Giáo án môn Sinh học Khối 7 - Trọn bộ chương trình giảng dạy cả năm - Năm học 2010-2011

A.MỤC TIÊU BÀI HỌC:

- HS nêu được đặc điểm cơ bản để phân biệt động vật với thực vật

- Nắm được đặc điểm chung của động vật

- HS nắm được sơ lược cách phân chia giới động vật

- Rèn kĩ năng quan sát tranh , so sánh , tổng hợp.

B.ĐỒ DÙNG DAỴ HỌC:

- Tranh phóng to hình 2.1 SGK

C.PHƯƠNG PHÁP CHỦ YẾU:

- Quan sát, hoạt động nhóm, vấn đáp.

D. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1.Kiểm tra bài cũ: Hãy kể tên những động vật thường gặp ở địa phương em?

Chúng có đa dạng phong phú không?

Chúng ta phải làm gì để thế giới động vật mãi đa dạng và phong phú?

2.Bài mới: Giáo viên nêu vấn đề vào bài

 Hoạt động 1: PHÂN BIỆT ĐỘNG VẬT VỚI THỰC VẬT

3 . Kiểm tra đánh giá:

- Các đặc điểm chung của động vật?

- ý nghĩa của động vật đối với đời sống con người?

4. Dặn dò .

- Học bài và trả lời các câu hỏi SGK .

- Đọc mục “ Em có biết”

- HS lấy váng cống rãnh, váng ao hồ, làm bình nuôi cấy động vật nguyên sinh từ rơm khô

A.MỤC TIÊU BÀI HỌC:

- HS thấy được ít nhất 2 đại diện điển hình cho ngành động vật nguyên sinh là trùng roi và trùng đế giày

- Phân được cấu tạo, hình dạng cách di chuyển của đại diện này.

- Rèn kĩ năng quan sát tranh ,quan sát mẫu bằng kính hiển vi.

B.ĐỒ DÙNG DAỴ HỌC:

- GV: kính hiển vi, lam kính , la men , kim nhọn, ống hút.

- Tranh: Trùng giày, trùng roi , trùng biến hình.

- HS: Váng nước ao , hồ, rơm khô ngâm trong nước trong 5 ngày.

C.PHƯƠNG PHÁP CHỦ YẾU:

- Quan sát, hoạt động nhóm, thực hành.

D. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1.Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị mẫu vật của các nhóm HS

 GV phát dụng cụ thực hành.

2.Bài mới: Giáo viên nêu vấn đề vào bài như SGK

 GV nêu nội dung , yêu cầu của bài thực hành

 Hoạt động 1: QUAN SÁT TRÙNG GIÀY

A.MỤC TIÊU BÀI HỌC:

- HS nắm được đặc điểm cấu tạo, dinh dưỡng và sinh sản của trùng roi xanh, khả năng hướng sáng

- HS thấy được bước chuyển quan trọng từ động vật đơn bào đến động vật đa bào qua đại diện tập đoàn trùng roi.

B.ĐỒ DÙNG DAỴ HỌC:

- GV tranh phóng to hình 4.1; 4.2; 4.3 SGK

C.PHƯƠNG PHÁP CHỦ YẾU:

- Quan sát, hoạt động nhóm.

D. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1.Kiểm tra bài cũ: GV chấm vở bài tập23 của HS

2.Bài mới:

A.MỤC TIÊU BÀI HỌC:

- HS nêu được đặc điểm cấu tạo, di chuyển, dinh dưỡng và sinh sản của trùng biếnhình và trùng giày

- HS thấy được sự phân hoá chức năng của các bộ phận trong tế bào của trùng giày đó là biểu hiên mầm mống của động vật đa bào

- Giáo dục ý thức yêu thích bộ môn

B.ĐỒ DÙNG DAỴ HỌC:

- Tranh phóng to hình 5.1 ;5.2; 5.3 SGK

- HS kẻ phiếu học tập vào vở

 

doc132 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 401 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án môn Sinh học Khối 7 - Trọn bộ chương trình giảng dạy cả năm - Năm học 2010-2011, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h của cá .
Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm chung của cá.
- Yêu cầu HS thảo luận đặc điểm của cá về môi trường sống di chuyển , hô hấp, tuần hoàn , đặc điểm sinh sản, nhiệt độ của cơ thể
- HS nhớ lại kiến thức bài trước Ž thảo luận nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày , nhóm khác bổ sung.
- HS tự rút ra đặc điểm chung của cá.
* Kết luận: Cá là ĐVCXS thích nghi với đời sống hoàn toàn ở nước.
 Bơi bằng vây, hô hầp bằng mang , tim 2 ngăn chứa máu đỏ thẫm, máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi, thụ tinh ngoài , là động vật biến nhiệt.
Hoạt động 3: Tìm hiểu vai trò của cá.
+ Cá có vai trò gì trong tự nhiên và trong đời sống con người?
+ Mỗi vai trò hãy lấy ví dụ để minh hoạ?
- HS tự thu thập thông tin và liên hệ thực tế.
- 1 HS trả lời , lớp nhận xét.
* Kết luận: Cá cung cấp thực phẩm, là nguyên liệu chế thuốc chữa bệnh, diệt bọ gậy , diệt sâu bọ hại lúa
3. Kiểm tra đánh giá.
- GV đưa ra một số bài tập trắc nghiệm để HS làm?
- Nêu đặc điểm chung của cá?.
4. Dặn dò:
- HS học và làm bài tập SGK
- HS đọc “ Em có biết ”
- HS ôn tập học kì I.
tuần 17 tiết 34 : thực hành: mổ cá
Ngày soạn: 24/12/2010
a.mục tiêu bàI học:
- HS nhận dạng được một số nội quan của cá trên mẫu mổ.
- Phân tích vai trò của các cơ quan trong đời sống của cá
- Rèn kỹ năng mổ ĐVCXS và sử dụng các dụng cụ mổ.
- GD ý thức nghiêm túc, cẩn thận.
B.đồ dùng daỵ học:
- GV: Tranh vẽ 31.1 : 31.2 SGK.
 Mô hình: Cấu tạo trong của cá chép và bộ não cá.
- HS : Chậu mổ, bộ đồ mổ, kính lúp
 1 nhóm/ 1 con cá chép.
C.phương pháp chủ yếu:
-Thực hành, hoạt động nhóm.
D. hoạt động dạy học:
1.Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
2.Bài mới: GV nêu yêu cầu của tiết thực hành như trong SGK
Hoạt động 1: Hướng dẫn mổ cá.
- GV treo hình vẽ 31.1- 31.2 SGK , hướng dẫn HS cách mổ cá. Chú ý vị trí đường cắt để nhìn rõ nội quan của cá.
- GV biểu diễn thao tác mổ.
- Sau khi mổ cho HS quan sát vị trí tự nhiên của các nội quan chưa gỡ.
 Hoạt động 2: thực hành của học sinh.
- Các nhóm thực hành theo hướng dẫn của GV.
 + 1 em nhóm trưởng mổ cá.
 + Quan sát cấu tạo trong: quan sát vị trí tự nhiên của các nội quan chưa gỡ.
 + Gỡ nội quan để quan sát rõ các cơ quan.
 + Mổ não cá để quan sát cấu tạo não.
- HS quan sát đến đâu thì ghi chép đến đó.
- Sau khi quan sát , các nhóm trao đổi ă nêu nhận xét , vị trí , vai trò của từng cơ quan
ăđiền vào bảng( tr 107) 
Bảng 1: Các cơ quan bên trong của cá.
Tên cơ quan
Nhận xét vị trí và vai trò
Mang ( hệ hô hấp)
Nằm dưới xương nắp mang trong phần đầu, gồm các lá mang gần xương cung mang: vai trò trao đổi khí.
Tim ( hệ tuần hoàn)
Nằm phía trước khoang thân ứng với vây ngực, co bóp để đẩy máu vào động mạch, giúp cho sự tuần hoàn máu.
Hệ tiêu hoá
Phân hoá rõ rệt thành thực quản, dạ dày, ruột,có gan, tiêu hoá thức ăn.
Bóng hơi
Trong khoang thân, sát cột sống, giúp cá chìm nổi trong nước.
Thận ( hệ bài tiết)
Hai dải , sát cột sống. Lọc từ máu các chất không cần thiết để thải ra ngoài.
Tuyến sinh dục
Trong khoang thận, ở cá đực là hai dải tinh hoàn, ở cá cái là 2 buồng trứng phát triển trong mùa sinh sản
Não
Nằm trong hộp sọ , ngoài ra còn có tuỷ sống nằm trong các cung đốt sống. Điều khiển , điều hoà hoạt động của cá.
3. Nhận xét - đánh giá:
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả đã quan sát được, các nhóm khác nhận xét.
- GV thông báo đáp án chuẩn , các nhóm đối chiếu , sửa chữa sai sót.
 - Đánh giá mẫu mổ của các nhóm.
- GV nhận xét thái độ tinh thần học tập của các nhóm, cho điểm một số nhóm.
 - Các nhóm thu dọn vệ sinh.
4. Dặn dò:
- HS hoàn thành bảng thu hoạch.
tuần 18 tiết 35 : Ôn tập học kì I
Ngàysoạn: 28/12/2010
a.mục tiêu bàI học:
- Củng cố lại kiến thức của HS trong phần động vật không xương sống về tính đa dạng, sự thích nghi, giá trị thực tiễn cuả ĐVKXS .
- Củng cố kiến thức về lớp cá.
- Rèn luyện kĩ năng so sánh , phân tích , tổng hợp.
- Giáo dục ý thức yêu thích bộ môn.
B.đồ dùng daỵ học:
- Bảng ghi nội dung bảng1; 2 SGK
C.phương pháp chủ yếu:
- Trực quan, vấn đáp tìm tòi, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm.
D. hoạt động dạy học:
1.Kiểm tra bài cũ: 
2.Bài mới: 
Hoạt động 1: Tìm hiểu tính đa dạng của động vật không xương sống
- GV yêu cầu HS đọc đặc điểm các đại diện, đối chiếu hình vẽ ở bảng 1( tr99) SGK glàm bài tập.
- GV gọi HS lên hoàn thành bảng.
- GV chốt lại đáp án đúng.
+ Kể thêm tên đại diện mỗi ngành?
+ Bổ sung đặc điểm cấu tạo trong đặc trưng của từng lớp động vật?
+ Nhận xét tính đa dạng của động vật không xương sống?
- HS dựa vào các kiến thức đã học và các hình vẽ g tự điền vào bảng 1.
- Ghi tên ngành của 5 nhóm động vật.
- Ghi tên các đại diện.
-1HS lên bảng viết kết quả, lớp nhận xét.
- HS vận dụng kiến thức, bổ sung tên đại diện , đặc điểm cấu tạo.
 * Kết luận: ĐVKXS đa dạng về cấu tạo , lối sống
Hoạt động 2: Tìm hiểu sự thích nghi của động vật không xương sống
- GV hướng dẫn HS làm bài tập. Chọn ở bảng 1 mỗi hàng dọc ( ngành) 1 loài.
- Tiếp tục hoàn thành các cột 3, 4,5,6.
- GV gọi HS lên hoàn thành bảng.
- GV chốt lại đáp án đúng.
- HS nghiên cứu bảng 1,dựa vào các kiến thức đã học và các hình vẽ g hoàn thành bảng 2.
- Một vài HS lên bảng viết kết quả, lớp nhận xét.
Hoạt động 3: Tìm hiểu tầm quan trọng thực tiễn của động vật không xương sống.
- GV yêu cầu HS đọc bảng 3 g ghi tên loài vào ô trống thích hợp.
- GV gọi HS lên hoàn thành bảng.
- GV cho HS bổ sung thêm các ý nghĩa
 khác.
- GV chốt lại bằng bảng chuẩn kiến thức.
+ Nêu tầm quan trọng của ĐVKXS?
- HS lựa chọn tên các loài động vật ghi vào bảng 3.
- Một HS lên bảng điền, lớp nhận xét , bổ sung.
- Một vài HS bổ sung thêm.
* Kết luận: ĐVKXS có vai trò quan trọng đối với con người là phần lớn, một số ít có hại.
3. Kiểm tra đánh giá.
- GV đưa ra một số bài tập trắc nghiệm để HS làm?
4. Dặn dò:
- HS học và làm bài tập SGK
- HS ôn tập tốt để kiểm tra học kì I.
Tuần 18: Tiết 35: Kiểm tra học kì I 
 Ngày soạn: 02/01/2011 
A. Mục tiêu:
1.Kiến thức:
- Kiểm tra đánh giá mức độ tiếp thu kiến thức của HS ở chương I, chương II, chương III, chương IV, chương V, từ đó GV làm cơ sở để đánh giá xếp loại học kì I .
2.Kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng hệ thống hoá, so sánh , tái hiện lại kiến thức đã học và vận dụng vào giải thích các hiện tượng trong thực tế.
3.Thái độ:
- Giáo dục tính cẩn thận , trình bày khoa học, ý thức nghiêm túc trong thi cử .
B. Thiết lập ma trận hai chiều:
Nhậnthức 
nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
Chương I
Chương II
Chương III
1
2.0
1
2.0
Chương IV
Chương V
1
3.0
1
3.0
1
1.0
1
1.0
1
3.0
3
5.0
Cộng
1
3.0
1
3.0
1
2.0
1
1.0
1
1.0
2
5.0
3
5.0
c. Đề bài:
A. Trắc nghiệm khách quan: ( 5,0 điểm)
Câu 1: Hãy khoanh tròn vào chữ cái chỉ ý trả lời đúng:
1. Bên ngoài cơ thể giun đũa có lớp bảo vệ bằng chất:
 A . Đá vôi. B. Kitin. C. Cuticun. D. Dịch nhờn.
2. vật chủ trung gian của sán lá gan là: 
 A . Lợn. B. Gà ,vịt. C. ốc. D. Trâu , bò.
3. Giun đất hô hấp bằng:
 A . Da. B. Phổi. C. ống khí. D. Phổi và ống khí.
4. Đặc điểm dưới đây không phải của giun đốt là :
 A. Có lối sống cố định không di chuyển. C. Đối xứng hai bên.
 B. Cơ thể phân đốt. D. Có thể có thể xoang.
Câu 2: ( 3 điểm): Ghép tên các phần phụ ở nhện( cột A) và chức năng của nó( cột B) cho phù hợp :
Cột A – Phần phụ
Ghép
Cột B – Chức năng
1. Đôi kìm có tuyến độc
2. Đôi chân xúc giác (phủ đầy lông).
3. Bốn đôi chân bò
4. Phía trước là đôi khe thở
5. ở giữa là lỗ sinh dục
6. Phía sau là núm tuyến tơ
1-......
2-..
3-..
4-..
5-..
6-..
A. Hô hấp 
B. Sinh ra tơ nhện 
C. Bắt mồi và tự vệ 
D. Sinh sản 
E. Cảm giác về xúc giác và khứu giác
F. Di chuyển và chăng lưới
B. Phần tự luận: ( 5 điểm)
Câu 3: ( 3 điểm): Trình bày đặc điểm chung và vai trò của lớp sâu bọ ?
Câu 4: ( 1 điểm): ý nghĩa của lớp vỏ giàu canxi và sắc tố của tôm ?
Câu 5: ( 1 điểm): Vì sao hệ tuần hoàn của sâu bọ lại đơn giản khi hệ thống ống khí phất triển ?
c. Đáp án:
A. Trắc nghiệm khách quan: ( 5,0 điểm)
Câu 1: ( 2 điểm) Mỗi đáp án đúng được 0,5 đ
C
C
A
A
Câu 2: ( 3 điểm) Mỗi đáp án đúng được 0,5 đ
C
2- E
F
A
D
B
B. Phần tự luận: ( 5 điểm)
Câu 3: ( 3 điểm): 
* Đặc điểm chung( 2 điểm)
 + Cơ thể chia làm ba phần : Đầu, ngực, bụng.
 + Đầu có một đôi râu , ngực có ba đôi chân và hai đôi cánh
 + Hô hấp bằng hệ thống ống khí.
 + Có đủ năm giác quan : Thính giác , xúc giác , khứu giác , thị giác , vị giác.
* Vai trò ( 1 điểm)
 + Làm thực phẩmvà thức ăn cho động vật khác.
 + Làm thuốc chữa bệnh.
 + Thụ phấn cho cây trồng , diệt các loài sâu bọ gây hại.
 + Tác hại truyền bệnh , hại cây trồng.
Câu 4: ( 1 điểm):
- Vỏ kitin ngấm thêm canxi giúp tôm có bộ xương ngoài chắc chắn làm cơ sở cho các cử động và nhờ sắc tố nên màu sắc của tôm phù hợp với môi trường giúp tránh khỏi sự phát hiện của kẻ thù.
Câu 5: ( 1 điểm):
- Hệ tuần hoàn có hai chức năng: vận chuyển dinh dưỡng và đem ôxi đến các tế bào.
ở sâu bọ , vận chuyển ôxi đến các tế bào là do hệ thống ống khí đảm nhận nên hệ tuần hoàn có cấu tạo đơn giản.
	tuần 19 Lớp lưỡng cư
 tiết 37 : ếch đồng
Ngàysoạn: 06/01/2011
A. Mục tiêu bài học :
- Nêu được đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch đồng thích nghi với đời sống vừa ở cạn , vừa ở nước .
- Trình bày được sự sinh sản và phát triển của ếch đồng .
- Rèn kỹ năng quan sát , phân tích .
- Giáo dục ý thức yêu quý và bảo vệ động vật . 
B . Đồ dùng dạy học :
 1, Chuẩn bị của giáo viên :
Tranh vẽ H35.1-H35.4
Bể kính và ếch đồng.
Mô hình : ếch đồng.
2, Chuẩn bị của học sinh :
ếch đồng.
C. Phương pháp chủ yếu :
- Quan sát , vấn đáp , hoạt động nhóm
D. Hoạt động dạy học:
 1, Kiểm tra bài cũ : nêu đặc điểm chung của cá và vai trò của cá ?
 2, Bài mới :
Hoạt động 1 : Tìm hiểu đời sống
GV yêu cầu hs nghiên cứu thông tin SGK và trả lời câu hỏi :
+ Em thường gặp ếch đồng ở đâu. gặp vào mùa nào trong năm ?
 +Thức ăn của ếch đồng là gì ?
 + Nhiệt độ cơ thể ếch so với môi trường như thế nào ?
- HS nghiên cứu thông tin SGK và trả lời câu hỏi :
- Một 

File đính kèm:

  • docGiao an Sinh hoc 7 ca nam.doc