Giáo án môn Sinh học Khối 7 - Tuần 8 đến 11 - Năm học 2010-2011

A. Mục tiêu bài dạy:

1. Kiến thức :

 - Mô tả được hình dạng ngoài và cách di chuyển của giun đất.

 - Xác định được cấu tạo trong.

 - Bước đầu biết về hình thức sinh sản của giun đất.

2. Kĩ năng:

- Quan sát, phân tích, liên hệ thực tế.

B. Đồ dùng:

- GV: Tranh về cấu tạo ngoài, cấu tạo trong và sơ đồ di chuyển của giun đất.

- HS: học bài cũ và chuẩn bị bài mới.

C. Tiến trình bài giảng:

1. Kiểm tra bài củ : (5’)

 - Trình bày một số giun tròn khác, căn cứ vào nơi kí sinh hãy so sánh giun kim với giun móc câu, loài nào nguy hiểm hơn? loài nào dễ phòng hơn?

 - Đặc diểm chung của ngành giun tròn? Tại sao tỉ lệ mắc giun ở nước ta cao?

2. Mở bài : (SGK)

3. Các hoạt động học tập:

a. Hoạt động 1: Hình dạng ngoài và di chuyển

a1. Mục tiêu: Học sinh nắm được hình dạng ngoài và di chuyển của giun đất.

a2. Tiến hành:

 

TG HĐ của GV HĐ của HS

13 GV cho học sinh nghiên cứu thông tin, quan sát hình 15.1, 15.2, 15.3 sgk thảo luận theo nhóm hoàn thành bài tập 

Gọi học sinh trả lời.

H: Mô tả hình dạng ngoài của giun đất?

 

 

GV cung cấp thêm: ở giun đất đã có khoan cơ thể chính thức. - Hs tiến hành theo hướng dẫn của giáo viên.

 

 

-Đ A: 2,1,3,4

- Cơ thể dài, gồm nhiều đốt,phần đầu có miệng, thành cơ thể phát triển và đai sinh dục chiếm 3 đốt, hậu môn ở phía đuôi.

a3. Kết luận:

 - Cơ thể giun đất đối xứng hai bên, phân đốt và có khoang cơ thể chính thức.

 - Nhờ sự chun giãn cơ thể kết hợp với các vòng tơ mà giun đất di chuyển được.

b. Hoạt động 2: Cấu tạo trong và dinh dưỡng

b1. Mục tiêu: Học sinh nắm được cấu tạo trong và di chuyển của giun đất.

b2. Tiến hành:

TG HĐ của GV HĐ của HS

20 Gv hướng dẫn học sinh nghiên cứu kĩ hệ tiêu hóa, hệ tuần hoàn và hệ thần kinh ở hình 15.4 và 15.5 .

Gv thông báo về cách dinh dưỡng của giun . sau đó cho học sinh vận dụng để giải thích về nội dung liên quan đến các hệ cơ quan đó.

H: vì sao mưa nhiều giun đất lại chui lên khỏi mặt đất?

H: Cuốc phải giun đất thấy có chất lỏng màu đỏ chảy ra, đó là chất gì? Và tại sao có màu đỏ?

 HS tiến hành theo hướng dẫn của GV

 

 

- Hs lắng nghe, lĩnh hội kiến thức.

 

 

 

- Vì nước ngập làm cơ thể chúng bị ngạt thở (hô hấp bằng da)

-Là máu vì cơ thể giun đất bắt đầu có hệ tuần hoàn, máu ang sắc tố chưa săt nên có màu đỏ.

b3. Kết luận:

 - Giun đất có cơ quan tiêu hóa phân hóa, hô hấp qua da, có hệ tuần hoàn kín, hệ thần kinh chuổi hạch.

 - Giun đất lưỡng tính , khi sinh sản ghép đôi.

4. Củng cố, kiểm tra, đánh giá: (5’)

- HS đọc phần khung Sgk

- Làm bài tập Sgk

5. Dặn dò: (2’)

- Học bài, xem trước bài mới.

 

 

doc14 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 547 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Sinh học Khối 7 - Tuần 8 đến 11 - Năm học 2010-2011, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
2. Kĩ năng:
- Quan sát, phân tích, liên hệ thực tế.
3. Thái độ:
	- Biết bảo vệ các loài động vật, yêu thiên nhiên.
B. Đồ dùng: 
- GV: Tranh vẽ về giun đỏ, đỉa, rươi
- HS: 	học bài cũ và chuẩn bị bài mới.
C. Tiến trình bài giảng:
1. Mở bài : (SGK) 
2. Các hoạt động học tập:
a. Hoạt động 1: Một số giun đốt thường gặp.
a1. Mục tiêu: Học sinh nắm được đặc điểm cấu tạo của đỉa, giun đỏ, rươi.
a2. Tiến hành: 
TG
HĐ của GV
HĐ của HS
20’
GV cho học sinh nghiên cứu thông tin mục 1, thảo luận theo nhóm hoàn thành bảng.
H: Giun đỏ thường sống ở đâu?
H: Đặc điểm cơ thể?
H: Đỉa có lối sống như thế nào?
H: đặc điểm cơ thể?
H: Rươi sống ở đâu?
Gv gọi các nhóm lên hoàn thiện bảng
- Hs tiến hành theo hướng dẫn của giáo viên
- Cống, rảnh.
-Thân phân đốt vớ các mang tơ dài
-Kí sinh ngoài
-Ống tiêu hóa phát triển thành giác bám và nhiều ruột tịt để hút và chứa máu.
- Nước lợ
- Các nhóm theo dõi bổ sung lẫn nhau
a3. Kết luận:
	- Giun đỏ thường sống thành búi ở cống rãnh, đầu cắm xuống bùn, thân phân đốt với các mang tơ dài, luôn uốn sóng để hô hấp.
	- Đỉa sống kí sinh ngoài: Ống tiêu hóa phát triển thành giác bám và nhiều ruột tịt để hút và chứa máu.
	- Rươi sống ở môi trường nước lợ:cơ thể phân đốt và chi bên có tơ phát triển, đầu có mắt, khứu giác và xúc giác.
b. Hoạt động 2: Đặc điểm chung
b1. Mục tiêu: Học sinh khái quát được các đặc điểm chung của ngành giun đốt 
b2. Tiến hành: 
TG
HĐ của GV
HĐ của HS
15
Gv cho học sinh nghien cứu thông tin, làm việc theo cặp hoàn thành bảng 2
- gọi học sinh lên bảng thành bảng 2
H: đặc điểm chung cảu ngành giun đốt?
HS tiến hành theo hướng dẫn của GV
- Học sinh theo dõi, nhận xét, bổ sung lẫn nhau.
- Đặc điểm chung: phân đốt, có thể xoang, ống tiêu hóa phân hóa, bắt đầu có hệ tuần hoàn...
b3. Kết luận: 
	- Cơ thể phân đốt, có thể xoang, ống tiêu hóa phân hóa, bắt đầu có hệ tuần hoàn, di chuyển nhờ chi bên, tơ hay hệ cơ của thành cơ thể, hô hấp qua da hay mang.
3. Củng cố, kiểm tra, đánh giá: (5’)
- HS đọc phần khung Sgk
- Làm bài tập Sgk
4. Dặn dò: (2’)
- Học bài, xem trước bài mới.
KIỂM TRA 1 TIẾT
Tuần 9 , tiết 18
Ngày soạn : 15/10/2010
Ngày dạy : 19/10/2010
A. Mục tiêu bài dạy:
1. Kiến thức :
	- Cũng cố khắc sâu kiến thức từ chương I đến chương III
2. Kĩ năng:
- Tái hiện kiến thức, trình bày.
3. Thái độ:
	- Trung thực, nghiêm túc khi làm bài kiểm tra.
B. Đồ dùng: 
- GV: đề bài
- HS: 	chuẩn bị kiến thức cho bài kiểm tra.
C. Tiến trình bài giảng:
1. phát đề 
2. Thu bài
3. Dặn dò: - Học bài, xem trước bài mới.
MA TRẬN ĐỀ
MỨC
 ĐỘ
NỘI DUNG
NHẬN BIẾT
THÔNG HIỂU
VẬN DỤNG
TỔNG
TL
TL
TL
Chương I
Ngành ĐVNS
Câu 1
(3,5 đ)
1Câu 
(3,5 đ)
Chương II
Ngành Ruột khoang
Câu 2
(3 đ)
1 Câu 
(3 đ)
chươngIII
Các ngành giun
Câu 4
(1,5 đ)
Câu 4
(2 đ)
2 Câu 
(3,5 đ)
TỔNG
3,5đ (35%)
4,5đ(45%)
2đ (20%)
10 đ (100%)
Đề: 
Câu 1:(3,5 đ) Vẽ và chú thích hình trùng roi?
Câu 2:(3 đ) Nêu đặc điểm chung và vai trò của ngành ruột khoang?
Câu 3: (1,5 đ) Ngành giun đốt tiến hóa hơn ngành giun tròn ở những đặc điểm nào?
Câu 4:(2đ) Để phòng chống bệnh giun sán kí sinh ta phải làm gì?
Đáp án và biểu điểm hướng dẫn chấm:
Câu 1:
Vẽ hình 4.1/17 sgk đúng đầy đủ được 1,75 đ
Chú thích đầy đủ được 1,75 đ
Câu 2 :
* Đặc điểm chung:(2 đ)
Cơ thể có đối xứng tõa tròn.
Ruột dạng túi.
Thành cơ thể gồm hai lớp tế bào.
Có tế bào gai tự vệ và tấn công
* Vai trò:(1 đ) làm thức ăn cho người và động vật khác. cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp và trang sức, có ý nghĩa lớn với hệ sinh thái biển.
Câu 3: (1,5 đ)
-Cơ thể có các cơ quan và bộ phận chuyên hóa:
+ Có khoang cơ thể chính thức
+ có cơ quan di chuyển
+ có hệ tuần hoàn.
+ Hệ tiêu hóa phân hóa cao.
+ Hệ thần kinh dạng chuỗi.
Câu 4: (2 đ)để phòng chông bệnh giun sán kí sinh ta phải:
vệ sinh ăn uống.
vệ sinh môi trường.
tẩy giun định kì
tránh tiếp xúc trục tiếp với môi trường bẩn.
CHƯƠNG IV: NGÀNH THÂN MỀM
 Bài 18 TRAI SÔNG
Tuần 10, tiết 19 
Ngày soạn :23/10/2010
Ngày dạy : 25/10/2010
A. Mục tiêu bài dạy:
1. Kiến thức :
	- Tìm hiểu đặc điểm cấu tạo, cách di chuyển của trai sông một đại diện của thân mềm.
	- Hiểu được cách dinh dưỡng, cách sinh sản của trai sông thích nghi với lối sống thụ động, ít di chuyển. 
2. Kĩ năng:
- Quan sát, phân tích, liên hệ thực tế.
3. Thái độ:
	- Biết bảo vệ các loài động vật, yêu thiên nhiên, bảo vệ môi trường sống.
B. Đồ dùng: 
- GV: tranh vẽ, vỏ, cấu tạo cát ngang của vỏ, cấu tạo ngoài và cấu tạo trong của trai.
- HS: 	học bài cũ và chuẩn bị bài mới.
C. Tiến trình bài giảng:
1. Mở bài : (SGK) 
2. Các hoạt động học tập:
a. Hoạt động 1: Hình dạng, cấu tạo vỏ trai và cơ thể trai
a1. Mục tiêu: HS nắm được hình dạng, cấu tạo vỏ trai và cơ thể trai.
a2. Tiến hành: 
TG
HĐ của GV
HĐ của HS
20’
GV cho học sinh quan sát hình 18.1, 18.2, 18.3 thảo luận theo nhóm hoàn thành bài tập Ñ 
H: Để mở vỏ trai quan sát bên trong cơ thể, ta phải làm thế nào? 
H: khi trai chết thì vỏ mở, tại sao?
H: Mài mặt ngoài vỏ trai thấy có mùi khét, vì sao?
GV: Gọi các nhóm trình bày đáp án.
- Hs tiến hành theo hướng dẫn của giáo viên.
-Phải luồn lưỡi dao vào qua khe vỏ, cắt cơ khép vỏ trước và sau. Cơ khép vỏ bị cắt lập tức vỏ trai sẽ mở ra. Điều đó chứng tỏ sự mở ra là do tính tự động của trai( do dây chằng bản lề có tính đàn hồi cao) nên khi trai chết vỏ thường mở ra. 
-Vì lớp ngoài là lớp sừng tó thành phần giống tổ chức sừng ở các động vật khác.
-Học sinh nhận xét, bổ xung lẫn nhau.
a3. Kết luận:
	- Vỏ trai gồm hai mảnh gắn liền với nhau nhờ bản lề ở phía lưng. Dây chằn ở bản lề có tính đàn hồi cùng với hai cơ khép vỏ điều chỉnh động tác đóng mở vỏ. Vỏ trai có lớp sừng bọc ngoài, có lớp đá vôi ở giưa và lớp xà cừ óng ánh ở trong cùng.
	- Dưới vỏ trai là áo trai, mặt trong tạo thành khoang áo, tiếp là hai tấm mang ở mỗi bên. ở trung tâm cơ thể : phía trong là thân trai, phía ngoài là chân trai.
b. Hoạt động 2: Di chuyển, dinh dưỡng và sinh sản ở trai.
b1. Mục tiêu: Học sinh nắm được di chuyển, dinh dưỡng và sinh sản ở trai.
b2. Tiến hành: 
TG
HĐ của GV
HĐ của HS
18’
Gv cho học sinh nghiên cứu thông tin,làm việc theo cặp trả lời câu hỏi phần lệnh.
H: Giải thích cơ chế giúp trai di chuyển trong bùn theo chiều mủi tên.
H: dòng nước qua ống hút vào khoang áo mang theo những chất gì vào miệng và mang trai?
H: Lấy mồi như vậy là chủ động hay bị động?
H: Trình bày quá trình sinh sản của trai?
Trả lời các câu hỏi phần lệnh
HS tiến hành theo hướng dẫn của GV
-Trai thò chân và vươn dài trong bùn về hướng muốn đi tới để mở đường, sau đó trai co chân đồng thời với việc khép vỏ lại tạo ra lực đẩy do nước phụt ra ở rảnh phía sau làm trai tiến về phía trước.
- Thức ăn (vụn hữu cơ, động vật nguyên sinh), khí Oxi .
- Thụ động.
- Trai phân tính, con non phát triển qua giai đoạn ấu trùng.
- Ấu trùng sông bám ở mang và da cá(có nhiều khí Oxi và thức ăn, được bảo vệ)
b3. Kết luận: 
	-Trai di chuyển bằng chân rìu.
	- Trai hút nước qua ống hút để vào khoang áo rồi qua mang vào miệng nhờ sự rung động của các lông trên tấm miệng, qua mang, oxi được tiếp nhận, đến miệng thức ăn được giữ lại.
	- Cơ thể trai phân tính, thụ tinh trong, trứng non đẻ ra được giữ trong mang. Ấu trùng nở ra sống trong mang mẹ một thời gian rồi bám vào da và mang cá một vài tuần nữa mới rơi xuống bùn phát triển thành trai trưởng thành.
3. Củng cố, kiểm tra, đánh giá: (5’)
- HS đọc phần khung Sgk
- Làm bài tập Sgk
4. Dặn dò: (2’)
- Học bài, xem trước bài mới.
Bài 19. MỘT SỐ THÂN MỀM KHÁC
Tuần10 , tiết 20 
Ngày soạn :22-10-2010
Ngày dạy : 26-10-2010
A. Mục tiêu bài dạy:
1. Kiến thức :
- Nhận biết được đặc điểm cấu tạo, lối sống của một số đại diện thân mềm thường gặp ở thiên nhiên nước ta như: ốc sên, mực, bạch tuộc, sò, ốc vặn, nhất là các thân mềm di chuyển tích cực (mực)
- Riêng với ốc sên và mực cần hiểu biết thêm một số tập tính trong sinh sản, săn mồi và tự vệ của chúng.
2. Kĩ năng:
- Quan sát, phân tích, liên hệ thực tế.
3. Thái độ:
	- Bảo vệ các và phát triển các loại thân mềm có lợi và phòng tránh các loại thân mềm có hại.
B. Đồ dùng: 
- GV: Các tranh hình sgk
- HS: 	học bài cũ và chuẩn bị bài mới.
C. Tiến trình bài giảng:
1. kiểm tra bài cũ: (5’)
	- Trai tự vệ bằng cách nào? Nêu cấu tạo của trai đảm bảo cách tự vệ đó có hiệu quả.
2. Mở bài : (SGK) 
3. Các hoạt động học tập:
a. Hoạt động 1: Nhận biết đặc điểm ở một số đại diện
a1. Mục tiêu: Hs nắm và phân biệt được đặc điểm của các đại diện
a2. Tiến hành: 
TG
HĐ của GV
HĐ của HS
18’
GV cho học sinh nghiên cứu thông tin sgk quan sát hình 19.1→19.4 quan sát mẫu vật thật (ốc sên) để tìm hiểu đặc điểm ở một số thân mềm, làm việc theo nhóm.
Gv gọi đại diện nhóm lên xác định các bộ phận trên cơ thể ốc sên.
H: Tìm các đại diện tương tự mà em gặp ở địa phương?
H: Những loài có giá trị thực phẩm cao?
- HS tiến hành theo hướng dẫn của GV
- Vỏ ốc, đỉnh ốc, tua đầu,tua miệng, thân , chân.
-Tương tự ốc sên có nhiều loài ốc sên lớn, bé hại cây trồng ở trên cạn. ốc bưu vàng hại lúa.
-Tương tự trai, sò: hến, vem,...
-Tương tự ốc vặn: Ốc nhồi, ốc bưu,...
-mực, bạch tuột, sò...
a3. Kết luận:
	- Thân mềm có số lượng loài lớn (70 nghìn loài) rất đa dạng và phong phú ở vùng nhiệt đới, một số đại diện thường gặp như:
	+ Ốc sên ở trên cạn.
	+ Mực sống ở biển.
	+ Bạch tuộc có 8 tua, mai lưng tiêu giảm, săn mồi tích cực, có giá trị thực phẩm.
	+Sò có hai mảnh vỏ, sống ở ven biển, có giá trị xuất khẩu.
b. Hoạt động 2: Một số tập tính của thân mềm
b1. Mục tiêu: Học sinh nắm được các tập tính của thân mềm, phát triển các loài có lợi và kìm hảm các loài có hại.
b2. Tiến hành: 
TG
HĐ của GV
HĐ của HS
15’
GV cho học sinh nghiên cứu thông tin thảo luận theo cặp hoàn thành bài tập Ñ .
H: Hệ thần kinh của thân mềm có đặc điểm gì?
H: Ốc sên tự vệ bằng cách nào?
H: Ý nghĩa sinh học của tập tính đào lỗ đẻ trứng?
H: Mực bắt mồi bằng gì?
H: Mực phun hỏa mù để làm gì?
HS tiến hành theo hướng dẫn của GV
- Rất phát triển và tập trung hơn giun đốt, hạch não phát

File đính kèm:

  • docGA SINH HOC 7 TUAN 8 den TUAN 11.doc