Giáo án môn Sinh học Khối 8 - Học kỳ I - Năm học 2011-2012

Bài 2: CẤU TẠO CƠ THỂ NGƯỜI

I. MỤC TIÊU: Sau khi học xong bài này

1.Kiến thức

- Nêu được đặc điểm cơ thể người.

- Xác định được vị trí của các cơ quan, hệ cơ quan của cơ thể trên mô hình.

- Nắm được chức năng của từng hệ cơ quan.

- Nêu rõ được tính thống nhất trong hoạt động của các hệ cơ quan dưới chỉ đạo của hệ thần kinh và hệ nội tiết.

2 . Kỹ năng

- Rèn kĩ năng quan sát, nhận biết kiến thức.

- Rèn tư duy tổng hợp logic, kĩ năng hoạt động nhóm.

3. Thái độ

- Giáo dục ý thức giữ gìn bảo vệ cơ thể tránh tác động mạnh vào một số cơ quan quan trọng.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh phóng to hình 2.1; 2.2 SGK hoặc mô hình tháo lắp các cơ quan của cơ thể người.

- Bảng phụ kẻ sẵn bảng 2 và H 2.3 (SGK).

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1.Kiểm tra bài cũ

H: Trình bày đặc điểm giống và khác nhau giữa người và thú? Từ đó xác định vị trí của con người trong tự nhiên.

Yêu cầu: người có tiếng nói, chữ viết, tư duy trừu tượng, biết chế tạo và sử dụng công cụ lao động vào những mục đích nhất định  làm chủ thiên nhiên.

H: Cho biết lợi ích của việc học môn “Cơ thể người và vệ sinh”

Yêu cầu: Biết cách rèn luyện thân thể, phòng chống bệnh tật, bảo vệ sức khoẻ, bảo vệ môi trường. - Tích lũy kiến thức cơ bản để đi sâu vào các ngành nghề liên quan.

2. Bài mới HOẠT ĐỘNG 1: Cấu tạo cơ thể

Mục tiêu: HS chỉ rõ các phần cơ thể, trình bày được sơ lược thành phần, chức năng các hệ cơ quan.

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung

- Yêu cầu HS quan sát H 2.1 và 2.2, kết hợp tự tìm hiểu bản thân để trả lời:

- Cơ thể người gồm mấy phần? Kể tên các phần đó?

- Cơ thể chúng ta được bao bọc bởi cơ quan nào? Chức năng của cơ quan này là gì?

- Dưới da là cơ quan nào?

- Khoang ngực ngăn cách với khoang bụng nhờ cơ quan nào?

- Những cơ quan nào nằm trong khoang ngực, khoang bụng?

(GV treo tranh hoặc mô hình cơ thể người để HS khai thác vị trí các cơ quan)

- Cho 1 HS đọc to  SGK và trả lời:-? Thế nào là một hệ cơ quan?

- Kể tên các hệ cơ quan ở động vật thuộc lớp thú?

- Yêu cầu HS trao đổi nhóm để hoàn thành bảng 2 (SGK) vào phiếu học tập.

 

 

- GV thông báo đáp án đúng.

- Ngoài các hệ cơ quan trên, trong cơ thể còn có các hệ cơ quan nào khác?

- So sánh các hệ cơ quan ở người và thú, em có nhận xét gì? - Cá nhân quan sát tranh, tìm hiểu bản thân, trao đổi nhóm. Đại diện nhóm trình bày ý kiến.

-3: đầu, thân, chi.

- da

 

- cơ

- Cơ hoành

- HS có thể lên chỉ trực tiếp trên tranh hoặc mô hình tháo lắp các cơ quan cơ thể.

- 1 HS trả lời . Rút ra kết luận.

 

- Nhớ lại kiến thức cũ, kể tên các hệ cơ quan.

 

- Trao đổi nhóm, hoàn thành bảng. Đại diện nhóm điền kết quả vào bảng phụ, nhóm khác bổ sung  Kết luận:

- Các nhóm khác nhận xét.

- Da, các giác quan, hệ sinh dục và hệ nội tiết.

- Giống nhau về sự sắp xếp, cấu trúc và chức năng của các hệ cơ quan. I/ Cấu tạo:

1. Các phần cơ thể:

- Da bao bọc toàn bộ cơ thể.

- Cơ thể người gồm 3 phần: đầu, thân và chi.

- Khoang ngực và khoang bụng ngăn cách bởi cơ hoành.

- Các cơ quan trong khoang ngực: tim, phổi.

- Các cơ quan trong khoang bụng: gan, dạ dày, ruột, thận, tuỵ, bóng đái, cơ quan sinh dục.

2. Các hệ cơ quan:

(Bảng 2)

 

Bảng phụ :

Hệ cơ quan Các cơ quan trong từng hệ cơ quan Chức năng của hệ cơ quan

Hệ vận động Cơ và xương Vận động cơ thể

Hệ tiêu hoá Miệng, ống tiêu hoá và các tuyến tiêu hoá. Tiếp nhận và biến đổi thức ăn thành chất dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể

Hệ tuần hoàn Tim và hệ mạch Vận chuyển chất dinh dưỡng, oxi tới các tế bào và vận chuyển chất thải.

Hệ hô hấp Mũi khí quản, phế quản và 2 lá phổi Thực hiện trao đổi khí O¬¬¬¬2 , CO2 giữa cơ thể và môi trương.

Hệ bài tiết Thận, ống dẫn nước tiểu và bóng đái. Bài tiết nước tiểu

Hệ thần kinh Não, tuỷ sống, dây thần kinh và hạch thần kinh Tiếp nhận và trả lời các kích thích của môi trường, điều hoà hoạt động các cơ quan

HOẠT ĐỘNG 2: Sự phối hợp hoạt động của các cơ quan

Mục tiêu: HS chỉ ra được vai trò điều hoà hoạt động của các hệ cơ quan của hệ thần kinh và nội tiết.

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung

- Yêu cầu HS đọc  SGK mục II để trả lời :

- Sự phối hợp hoạt động của các cơ quan trong cơ thể được thể hiện trong trường hợp nào?

- Yêu cầu HS khác lấy VD về 1 hoạt động khác và phân tích.

- Yêu cầu HS quan sát H 2.3 và giải thích sơ đồ H 2.3 SGK.

- Hãy cho biết các mũi tên từ hệ thần kinh và hệ nội tiết tới các cơ quan nói lên điều gì?

- GV nhận xét ý kiến HS và giải thích: Hệ thần kinh điều hoà qua cơ chế phản xạ; hệ nội tiết điều hoà qua cơ chế thể dịch. - Cá nhân nghiên cứu  phân tích 1 hoạt động của cơ thể đó là chạy.

 

- Phân tích ví dụ cụ thể về hoạt động viết để chứng minh tính thống nhất.

 

- Trao đổi nhóm:

+ Chỉ ra mối quan hệ qua lại giữa các hệ cơ quan.

+ Thấy được vai trò chỉ đạo, điều hoà của hệ thần kinh và thể dịch.

- 1 HS đọc kết luận SGK. II/ Sự phối hợp hoạt động của các cơ quan:

- Các hệ cơ quan trong cơ thể là một khối thống nhất, có sự phối hợp với nhau cùng thực hiện chức năng sống. Sự phối hợp đó được thực hiện nhờ cơ chế thần kinh và cơ chế thể dịch.

 

IV. CỦNG CỐ Yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi sau:

H: - Cơ thể có mấy hệ cơ quan? Chỉ rõ thành phần và chức năng của các hệ cơ quan?

Hoàn thành bài tập sau bằng cách khoanh vào câu em cho là đúng:

1. Các cơ quan trong cơ thể hoạt động có đặc điểm là:

a. Trái ngược nhau b. Thống nhất nhau.

c. Lấn át nhau d. 2 ý a và b đúng.

2. Những hệ cơ quan nào dưới đây cùng có chức năng chỉ đạo hoạt động hệ cơ quan khác.

a. Hệ thần kinh và hệ nội tiết

b. Hệ vận động, tuần hoàn, tiêu hoá và hô hấp.

c. Hệ bài tiết, sinh dục và nội tiết.

d. Hệ bài tiết, sinh dục và hệ thần kinh.

V. DẶN DÒ:

- Học bài và trả lời câu 1, 2 SGK.

- Ôn lại cấu tạo tế bào thực vật.

VI. RÚT KINH NGHIỆM

 

doc110 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 444 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án môn Sinh học Khối 8 - Học kỳ I - Năm học 2011-2012, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i nhớ SGK
Gv treo bài tập yêu cầu học sinh hoàn thành.
H: Mỗi lần co, tâm thất đẩy được khoảng 70 ml máu, Vậy trong 24 giờ, tâm thất đẩy đi được bao nhiêu lít máu ?
H: Nhờ đâu tâm thất sinh được một công lớn và liên tục sinh công như vậy ?
( Trả lời : Thành cơ tâm thất rất dày, nhất là tâm thất trái. Tâm thất làm việc 12 h nghỉ 12 h . Tim chiếm 1/200 khối lượng cơ thể nhưng lượng máu đi nuôi tim chiếm 1/10 lượng máu đi nuôi cơ thể )
 Chọn câu trả lời đúng :
I: Chọn câu trả lời đúng nhất trong các câu sau đây:
Câu 1. Mỗi chu kỳ co dãn của tim kéo dài khoảng:
a. 0,3 giây b. 0,1 giây c. 0,8 giây d. 0,4 giây
Câu 2. Trong mỗi chu kỳ tim làm việc và nghỉ như sau:
a. Tâm nhĩ làm việc 0,1 giây, nghỉ 0,7 giây;
b. Tâm thất làm việc 0,3 giây, nghỉ 0,5 giây;
c. Tim nghỉ hoàn toàn là 0,4 giây;
d. Cả a, b và c.
Câu 2: Các bác sĩ thường dùng ống nghe , nghe tiếng đập của tim để chuẩn đoán bệnh . Tiếng tim do đâu sinh ra
Do sự co tâm thất và đóng các van nhĩ thất 
Do sự đóng các van tổ chim ở động mạch chủ và động mạch phổi dây ra 
Do sự va chạm các mỏm tim vào lồng ngực 
II. Chọn câu đúng/ sai:
a. Mạch máu trong mỗi vòng tuần hoàn đều gồm: Động mạch, tĩnh mạch và mao mạch.
b. Động mạch phổi chứa máu đỏ
c. Cơ tim co rút không theo ý muốn
d. Tĩnh mạch phổi chứa máu đen.
V. DẶN DÒ:
- Học bài trả lời câu hỏi SGK và SBT. - Đọc mục "em có biết". Ôn lại các bài đã học tiết sau kiểm tra.bài và trả lời câu hỏi 1, 2, 3 SGK.
VI. RÚT KINH NGHIỆM
..
Tuần	: 09
 Ngày soạn :15/10/010
Tiết	: 18 
 Ngày dạy :16/10/010
BÀI 18 :VẬN CHUYỂN MÁU QUA HỆ MẠCH
VỆ SINH HỆ TUẦN HOÀN
I. MỤC TIÊU: Sau khi học xong bài này
1. Kiến thức:
 - Trình bày được cơ chế vận chuyển máu qua hệ mạch
- Chỉ ra được các tác nhân gây hại cũng như các biện pháp phòng tránh và rèn luyện hệ tim mạch.
2. Kỹ năng:
 - Rèn kỹ năng: Thu thập thông tin từ tranh hình. Tư duy khái quát hoá. Vận dụng kiến thức vào thực tế.
3. Thái độ: 
- Giáo dục ý thức phòng tránh các tác nhân gây hại và ý thức rèn luyện tim mạch.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1.GV: - Tranh phóng to : 18.1 ; 18.2 SGK
- Bảng “khả năng làm việc của tim”
2.HS: - Xem trước bài
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1.Kiểm tra bài cũ
H: Trình bày cấu tạo của tim ?
Yêu cầu: - Tim được cấu tạo bởi các cơ tim và mô liên kết tạo thành 4 ngăn tim 
Tâm nhĩ phải và trái 
Tâm thất phải và trái 
- Và các van tim ( van nhĩ thất và van động mạch ) 
- Thành tâm thất dày hơn thành tâm nhĩ, thành tâm thất trái dày hơn thành tâm thất phải.
H: Trong mỗi vòng tuần hoàn gồm có những loại mạch nào ?
Yêu cầu: Mạch máu trong mỗi vòng tuần hoàn gồm:
- Động mạch (thành có 3 lớp: Mô liên kết, cơ trơn, biểu bì) dày, lòng trong hẹp dẫn máu từ tim đến các cơ quan với vận tốc cao áp lực lớn.
- Tĩnh mạch: Thành cũng như động mạch nhưng mỏng hơn, lòng trong rộng dẫn máu từ các tế bào về tim với vận tốc và áp lực nhỏ.
- Mao mạch: Thành là một lớp biểu bì mỏng, lòng trong hẹp trao đổi chất với tế bào.
H: Trong mỗi chu kỳ hoạt động của tim gồm có những pha nào ?
Yêu cầu: - Tim co dãn theo chu kỳ . Mỗi chu kỳ co dãn gồm 3 pha 
Pha dãn chung :0,4s 
Pha nhĩ co : 0,1s
Pha thất co : 0,3s
GV: Gọi HS nhận xét bạn trả lời. 
Gv nhận xét, bổ sung, ghi điểm .
 2. Bài mới
Mở bài: Gv dẫn dắt vào bài mới- Các thành phần cấu tạo của tim đã phối hợp hoạt động với nhau như thế nào để giúp máu tuần hoàn liên tục trong hệ mạch ?
HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu về sự vận chuyển máu qua hệ mạch.
Mục tiêu: Các em trình bày được cơ chế vận chuyển máu qua hệ mạch
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
- GV treo tranh H18.1 và 18.2 lên bảng à giới thiệu tranh :
Sau đó GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK và trả lời 2 câu hỏi sau :
H: Lực chủ yếu giúp máu tuần hoàn liên tục và theo 1 chiều trong hệ mạch được tạo ra từ đâu ?
H: Huyết áp trong tĩnh mạch rất nhỏ mà máu vận chuyển được qua tĩnh mạch về tim là nhờ các tác động chủ yếu nào ? 
- GV hỏi HS hoặc giải thích thêm các số liệu vận tốc máu chảy trong hệ mạch 
- GV yêu cầu nhóm lên trình bày ý kiến à Nhóm khác nhận xét .
- GV tóm lại phần trả lời của HS à rút kết luận 
- HS đọc thông tin và trả lời 2 câu hỏi 
Được tạo ra nhờ sự phối hợp các thành phần cấu tạo hệ tim và hệ mạch 
Nhờ sự hỗ trợ chủ yếu bởi sức đẩy tạo ra do sự co bóp của các cơ bắp quanh thành tĩnh mạch , sức hút của lồng ngực khi hít vào , sức hút của tâm nhĩ khi dãn ra .
- Đại diện nhóm trình bày 
- HS lắng nghe tóm tắt của GV để rút ra kết luận 
I/ Sự vận chuyển máu qua hệ mạch.
- Máu chảy qua hệ mạch nhờ:Sức đẩy của tim,áp lực trong mạch và vận tốc máu
- Sự hoạt động phối hợp các thành phần cấu tạo của tim và hệ mạch tạo ra huyết áp trong mạch .
- Sức đẩy chủ yếu giúp máu tuần hoàn liên tục và theo 1 chiều trong hệ mạch 
HOẠT ĐỘNG 2; Tìm hiểu về việc vệ sinh hệ tim mạch :
Mục tiêu: - Chỉ ra được các tác nhân gây hại cũng như các biện pháp phòng tránh và rèn luyện hệ tim mạch.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
1 / Cần bảo vệ tim mạch tránh các tác nhân có hại :
- Gv cho HS đọc thông tin trong SGK 
- GV yêu cầu nhóm thảo luận câu hỏi sau : 
H: Đề ra các biện pháp bảo vệ tránh các tác nhân có hại cho hệ tim mạch ?
- GV yêu cầu đại diện 2 nhóm trình bày các nhóm còn lại theo dõi và nhận xét .
- GV bổ sung , chỉnh lí và cho HS rút ra kết luận . 
2 / Cần rèn luyện hệ tim mạch : 
- Gv treo bảng 18 : “Khả năng làm việc của tim” à HS quan sát . Sau đó đọc phần thông tin trong SGK à trả lời câu hỏi sau : 
H: Hãy đề ra các biện pháp rèn luyện hệ tim và hệ mạch ?
- GV gọi 1 HS trả lời à HS khác nhận xét bổ sung 
- GV chỉnh lý sau đó cho HS rút ra kết luận .
- HS đọc thông tin SGK và thảo luận trả lời câu hỏi :
Không sử dụng thuốc lá , rượu , hêrôin 
Hạn chế ăn mỡ ĐV 
Cần kiểm tra sức khoẻ định kì và tiêm phòng các bệnh có hại cho tim mạch .
- Đại diện nhóm trình bày nhóm khác rút ra nhận xét và kết luận :
- HS quan sát bảng và đọc thông tin 
- HS trả lời câu hỏi 
Tập thể dục thể thao thường xuyên , đều đặn vừa sức , xoa bóp 
- HS rút ra kết luận .
II.Vệ sinh hệ tim mạch :
1 / Cần bảo vệ hệ tim mạch tránh các tác nhân nguy hại: 
- Cần khắc phục và hạn chế các nguyên nhân làm tăng nhịp tim và huyết áp 
- Tiêm phòng các bệnh có hại cho tim mạch 
- Hạn chế ăn thức ăn có hại cho tim mạch 
2/ Cần rèn luyện hệ tim mạch :
- Cần rèn luyện tim mạch thường xuyên , đều đặn , vừa sức bằng các hình thức thể dục thể thao , xoa bóp 
IV. CỦNG CỐ
GV gọi học sinh đọc ghi nhớ SGK
Gv treo bài tập trắc nghiệm yêu cầu học sinh hoàn thành.
Chọn câu trả lời đúng nhất :
1 / Máu tuần hoàn liên tục theo 1 chiều trong hệ mạch là nhờ :
a/ 	c Các van tim 
d/ 	c A và b 
b/ 	c Sự co bóp nhịp nhành của tim 
e/ 	c B và c 
c/ 	c Tính đàn hồi của thành động mạch 
f/ 	c A ,b , c đều đúng
2 / Muốn có một trái tim khoẻ mạch cần phải :
c Tập thể dục thể thao thường xuyên 
c Không sử dụng thuốc lá , rượu , hêrôin
c Hạn chế ăn mỡ động vật 
c Cả a ,b , c đều đúng
Yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi sau:
V. DẶN DÒ:
- Học bài + trả lời câu hỏi 1,2,3,4 SGK / 60. Đọc phần : “ Em có biết “
- Chuẩn bị dụng cụ thực hành :1 cuộn băng 2 miếng gạc, 1 bịch bông gòn, 1 miếng vải mềm , 1 dây vải hoặc dây cao su 	
VI. RÚT KINH NGHIỆM
..
Tuần	: 10
 Ngày soạn :25/10/010
Tiết	: 19 
 Ngày dạy :26/10/010
KIỂM TRA 45 PHÚT 
I. MỤC TIÊU: Sau khi học xong bài này
- Củng cố ,đánh giá khả năng tiếp thu kiến thức của Hs từ đầu năm học đến tiết 17
- Rèn luyện kĩ năng phân tích ,tổng hợp kiến thức ,kĩ năng viết,trình bày
- Giáo dục ý thức trung thực,cẩn thận 
II/ Ma trận : 
 MĐĐG 
Mạch kiến thức
BIẾT
HIỂU
VẬN DỤNG
TRỌNG 
SỐ
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
Chương 1: Khái quát chung về cơ thể người
I(1,2) (1)
3
( 1)
II(1a (1)
II(1b)
(1)
5
4
Chương 2: vận động
I(3) (0,5)
II(2) (2)
2
2,5
Chương 3: tuần hồn
I(4) (0,5)
II(3) (0,5)
2 
(1)
II(,3) (0,5)
II(3) (1)
5
3,5
Tổng cộng: câu hỏi
 Điểm
4
2,5
1
0,5
2
1,5
2
1,5
3
4
12
10
III/ Đề bài :
Đề A 
I.Trắc nghiệm khách quan (4 điểm ) 
Câu 1. Khoanh tròn vào trước chữ cái có câu trả lời đúng. (2 điểm)
1.1/ Phản xạ là
a. Mọi hoạt động của cơ thể
b. Phản ứng của cơ thể trả lời kích thích của môi trường trong hay môi trường ngoài cơ thể
c. Phản ứng của cơ thể trả lời kích thích của môi trường thông qua hệ thần kinh
d. Sự thích nghi của cơ thể đối với môi trường sống
1.2 / Một cung phản xạ gồm các yếu tố
a. Cơ quan thụ cảm, cơ quan cảm ứng ,nơron hướng tâm, nơron ly tâm, nơron trung gian
b. Các yếu tố kích thích của môi trường trong và ngoài cơ thể 
c. Cả a, b đúng d. Cả a, b, sai
1.3/ Nguyên nhân của sự mỏi cơ 
a. Làm việc quá sức	b. Lượng oxi cung cấp thiếu
c. Lượng cacbonic trong máu quá cao	d. Axit lactic tích tụ đầu độc cơ
1.4/ Thành phần cấu tạo của máu
a. Huyết tương, hồng cầu, bạch cầu	b. Hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu, huyết tương
c Tiểu cầu, nước mô, bạch huyết	d. Cả a, c đều đúng
Câu 2.Chọn những cụm từ ( điền theo số thứ tự ) sau đây để điền vào chỗ trống ( 1 điểm )
1. Van nhĩ thất	4. Một chiều	7.Vận tốc
2. Tâm thất trái	5. Các cơ tim
3. Van động mạch	6. Tâm thất phải
 Tim của người được cấu tạo bởi......... và mô liên kết, tạo thành 4 ngăn.Độ dày của cơ tim ở các ngăn không bằng nhau, thành của......... dày nhất, giữa các ngăn trên và dưới có ............, giữa các tâm thất và động mạch có.........., bảo đảm cho máu vận chuyển theo ........... nhất định.
Câu3. Ghép các thông tin ở cột A tương ứng với cột B ( 1 điểm )
 A 
 B
C
 1. Lưới nội chất
 2. Ribô xôm 
 3. Ti thể
 4. Bộ máy gôngi
a. Tổng hợp và vận chuyển các chất
b. Thu hồi, tích trữ, phân phối sản phẩm 
c. Nơi tổng hợp prôtêin
d. Tham gia hoạt động hô hấp, giải phóng năng lượng
e. Liên hệ giữa các bào quan trong tế bào
f. Thu nhận, hồn thiện, phân phối sản phẩm
1.........; 
2...........; 
3...........; 4.............;
Đề B 
I.Trắc nghiệm khách quan (4 điểm ) 
Câu 1. Khoanh tròn vào trước chữ cái có câu trả lời đúng. (2 điểm)
1.1/ Thành phần cấu tạo của máu
a. Hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu, huyết tương	b. Huyết t

File đính kèm:

  • docsinh 8 chuan.doc