Giáo án môn Sinh học Khối 7 - Tuần 1

I. Mục tiêu:

Nắm được đặc điểm chung của thế giới động vật

Nắm được đặc điểm chung của động vật có xương sống.

II. Chuẩn bị

1. GV: Giáo án, tài liệu tham khảo

2. HS: Ôn lại kiến thức sinh học 7, SGK SH 7

III. Tiến trình dạy học

1. ổn định tổ chức

2. Kiểm tra

3 Bài mới

- GV: Nêu câu hỏi:

- CH: Sự đa dạng của thế giới động vật được thể hiện qua đặc điểm nào ?

- CH: Động vật có đặc điểm chung như thế nào ?

- CH: Nêu đặc điểm chung của ĐVCXS ?

- HS: Nghiên cứu SGK SH 7 trả lời câu hỏi

- GV: Nhận xét chuẩn kiến thức:

I. Sự đa dạng của thế giới động vật

Động vật sống ở khắp nơi trên hành tình, thế giới động vật vô cùng đa dạng và phong phú. Sự đa dạng được thể hiện:

- Đa dạng về loài, phong phú về số lượng cá thể

- Đa dạng về môi trường sống

II. Đặc điểm chung của động vật:

Động vật được phân biệt chủ yếu với thực vật là: Dị dưỡng, có khả năng di chuyển, có hệ thân kinh và giác quan. Động vật được phân chia thành động vật không xương sống và động vật có xương sống.

*. ngành động vật có xương sông:

III. Đặc điểm chung:

 Là ngành động vật cso xương sống gồm lớp: cá, lương cư; Bò sát, lớp thú. Động vật có xương sống có xương trong, trong đó có cột sống. Cột sống là đặc điểm cơ bản nhất để phân biệt ngành động có xương sống với ngành động vật không xương sống.

4. Củng cố:

 

doc9 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 559 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Sinh học Khối 7 - Tuần 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 thành hệ tuần hoàn kín. Cá hô hấp bằng mang.
 - Cơ quan thần kinh: Thàn kinh của cá tương đối phát triển gômg não và tủy sống có chức năng điều khiển các hoạt động phức tạp của cá. ở cá các giác quan quan trọng là mắt, mũi (mũi chỉ ngửi không để thở), cơ quan đường bên giúp cá nhận biết các kích thích về áp lực, tốc độ dòng nước và các vật cản để tránh.
4. Củng cố:
GV: Nhắc lại những nội dung trong tâm cần ghi nhớ
HS: Tóm tắt lại toàn bộ nội dung tiết học
5. Hướng dẫn học ở nhà
Ôn tập những nội dung đã học.
Tiết 3
Lớp lưỡng cư : ếch đồng
I. Mục tiêu:
Nắm được đặc điểm chung, đời sống của lưỡng cư, đặc điểm cấu tạo thích nghi với môi trường nửa nước nửa cạn và quá trình sinh sản của lương cư thông qua nghiên cứu về ếch đồng.
II. Chuẩn bị
1. GV: Giáo án, tài liệu tham khảo
2. HS: Ôn lại kiến thức sinh học 7, SGK SH 7
III. Tiến trình dạy học
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra
3 Bài mới
- GV: Nêu câu hỏi:
- CH: Tóm tắt những đặc điểm chung của lớp lương cư và đời sống của chúng ?
- CH: Nêu đặc điểm cấu tạo của lưỡng cư thích nghi với môi trường sống nửa nước nửa cạn ?
- CH: Nêu đặc điểm sinh sản của lưỡng cư ?
- HS: Nghiên cứu SGK SH 7 trả lời câu hỏi
- GV: Nhận xét chuẩn kiến thức:
*. Đặc điểm chung:
	Là động vật có xương sống đầu tiên sống ở cạn nhưng còn nhiều đặc điểm của tổ tiên sống ở dưới nước như: Trứng thụ tinh ngoài trong môi trường nước, ấu trùng sống trong môi trường nước. Nhưng khi trưởng thành chúng bắt đầu có những đặc điểm thích nghi với môi trường cạn (Chi cấu tạo kiểu 5 ngón nhưng còn yếu; , sọ có hai lồi cầu, có hai vòng tuần hoàn nhưng timchỉ có 3ngăn, tai đã có tai giữa). Lưỡng cư là động vật biến nhiệt.
1. Đời sống: 
	ở những nơi ẩm ướt (ao, đầm nước), thường đi kiếm mồi vào ban đêm, thức ăn chủ yếu là sâu bọ, cua cá con, gium ốc. Vào mùa đông ếch ẩn trong hang gọi là hiện tượng trú đông là động vật biến nhiệt.
2. Những đặc điểm cấu tạo thích nghi với môi trường sống nước:
 Đầu dẹp nhọn, khớp với thân thành một khối thuân nhọn về phía trước. Da trần phủ lớp nhày và ẩm, dễ thấm khí; các chi sau có màng bơi căng giữa các ngón.
3. Những đặc điểm cấu tạo thích nghi với môi trường sống trên cạn:
 Mắt và mũi nằm ở vị trí cao trên đầu (lỗ mũi thông với khoang miệng và phổi vừa để ngửi và hở).. Mắt có mi giữ nước mắt do tuyến lệ tiết ra, tai có màng nhĩ. Chi năm phần có ngón chia đốt linh hoạt, 
4. Sinh sản: 
 Thụ tinh ngoài vòng đời phát triển qua biến thái (ấu trủng sống chủ yéu ở dưới nước, khi trưởng thành sống chủ yếu ở trên cạn).
5. Phân loại:
 - Bộ lưỡng cư có đuôi
 - Bộ lưỡng cư không đuôi (ếch đồng)
 - Bộ lưỡng cư không chân
6. Vai trò của lưỡng cư:
 - Đối với nông nghiệp: Đa số loài lưỡng cư đều có ích đối với nông nghiệp vì chúng tiêu diệt một số sâu bọ hại mùa màng
 - Đối với y học và sức khỏe: Đại đa số các loài ếch nhái tiêu diệt một số vật chủ trung gian truyền bệnh như ruồi, muỗi...
 - Ngoài ra một số lưỡng cư như ếch... còn có giá trị làm thực phẩm.
4. Củng cố:
GV: Nhắc lại những nội dung trong tâm cần ghi nhớ
HS: Tóm tắt lại toàn bộ nội dung tiết học
5. Hướng dẫn học ở nhà
Ôn tập những nội dung đã học.
Ngày giảng:......../.........
tháng 10
Tuần 2 (3 tiết)
Tiết 1: 
Lớp Bò sát và lớp chim
I. Mục tiêu:
Nắm được đặc điểm chung, đời sống của lớp bò sát và lớp chim, đặc điểm cấu tạo của lớp bò sát và lớp chim thích nghi với môi trường sống và quá trình sinh sản của của lớp bò sát và lớp chim thông qua các đại diện.
II. Chuẩn bị
1. GV: Giáo án, tài liệu tham khảo
2. HS: Ôn lại kiến thức sinh học 7, SGK SH 7
III. Tiến trình dạy học
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra
3 Bài mới
- GV: Nêu câu hỏi:
- CH: Tóm tắt những đặc điểm chung của của lớp bò sát và lớp chim và đời sống của chúng ?
- CH: Nêu đặc điểm cấu tạo của của lớp bò sát và lớp chim thích nghi với môi trường sống ?
- CH: Nêu đặc điểm sinh sản của của lớp bò sát và lớp chim ?
- HS: Nghiên cứu SGK SH 7 trả lời câu hỏi
- GV: Nhận xét chuẩn kiến thức:
I. Lớp bò sát
1. Đặc điểm chung:
 Là loài động vật có xương sống đầu tiên chính thức sống trên cạn hoàn toàn không lệ thuộc vào môi trường nước, nhưng vẫn là động vật biến nhiệt.
- Những đặc điểm thích nghi với môi trường cạn của bò sát là:
 + Bò sát sinh sản ở cạn, trứng có nhiều noãn hoàn, có màng ối bảo vệ phôi khỏi bị khô.
 + Da khô ít tuyến có vảy sừng bảo vệ cho cơ thể chống lại sự thoái hơi nước.
 + Quá trình hô hấp hoàn toàn nhờ phổi nên phổi có cấu tạo hoàn chỉnh hơn.
 + Tim và cung động mạch phân hóa hơn
 + Bán cầu não phát triển hơn so với lưỡng cư
 + Có hai đốt sống cổ đâù cử động linh hoạt hơn lương cư.
Đại diện là thằn lằn
2. Phân loại:
Được chia làm 3 bộ
 - Bộ có vảy (thằn lằn; rắn)
 - Bộ cá sấu (Cá sấu Xiêm)
 - Bộ rùa (Rùa nuí vàng; rùa đầm; rùa ba vạch)
II: Lớp chim
*. Đặc điểm chung:
 Là động vật có xương sống, có màng ối, có tổ chức cơ thể cao, có cấu tạo thích nghi với đời sống bay lượn, có nguồn gốc từ bò sát chim. Những đặc điểm tiến hóa của lớp chim so với các lớp trước:
 - Hệ thần kinh và giác quan phát triển ở mức cao hơn bò sát.
 - Có khả năng trao đổi chất cao và khả năng điều hòa nhiệt độ cơ thể ổn định nhiệt độ cơ thể không lệ thuộc vào nhiệt độ môi trường (Đv hằng nhiệt)
 - Khả năng sinh sản hoàn chỉnh hơn bò sát được thể hiện qua ấp trứng và nuôi con bằng sữa diều (10-16 ngày sau khi nở).
1. Đặc điểm cấu tạo ngoài thích nghi với đời sống bay lượn:
 Thân hình thoi giảm sức cản của không khí, chi trước biến đổi thành cánh giúp chim bay lượn dễ dàng trên không, chi sau gồm 3 ngón trước một ngón sau giúp chim bắm chặt vào cành cây và dê dàng khi hạ cánh. Lông ống giúp chim khi giang cánh tạo một diện tích rộng, trên thân mang rất nhiều lông tơ giúp chim giữ nhiệt và làm cơ thể nhẹ. Móừng bao lấy hàm không răng giúp đầu chim nhẹ, cổ dài khớp đầu với thân giúp cử động linh hoạt dễ quan sát.
2. Đặc điểm cấu tạo trong thích nghi với đời sống bay lượn:
 Hệ hô hấp của chim có thêm hệ thống túi khí thông với phổi, sự kết hợp giữa túi khí và phổi trong hô hấp ở chim gọi là hình thức hô hấp kép; tim 4 ngăn, kích thước lớn nhịp đập nhanh nên máu không bị pha trộn phù hợp với trao đổi chất mạnh ở chim duy trì nhiệt độ cơ thể ổn định (ĐV hằng nhiệt).
3. Phân loại:
Được chia làm 3 nhóm chim chính:
- Nhóm chim chạy: Hoàn toàn không biết bay thích nghi với tập tính chạy. Đặc điểm cấu tạo cánh ngắn, yếu, chân to. Đại diện như đả điểu châu phi, mỹ, úc.
- Nhóm chim bơi: Hoàn toàn không biết bay đi lại trên cạn khó khăn thích nghi với tập tính bơi lội . Đặc điểm cấu tạo: cánh dài khỏe có lông nhỏ không thấm nước. Đại diện là chaim cánh cụt.
- Nhóm chim bay: Là hầu hết các loài chim hiện nay thích nghi với đời sống bay lượn có đặc điểm cánh rất phát triển.
4. Củng cố:
GV: Nhắc lại những nội dung trong tâm cần ghi nhớ
HS: Tóm tắt lại toàn bộ nội dung tiết học
5. Hướng dẫn học ở nhà
Ôn tập những nội dung đã học.
Tiết 2: 
lớp thú: Đại diện là thỏ:
I. Mục tiêu:
Nắm được đặc điểm chung, đời sống của lớp thú, đặc điểm cấu tạo của lớp thú thích nghi với môi trường sống và quá trình sinh sản của của lớp thú thông qua các đại diện.
II. Chuẩn bị
1. GV: Giáo án, tài liệu tham khảo
2. HS: Ôn lại kiến thức sinh học 7, SGK SH 7
III. Tiến trình dạy học
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra
3 Bài mới
- GV: Nêu câu hỏi:
- CH: Tóm tắt những đặc điểm chung của của lớp thú và đời sống của chúng ?
- CH: Nêu đặc điểm cấu tạo của của lớp thú thích nghi với môi trường sống ?
- CH: Nêu đặc điểm sinh sản của của lớp lớp thú, phân loại lớp thú, sự đa dạng của lớp thú.?
- HS: Nghiên cứu SGK SH 7 trả lời câu hỏi
- GV: Nhận xét chuẩn kiến thức:
* Đặc điểm chung
 Lớp thú có tổ chức cơ thể cao nhất trong các lớp động vật có xương sống hiện nay được thể hiện qua những đặc điểm sau:
- Hệ thàn kinh phát triển ở cấp độ cao (độ lớn của bán cầu não,, xuất hiện vỏ não lớn) thích ứng nhạy bén với sự thay đổi của môi trường.
- Có hiện tương thai sinh đẻ con và nuôi con bằng sữa mẹ nên tỷ lệ sống của con non rất cao.
- Có cường độ trao đổi chất và điều hòa nhiệt độ cơ thể hoàn chỉnh, nhiệt độ cơ thể không bị phụ thuộc vào nhiệt độ của mổi tường.
- Ngoài ra trên cơ thể của thú được bao bọc bởi một lớp lông mao, dưới da có nhiều tuyến. Cấu tạo của tim rất hoàn chỉnh (4 ngăn: 2 tâm thât, 2 tâm nhĩ và hệ mạch phát triển).
1. Cấu tạo ngoài:
 Trên cơ thể được phủ một lớp lông mao dày, xốp có tác dụng giữ nhiệt giúp thỏ an toàn khi lẩn trốn trong các bụi rậm. Cấu tạo của chi trước ngắn dùng để đào hàng và di chuyển, chi sau dài khỏe có tác dụng bật nhảy nhanh khi bị đuổi. Mũi thỏ rất thính có các lông xúc giác có tác dụng thăm dò thức ăn, môi trường sống và phát hiện kẻ thù. Tai thỏ to và thính định hướng ấm thanh phát hiện sớm kẻ thù.
2. Cấu tạo trong
 - Hệ cơ và xương: Gồm 7 đốt sống cổ, xương sười kết hợp với xương hông và xương ức tạo thành lồng ngực có cơ hoành, các chi thẳng góc nâng đỡ cơ thể lệ cao.
 - Hệ tiêu hóa: Nằm ở khoang bụng gồm: miệng, thực quản, dạ dày, ruột non, manh tràng, ruột già, gan, tụy.
 - Hệ hô hấp: Nằm ở khoang ngực gồm khí quản, phế quản và 2 lá phổi.
 - Hệ tuần hoàn: Gồm tim và hệ mạch máu, tim 4 ngắn (2 tân nhĩ, 2 tâm thất máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi có hai vòng tuần hoàn).
 - Hệ bài tiết: Gồm 2 quả thận, ống dẫn nước tiểu bóng đái, đường tiểu
 - Sinh sản: Con cái có buồng trứng, ống dẫn trứng và tử cung; Con đực có tinh hoàn, ống dẫn tinh và cơ quan giao phối. Thụ tinh trong đẻ con và nuôi con bằng sữa mẹ.
 - Hệ thần kinh: có bán cầu não lớn và tiểu não rất phát triển chỉ đạo các hoạt động phức tạp của thỏ.
3. Phân loại
- Bộ thú huyệt: Đại diện là thúmỏ vịt sống ở châu đại dương đẻ trứng có tuyến sữa nhưng chưa có vú.
- Bộ thú túi: Đại diện là kanguru sống ở châu đại dương, vú có tuyến sữa, con non rất nhỏ không thể tự bú mẹ, vú tiết sữa và tự động chạy vào miệng thú non.
- Bộ dơi: Đại diện là dơi ăn sâu bọ, ăn quả. Cơ thể cso đặc điểm: chi trước biến đổi thành cánh da nối liền với cánh tay. Mắt dơi nhìn rất kém xong thinh giác lại rất tinh (cảm nhanạ tần số âm từ 18 

File đính kèm:

  • docSH 7.doc