Giáo án môn Sinh học Khối 7 - Tiết 57: Tiến hóa về tổ chức cơ thể

I-Mục tiêu:

1. Kiến thức:

 HS nêu được mức độ phức tạp dần trong tổ chức cơ thể của các lớp động vật thể hiện ở sự phân hoá về cấu tạo và chuyên hoá về chức năng.

2. Kỹ năng:

- Rèn kỹ năng quan sát, so sánh.

- Rèn kỹ năng phân tích, tư duy.

3. Thái độ:

 Giáo dục ý thức học tập yêu thích bộ môn.

II-Đồ dùng dạy học:

- Tranh hình 54.1 SGK phóng to.

- HS kẻ bảng SGK trang 176.

III-Hoạt động dạy và học:

* Mở bài: như SGK.

 Hoạt động 1: So sánh một số hệ cơ quan của động vật

 

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

- GV yêu cầu quan sát tranh đọc các câu trả lời → hoàn thành bảng trong vở bài tập.

- GV kẻ bảng để HS chữa bài.

- GV lưu ý nên gọi nhiều nhóm để biết được ý kiến của HS.

- GV ghi phần bổ sung vào cạnh bảng để HS tiếp tục theo dõi và trao đổi.

- GV nên kiểm tra số lượng các nhóm có kết quả đúng và chưa đúng.

- Yêu cầu HS quan sát nội dung bảng kiến thức chuẩn. - Cá nhân đọc nội dung bảng, ghi nhận kiến thức.

- Trao đổi nhóm lựa chọn câu trả lời.

- Hoàn thành bảng.

 Yêu cầu:

 + Xác định được các ngành.

 + Nêu cấu tạo từ đơn giản đến phức tạp dần.

- Đại diện các nhóm lên ghi kết quả vào bảng 1.

- Nhóm khác theo dõi → bổ sung.

- HS theo dõi và tự sửa chữa.

 

doc3 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 459 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Sinh học Khối 7 - Tiết 57: Tiến hóa về tổ chức cơ thể, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uần
Tiết 
Ngày soạn:
Ngày dạy:
	Bài 54	TIẾN HOÁ VỀ TỔ CHỨC CƠ THỂ 	
I-Mục tiêu: 
Kiến thức: 
	HS nêu được mức độ phức tạp dần trong tổ chức cơ thể của các lớp động vật thể hiện ở sự phân hoá về cấu tạo và chuyên hoá về chức năng.
Kỹ năng: 
Rèn kỹ năng quan sát, so sánh.
Rèn kỹ năng phân tích, tư duy.
Thái độ: 
	Giáo dục ý thức học tập yêu thích bộ môn.
II-Đồ dùng dạy học:
Tranh hình 54.1 SGK phóng to.
HS kẻ bảng SGK trang 176.
III-Hoạt động dạy và học:
* Mở bài: như SGK.
	Hoạt động 1: So sánh một số hệ cơ quan của động vật 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- GV yêu cầu quan sát tranh đọc các câu trả lời → hoàn thành bảng trong vở bài tập.
- GV kẻ bảng để HS chữa bài.
- GV lưu ý nên gọi nhiều nhóm để biết được ý kiến của HS.
- GV ghi phần bổ sung vào cạnh bảng để HS tiếp tục theo dõi và trao đổi.
- GV nên kiểm tra số lượng các nhóm có kết quả đúng và chưa đúng.
- Yêu cầu HS quan sát nội dung bảng kiến thức chuẩn.
- Cá nhân đọc nội dung bảng, ghi nhận kiến thức.
- Trao đổi nhóm lựa chọn câu trả lời.
- Hoàn thành bảng.
 Yêu cầu:
 + Xác định được các ngành.
 + Nêu cấu tạo từ đơn giản đến phức tạp dần.
- Đại diện các nhóm lên ghi kết quả vào bảng 1.
- Nhóm khác theo dõi → bổ sung.
- HS theo dõi và tự sửa chữa.
Tên động vật 
Ngành
Hô hấp 
Tuần hoàn
Thần kinh
Sinh dục 
Trùng biến hình
Động vật nguyên sinh 
Chưa phân hoá
Chưa có
Chưa phân hoá 
Chưa phân hoá
Thuỷ tức
Ruột khoang
Chưa phân hoá
Chưa có
Hình mạng lưới
Tuyến sinh dục không có ống dẫn
Giun đất
Giun đốt
Da
Tim đơn giản, tuần hoàn kín
Hình chuổi hạch
Tuyến sinh dục có ống dẫn
Tôm sống 
Chân khớp 
Mang đơn giản 
Tim đơn giản, hệ tuần hoàn hở
Chuổi hạch có hạch não
Tuyến sinh dục có ống dẫn
Châu chấu 
Chân khớp
Hệ ống khí 
Tim đơn giản, hệ tuần hoàn hở
Chuổi hạch có hạch não lớn 
Tuyến sinh dục có ống dẫn
Cá chép 
Động vật có xương sống 
Mang 
Tim có 1 tâm nhĩ, 1 tâm thất, tuần hoàn kín, máu đỏ tươi nuôi cơ thể 
Hình ống, bán cầu não nhỏ, tiểu não hình khối trơn
Tuyến sinh dục có ống dẫn
Eách đồng trưởng thành 
Động vật có xương sống
Da và phổi 
Tim có 2 tâm nhĩ, 1 tâm thất, hệ tuần hoàn kín, máu pha nuôi cơ thể
Hình ống, bán cầu não nhỏ, tiểu não nhỏ dẹp 
Tuyến sinh dục có ống dẫn
Thằn lằn bóng 
Động vật có xương sống
Phổi 
Tim có 2 tâm nhĩ, 1 tâm thất có vách hụt, hệ tuần hoàn kín, máu pha ít nuôi cơ thể
Hình ống, bán cầu não nhỏ, tiểu não phát triển hơn ếch 
Tuyến sinh dục có ống dẫn
Chim bồ câu 
Động vật có xương sống
Phổi và túi khí 
Tim có 2 tâm nhĩ, 2 tâm thất, tuần hoàn kín, máu đỏ tươi nuôi cơ thể
Hình ống, bán cầu não lớn, tiểu não lớn có 2 mấu bên nhỏ 
Tuyến sinh dục có ống dẫn
Thỏ 
Động vật có xương sống
Phổi 
Tim có 2 tâm nhĩ, 2 tâm thất, tuần hoàn kín, máu đỏ tươi nuôi cơ thể
Hình ống, bán cầu não lớn, vỏ chất xám, khe, rãnh, tiểu não có 2 mấu bên lớn 
Tuyến sinh dục có ống dẫn
	Hoạt động 2: Sự phức tạp hoá tổ chức cơ thể 
* Mục tiêu: HS chỉ ra được sự phân hoá và chuyên hoá của các hệ cơ quan.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- GV yêu cầu HS quan sát lại nội dung bảng → trả lời câu hỏi:
- Cá nhân theo dõi thông tin ở bảng → ghi nhớ kiến thức (lưu ý: theo hàng dọc từng hệ cơ quan).
- Trao đổi nhóm.
 Yêu cầu:
 + Hệ hô hấp từ chưa phân hoá trao đổi qua toàn bộ da → mang đơn giản → mang → da và phổi phổi.
 + Hệ tuần hoàn: chưa có tim → tim chưa có ngăn → tim có 2 ngăn → 3 ngăn → tim 4 ngăn.
 + Hệ thần kinh từ chưa phân hoá → đến thần kinh mạng lưới → chuổi hạch đơn giản → chuổi hạch phân hoá (não, hầu, bụng ) → hình ống phân hoá bộ não, tuỷ sống.
 + Hệ sinh dục: chưa phân hoá → tuyến sinh dục không có ống dẫn → tuyến sinh dục có ống dẫn.
- Đại diện nhóm trình bày đáp án → nhóm khác bổ sung.
* Kết luận:
 Sự phức tạp hoá tổ chức cơ thể của các lớp động vật thể hiện ở sự phân hoá về cấu tạo và chuyên hoá về chức năng.
- HS có thể dựa vào sự hoàn chỉnh của hệ thần kinh liên quan đến tập tính phức tạp, yêu cầu nêu được:
 + Các cơ quan hoạt động có hiệu quả hơn.
 + Giúp cơ thể thích nghi với môi trường sống.
IV-Kiểm tra đánh giá: 
	GV cho HS trả lời câu hỏi:
	Hãy chứng minh sự phân hoá và chuyên hoá của hệ tuần hoàn và hệ thần kinh của động vật.
V-Dặn dò:
Học bài, trả lời câu hỏi trong SGK.
HS kẻ bảng 1 và 2 vào vở bài tập.
Bảng 1: So sánh sinh sản vô tính với sinh sản hữu tính
Hình thức sinh sản 
Số cá thể tham gia
Thừa kế đặc điểm của
1 cá thể
2 cá thể
Vô tính 
Hữu tính
	Bảng 2: Sự sinh sản hữu tính và tập tính chăm sóc con ở động vật (SGK trang 180).

File đính kèm:

  • docGA sinh hoc 7 tiet 57.doc