại và tế bào cơ co ngắn lại.
Do các tơ cơ mảnh trượt trên các tơ cơ dày làm cho các đĩa sáng ngắn lại khiến tế bào cơ co ngắn.
Câu 2 : Co co sinh ra loại năng lượng nào chủ yếu ?
Do điện
Do nhiệt
Do công
Cả a, b, c
HOẠT ĐỘNG 5 : DẶN DÒ
Học bài, nắm vững được đặc điểm của bắp cơ và tế bào cơ, thấy rõ được tính chất căn bản của cơ và ỳ nghĩa của hoạt động co cơ.
Trả lời câu hỏi 1,2,3 – SGK
Ôn lại một số kiến thức về lực, công cơ học.
HẾT.

File đính kèm:

  • docT9_CTvatinhchatcuaCO.doc