Giáo án môn Sinh học Khối 7 - Tích hợp cả năm - Năm học 2010-2011

Tiết 2 : PHÂN BIỆT ĐỘNG VẬT VỚI THỰC VẬT.

 ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỘNG VẬT

I/ Mục đích yêu cầu :

Học xong bài này giúp HS có khả năng :

- HS sinh nêu lên được đặc điểm cơ bản để phân biệt Động Vật với Thực Vật.

- Nêu được đặc điểm chung của động vật.

- HS nắm được sơ lược cách phân chia giới Động Vật.

- Rèn luyện kĩ năng phân tích, so sánh, quan sát, tổng hợp, hoạt động theo nhóm.

- Giáo dục ý thức học tập yêu thích bộ môn.

II/ Đồ dùng dạy học :

1. GV : + Tranh phóng to hình 2.1 – 2 SGK .

 + Mô hình về tế bào động vật và tế bào thực vật.

2. HS : + Quan sát trước hình vẽ trong SGK .

III/ Tiến hành bài giảng :

I/ Mục đích yêu cầu :

Học xong bài này giúp HS có khả năng :

- Thấy được ít nhất 2 đại diện điển hình cho ngành động vật nguyên sinh là : Trùng roi và trùng đế giày .

- Phân biệt được hình dạng cách di chuyển của 2 đại diện này.

- Rèn luyện kĩ năng sử dụng và quan sát mẫu bằng kính hiển vi.

- Có thái độ nghiêm túc, tỉ mỉ và cẩn thận.

II/ Đồ dùng dạy học :

- GV : Kính hiển vi, lam kính, la men, kim nhọn, ống hút, khăn lau. Tranh trùng đế giày và trùng biến hình.

- HS : Váng nước ao, hồ, rễ bèo Nhật Bản, rơm khô ngâm nước trong 5 ngày.

III/ Tiến hành bài giảng :

I/ Mục đích yêu cầu :

Học xong bài này giúp HS có khả năng :

- HS nêu được đặc điểm cấu tạo dinh dưỡng và sinh sản của trùng roi xanh, khả năng hướng sáng.

- HS thấy được bước chuyển quan trọng từ động vật đơn bào đến động vật đa bào qua đại diện là tập đoàn trùng roi.

- Rèn luyện kĩ năng quan sát kĩ năng thu nhận kiến thức và kĩ năng hoạt động theo nhóm.

- Giáo dục ý thức học tập.

II/ Đồ dùng dạy học :

‐ Phiếu học tập , tranh phóng to hình 4.1, 4.2, 4.3 SGK .

III/ Tiến hành bài giảng :

I/ Mục đích yêu cầu :

Học xong bài này giúp HS có khả năng :

- HS được đặc điểm cấu tạo di chuyển, dinh dưỡng và sinh sản của trùng biến hình và trùng giày.

- HS thấy được sự phân hóa chức năng của các bộ phận trong tế bào của trùng giày đó là biểu hiện mầm mống của động vật đa bào.

- Rèn luyện kĩ năng quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp, họat động nhóm.

- Giáo dục ý thức yêu thích môn học.

II/ Đồ dùng dạy học :

‐ Tranh phóng to hình 5.1-3 SGK .

‐ Chuẩn bị tư liệu về động vật nguyên sinh.

III/ Tiến hành bài giảng :

 

 

doc148 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 549 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án môn Sinh học Khối 7 - Tích hợp cả năm - Năm học 2010-2011, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ÅM CHUNG CỦA CÁ
I/ Mục đích yêu cầu :
Nắm được sự đa dạng của cá về số loài , lối sống, môi trường sống.
Trình bày đặc điểm cơ bản để phân biệt lớp cá sụn với lớp cá xương.
Trình bày được đặc điểm chung của cá. Nêu được vai trò của cá trong đời sống con người.
Rèn kĩ năng quan sát so sánh để rút ra kết luận, làm việc theo nhóm.
* Kĩ năng sống được vận dụng trong bài:
 - Tìm kiếm và xử lí thông tin khi đọc SGK, qua sát tranh, hình để tìm hiểu sự đa dạng về cấu tạo, tập tính trong sự thích nghi với môi trường sống; thành phần loài; đặc điểm chung và vai trò của cá với môi trường nước.
 - Hợp tác, lắng nghe tích cực – S o sánh, phân tích, khái quát để rút ra đ điểm chung của lớp cá.
 - tự tin trình bày ý kiến trước tổ nhóm. 
II/ Đồ dùng dạy học :
1.GV	:	+ Tranh một số loài cá sống trong các điều kiện khác nhau.
2.HS	:	+ Tìm hiểu sự đa dạng về các loài cá.
III/ Tiến hành bài giảng :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi bảng
* Hoạt động 1 : Kiểm tra bài cũ
- Nêu các cơ quan bên trong của cá thích nghi với đời sống trong nước ?
- Trình vày cấu tạo và hoạt động của hệ tuần hoàn ? 
- HS trả lời 
- GV hướng dẫn HS trả lời đáp án .
* Hoạt động 2 : Đa dạng về loài và môi trường sống
- GV yêu cầu HS đọc thông tin quan sát hình 37.1 -7 thảo luận nhóm.
+ Đặc điểm cơ bản nhất để phân biệt lớp cá sụn với lớp cá xương ? 
+ Cho một vài lớp cá sụn và lớp cá xương ?
GV yêu cầu HS thảo luận nhóm hoàn thành bảng “ảnh hưởng đều kiện sống ”
GV treo bảng phụ cho HS lên hoàn thành.
GV chốt lại đáp án chuẩn.
GV hỏi : Điều kiện sống ảnh hưởng đến cấu tạo của cá như thế nào ? 
HS đọc thông tin quan sát tranh thảo luận nhóm.
+ Bộ xương bằng sụn ( cá sụn ), bộ xương bằng xương (cá xương).
+ Ví dụ : Cá sụn ( Cá nhám, cá duối), Cá xương ( cá chép, cá ngừ ..)
HS thảo luận nhóm hoàn thành bảng SGK .
+ HS trả lời 
1/ Đa dạng về loài và môi trường sống : 
Số lượng loài lớn gồm :
+ Lớp cá sụn : Bộ xương bằng chất sụn.
+ Lớp cá xương : Bộ xương bằng chất xương.
- Điều kiện sống khác nhau đã ảnh hưởng đến đời sống của cá.
Bảng : Ảnh hưởng điều kiện sống đến cấu tạo ngoài của cá
Stt
Đặc điểm môi trường
Loài điển hình
Hình dáng thân
Đặc điểm đuôi
Đặc điểm vây chẳn
Tốc độ bơi
1
Tầng mặt, thiếu nơi ẩn náu
Cá nhám
Thon dài
Khỏe
Bình thường
Nhanh 
2
Tầng giữa và tầng đáy
Cá chép
Tường đối ngắn
Yếu
Bình thường
Chậm
3
Trong những hang hốc
Lươn
Rất dài
Rất yếu
Không có 
Rất chậm
4
Trên mặt đáy biển
Cá đuối
Dẹt, mỏng
Rất yếu
To hoặc nhỏ
Kém 
* Hoạt động 3 : Đặc điểm chung
- GV cho HS thảo luận đặc điểm chung của cá về :
Môi trường sống 
Cơ quan di chuyển
Hệ hô hấp
Hệ tuần hoàn 
Đặc điểm sinh sản
Nhiệt độ cơ thể
- Gọi HS nêu lại đặc điểm chung của cá.
- HS thảo luận nhóm
+ HS trả lời 
+ HS trả lời 
- Đại diện trình bày đặc điểm chung.
2/ Đặc điểm chung : 
- Cá là động vật có xương sống thích nghi với đời sống hoàn toàn ở nước.
- Bơi bằng vây hô hấp bằng mang.
- Tim 2 ngăn 1 vòng tuần hoàn, máu đi nuôi cơ thể đỏ tươi.
- Thụ tinh ngoài
- Là động vật biến nhiệt.
* Hoạt động 4 : Tìm hiểu vai trò của cá
- GV cho HS thảo luận câu hỏi : 
+ Cá có vai trò gì trong thiên nhiên và trong đời sống con người ? Ví dụ.
GV lưu ý một số cá gây chết người như cá nóc.
+ Để bảo vệ và phát triển cá chúng ta cần phải làm gì ? 
3/ Vai trò của cá: 
- Cung cấp thực phẩm.
- Nguyên liệu chế thuốc chữa bệnh.
- Cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp.
- Diệt sâu bọ hại lúa.
* Hoạt động 5 : Củng cố
- Trình bày đa dạng loài môi trường sống của cá ? 
- Trình bày đặc điểm chung của cá ? 
- Trình bày vai trò của cá ? 
- HS trả lời
- Đáp án phần 1 , 2 và 3 SGK .
* Hoạt động 6 : Hướng dẫn về nhà
- Học thuộc các nội dung ôn tập tiết sau thi HK I
- HS học thuộc bài
- Yều cầu về nhà học thuộc bài.
----------------------------------------
Tuần 18
Giáo Án Sinh Học 7	 Ngày soạn :20 / 12 / 2010	 
Tiết 35 :	THI KIỂM TRA HỌC KÌ I
I/ Mục đích yêu cầu :
Nhằm giúp HS củng cố kiến thức đã học trong chương trình học kì I.
Giúp đưa các kiến thức đã học vào bài kiểm tra.
Rèn luyện kĩ năng làm bài kiểm tra.
Giáo dục tính trung thực trong kiểm tra.
II/ Đồ dùng dạy học :
1.GV	:	+ Chuẩn bị bảng phụ ghi câu hỏi trắc nghiệm .
2.HS	:	+ Chuẩn bị giấy bút, thước kẻ.
III/ Tiến hành bài giảng :
	1. Ổn định lớp : 
	2. Kiểm tra : 
	- GV kiểm tra vở tài liệu vở sách trong bàn.
	3. Vào bài : 
	- GV phát đề kiểm tra.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
I/ Trắc nghiệm : 3 điểm
Hãy đánh dấu “x” vào câu trả lời mà em cho là đúng nhất
1/ Trùng giày di chuyển bằng :
a. roi b. chân giả c. lông bơi d. tua miệng
2/ Đại diện của RK có cơ thể hình dù là loài :
a. sứa b. hải quỳ c. san hô d. thuỷ tức
3/ Loài nào sau đây hô hấp bằng da :
 a. châu chấu 	 b. nhện 
 c. giun đất d. tôm
4/ Đại diện của ngành giun có cơ thể bao bọc bởi lớp cuticun là :
 a. giun đất b. giun đũa 
 c. giun đỏ d.sán bã trầu
5/ Loài nào sau đây có cơ quan sinh sản lưỡng tính :
 a. Giun kim b. Giun đũa 
 c. Sán lá máu	 d. Giun đất
6/ Loài giun, sán nào sau đâyn có khoang cơ thể chưa chính thức?
 a. Giun kim b. Giun đỏ 
 c. Sán lá máu	 d. Giun đất
7/ Loài CK nào sau đây có 03 đôi chân ?	
 a. Bọ ngựa b. Cái ghẻ 
 c. Tôm ở nhờ d. Cua nhện
8/ Loài nào CK sau đây có 05 đôi chân ngực ?
 a. cua b. nhện 
 c. bọ hung d. ve bò
9/ Kiểu dinh dưỡng của giun đất là :
 a. ăn vụn hữu cơ b.ăn phân 
 c. ăn chất mùn d. ăn động vật
10/ Loài có tập tính sống thành xã hội là loài :
 a. nhện b. bọ ngựa 
 c. bọ cạp d. mối
11/ Làm hại cho động vật và người là loài :
 a. bọ cạp b. nhện 
 c. sâu d. chấy
12/ Loài nào sau đây có “hộp sọ” bảo vệ não?
 a. Châu chấu b. Trai sông	 
 c. Mực d. Nhện 
II/ Tự luận : 7 điểm
Câu 1 Chân hàm, chân kìm và chân bơi của tôm có chức năng gì? (1đ)
Câu 2. Hãy trình đặc điểm chung của ngành chân khớp?(1đ)
Câu 3. Tại sao trong quá trình lớn lên, ấu trùng tôm phải lột xác nhiều lần?(3đ)
Câu 4 Địa phương em có sử dụng những biện pháp nào chống sâu bọ có hại nhưng vẫn an toàn cho môi trường? (2đ)
Đáp án :
I/ Trắc nghiệm : 3 điểm
1.a, 2a, 3c, 4b, 5d, 6a, 7a, 8a, 9c, 10d, 11d, 12c
II/ Tự luận : 7 điểm
Câu 1: (1đ)
Tên phần phụ
Chức năng
Đôi càng
Tự vệ và bắt mồi
Các chân hàm
Giữ và xử lí mồi
Bốn đôi chân bò
Giúp tôm bò
Câu 2. Đặc điểm chung của ngành chân khớp:
 - Có bộ xương ngoài bằng kitin vừa nâng đỡ vừa che chở
 - Các chân phân đốt khớp động
 - Qua lột xác mà tăng trưởng cơ thể	 
Câu 3. Trong quá trình lớn lên ấu trùng tôm phải lột xác nhiều lần ,vì: Tôm được bao bọc bởi lớp vỏ kitin có ngấm thêm canxi rất cứng cáp nên không thể lớn theo cơ thể tôm được. Vì vậy, để lớn lê tôm phải phải kèm theo hiện tượng lột xác. Khi lột xác trong lúc lớp vỏ mới chưa kịp cứng lại, cơ thể tôm lớn lên một cách nhanh chống. 
Câu 4. Địa phương em có sử dụng những biện pháp chống sâu bọ có hại nhưng vẫn an toàn cho môi trường là:
 - Hạn chế dùng thuốc trừ sâu độc hại, chỉ dùng các thuốc trừ sâu an toàn như: thiên nông, thuốc vi sinh vật.
 - Dùng biện pháp vật lí như: Bẫy đèn 
 - Dùng biện pháp cơ giới như: cày sới đất tơi xốp trước khi làm vụ tiếp theo
 - Dùng các biện pháp sinh học như: Bảo vệ các sâu bọ có ích, thay đổi giống cây trồng theo mùa vụ  	 
	4. Nhận xét : 
- GV nhận xét tiết kiểm tra.
- Về nhà xem trước bài thực hành.
-----------------------------------------------
Giáo Án Sinh Học 7	 Ngày soạn :21 / 12 / 2010	 
Tiết 36 :	THỰC HÀNH: MỔ CÁ
I/ Mục đích yêu cầu :
Xác định vị trí và nêu rõ được vai trò của một số cơ quan của cá trên mẫu mổ. 
Rèn kĩ năng mổ trên động vật có xương sống và cách trình bày mẫu vật.
Có thái độ nghiêm túc, cẩn thận, chính xác.
* Kĩ năng sống đư ợc sử dụng trong bài:
 - Hợp tác, lắng nghe tích cực, giao tiếp.
 - So sánh, đối chiếu mẫu vật với hình vẽ SGK.
 - Quản lí thời gian và đảm nhận trách nhiệm được phân công.
II/ Đồ dùng dạy học :
1.GV	:	+ Mẫu cá chép, bộ đồ mổ, khây mổ, đinh ghim đủ cho các nhóm.
	+ Tranh phóng to hình 30.1 và 32.3 SGK .
2.HS	:	+ Mỗi nhóm 2 con cá rô phi hoặc cá chép  Khăn lau, xà phòng.
III/ Tiến hành bài giảng :
	1. Ổn định lớp : 
	2. Kiểm tra bài cũ : 
	- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS .
	3. Vào bài : 
	- GV giới thiệu tiết thực hành 
* Hoạt động 1 : Tổ chức thực hành 
GV phân nhóm thực hành .
Kiểm tra sự chuẩn bị của các nhóm.
Nêu yêu cầu của tiết thực hành như SGK .
* Hoạt động 2 : Tiến hành thực hành .
Bước 1 : GV hướng dẫn HS quan sát thực hiện và viết tường trình
a. Cách mổ : 
GV trình bày kĩ thuật giải phẩu ( chú ý đường cắt để nhìn rõ nội quan của cá).
Biểu diển thao tác mổ như hình 32.1 SGK .
Sau khi mổ cho HS quan sát vị trí của các nội quan chưa gỡ.
b. Quan sát cấu tạo trong trên mẫu mổ

File đính kèm:

  • docSinh hoc 7_1.doc