Giáo án môn Sinh học Khối 6 - Chương trình cả năm - Năm học 2009-2010

Tiết 2:

ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA THỰC VẬT

I - Mục tiêu bài học

1. HS nắm được đặc điểm chung của thực vật.

- Tìm hiểu được sự đa dạng phong phú của thực vật.

2- Rèn kĩ năng quan sát , so sánh.

3- Giáo dục thái độ yêu thiên nhiên và bảo vệ thực vật.

II - Chuẩn bị:

Tranh ảnh các loài thực vật sống trên trái đất

III- Các hoạt động dạy học

1. Bài cũ: Sinh vật được chia thành mấy nhóm? Nhiệm vụ của sinh học?

Hoạt động 1: Sự phong phú đa dạng của thực vật

 

* GV yêu cầu HS quan sát các H3.1, H3.2, H3.3 hoạt động nhóm trả lời các câu hỏi trong SGK

- Xác định những nơi trên trái đất có thực vật sống?

- Kể tên một vài cây sống ở đồng bằng , đồi núi, ao hồ sa mạc?

- Nơi nào thực vật phong phú , nơi nào ít thực vật?

- Kể tên một số cây sống lâu năm, to lớn thân cứng rắn?

- Kể tên một số cây sống trên mặt nước?

 HS hoạt động nhóm trả lời các câu hỏi. Nhóm khác nhận xét bổ sung

 Yêu cầu nêu được

- Thực vật sống được ở khắp mọi nơi trên trái đất. Có mặt ở tất cả các miền khí hậu, các dạng địa hình

- Những môi trường sống của thực vật:Trong nước, trên mặt đất, trên mặt nước

- Những nơi có khí hậu thuận lợi thì thực vật phong phú . những nơi có khí hậu khắc nghiệt thì ít thực vật như: sa mạc,các địa cực.

- Một số cây sống lâu năm, to lớn, thân cứng cáp như: Cây chò, cây lim, cây sú

- Một só cây sống trên mặt nước: Cây bèo, rong

- GV cho HS nhận xét gì về thực vật?

.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

KL: Thực vật sống ở mọi nơi trên trấi đất, có rất nhiều dạng khác nhau thích nghi với môi trường sống

 

doc147 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 584 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án môn Sinh học Khối 6 - Chương trình cả năm - Năm học 2009-2010, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uỵ chín đồng thời
HS đọc thông tin tr.99
Thảo luận câu trả lời trong nhóm ( gợi ý giao phấn là hiện tượng hạt phấn chuyển đến đầu nhuỵ hoa khác)
Tự bổ sung hoàn thiện đáp án
Yêu cầu kiến thức:
Nêu được đặc điểm là hoa đơn tính, hoa lưỡng tính có nhị và nhuỵ không chín cùng một lúc
Hoa giao phấn thực hiện được nhờ nhiều yếu tố: Sâu bọ, gió, người...
Hoạt động 2
Tìm hiểu đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ sâu bọ
Hướng dẫn HS quan sát mẫu vật và tranh vẽ để trả lời 4 câu hỏi mục (tr.100)
Cho HS xem thêm một số tranh ảnh hoa thụ phấn nhờ sâu bọ
Hoa có những đặc điểm nào để thu hút sâu bọ?
Tổ chức thảo luận, trao đổi đáp án của các câu hỏi ( khuyến khích HS bổ sung cho nhau)
GV có thể cho điểm cá nhân nhóm làm tốt
GV nhấn mạnh các điểm chính của hoa thụ phấn nhờ sâu bọ
HS quan sát vật mẫu + tranh ( chú ý các đặc điểm nhị, nhuỵ, màu hoa) suy nghĩ trả lời 4 câu hỏi SGK
Các nhóm trình bày kết quả
HS tự bổ sung và tóm tắt các đặc điểm chính của hoa thụ phấn nhờ sâu bọ
Kết luận:
Hoa thụ phấn nhờ sâu bọ có đặc điểm có màu sặc sỡ, mùi thơm
Đĩa mật nằm ở đáy hoa
Hạt phấn và đầu nhuỵ có chất dính
Kết luận chung: HS đọc phần kết luận SGK
Kiểm tra đánh giá
Sử dụng câu hỏi SGK
Dặn dò
Học bài, trả lời câu hỏi 1, 2, 3, 4 SGK (Tr.100)
Tìm một số hoa thụ phấn nhờ sâu bọ
Chuẩn bị cây ngô có hoa, hoa bí ngô, bông ,que
Rút kinh nghiệm: 
......
.
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết 37: 
Thụ phấn (Tiếp)
Mục tiêu bài học
 1- Giải thích được tác dụng của những đặc điểm có ở hoa thụ phấn nhờ gió, so sánh với thụ phấn nhờ sâu bọ . Hiểu hiện tượng giao phấn.
Biết được vai trò của con người từ thụ phấn cho hoa góp phần nâng cao nâng cao năng suất và phẩm chất cây trồng.
2- Rèn kĩ năng quan sát , thực hành.
3- Có ý thức bảo vệ thiên nhiên . Vận dụng kiến thức góp phần thụ phấn cho cây.
II - Chuẩn bị:
Phiếu học tập.
Mẫu vật: Cây ngô có hoa, hoa bí ngô
- Dụng cụ thụ phấn cho hoa
III- Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: 	Tìm hiểu đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ gió
Đặc điểm
Tác dụng
Hoa tập trung ở ngọn cây.
Bao hoa thường tiêu giảm.
Chỉ nhị dài hạt phấn treo lủng lẳng.
Hạt phấn đều nhỏ nhẹ.
Đầu nhuỵ dài, có nhiều lông
GV yêu cầu HS quan sát mẫu vật và quan sát H30.3 hoạt động nhóm, hoàn thành phiếu học tập
GV cho đại diện các nhóm trả lời. Nhóm khác bổ sung. GV cho HS rút ra kết luận
GV cho HS so sánh hoa thụ phấn nhờ gió và hoa thụ phấn nhờ sâu bọ
HS hoạt động nhóm quan sát mẫu vật và quan sát H30.3, hoàn thành phiếu học tập
- Đại diện các nhóm trả lời. Nhóm khác bổ sung. HS rút ra kết luận:
KL: Đặc điểm của cây thụ phấn nhờ gió:
Hoa tập trung ở ngọn cây.
Bao hoa thường tiêu giảm.
Chỉ nhị dài hạt phấn treo lủng lẳng.
Hạt phấn đều nhỏ nhẹ.
- Đầu nhuỵ dài, có nhiều lông
 Hoạt động 2: ứng dụng kiến thức về thụ phấn	
GV cho HS đọc thông tin SGK trả lời các câu hỏi:
Khi nào thì hoa cần thụ phấn bổ sung?
Con người đã làm gì để tạo điều kiện cho hoa thụ phấn?
GV cho HS rút ra kết luận về ứng dụng kiến thức thụ phấn
- HS đọc thông tin trả lời các câu hỏi
Yêu cầu nêu được
Khi thụ phấn tự nhiên gặp khó khăn
Con người nuôi ong , trực tiếp thụ phấn cho hoa
KL: Con người có thể chủ động giúp cho hoa giao phấn làm tăng sản lượng quả và hạt, tạo được những giống lai mới có phẩm chất tốt và năng suất cao.
IV- Kiểm tra đánh giá 	
 Câu 1:Hoa thụ phấn nhờ gió có đặc điểm gì? Những đặc điểm đó có lợi gì cho thụ phấn?
Câu 2: Hãy kể những ứng dụng về thụ phấn của con người?
V- Dặn dò: Học bài , trả lời các câu hỏi SGK
	Đọc mục :” Em có biết”
	Đọc trước bài 31
Rút kinh nghiệm: 
......
.
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết 38: 
Thụ tinh kết hạt và tạo quả
I - Mục tiêu bài học 
1- Phân biệt được thụ phấn và thụ tinh, tìm được mối quan hệ giữa thụ phấn và thụ tinh.
Nhận biết được dấu hiệu cơ bản của sinh sản hữu tính
Xác định được sự biến đổi các bộ phận của hoa thành quả và hạt sau khi thụ tinh
2- Rèn kĩ năng quan sát , phân tích , tổng hợp.
3- Giáo dục thái độ yêu thích môn học.
II - Chuẩn bị:
Tranh vẽ H31.1 SGK
III- Các hoạt động dạy học:
MB: Tiếp theo thụ phấn là thụ tinh để dẫn đến kết hạt và tạo quả.
Hoạt động 1: 	Tìm hiểu sự thụ tinh
 Vấn đề 1: Hiện tượng nảy mầm của hạt
GV yêu cầu HS quan sát H31.1 tìm hiểu chú thích đọc thông tin ở mục 1, trả lời câu hỏi:
Mô tả hiện tượng nảy mầm của hạt?
GV chốt lại kiến thức đúng
HS tự nghiên cứu thông tin quan sát H31.1, suy nghĩ trả lời câu hỏi
- HS trả lời câu hỏi và chỉ trên tranh sự nảy mầm của hạt phấn và đường đi của ống phấn
KL: - Hạt phấn hút chất nhầy trương lên nảy mầm thành ống phấn.
- Tế bào sinh dục đực chuyển đến phần đầu ống phấn
 - ống phấn xuyên qua đầu nhuỵ và vòi nhuỵ vào trong bầu nhuỵ
Vấn đề 2: Thụ tinh	
GV cho HS tiếp tục quan sát H31.1đọc thông tin mục 2(SGK) và trả lời câu hỏi
Sự thụ tinh xảy ra ở phần nào của hoa?
Sự thụ tinh là gì?
Tại sao nói sự thụ tinh là dấu hiệu cơ bản của sinh sản hữu tính?
GV cho HS rút ra kết luận về quá trình thụ tinh
- HS đọc thông tin trả lời các câu hỏi
Yêu cầu nêu được
Sự thụ tinh xảy ra ở phần noãn
Thụ tinh là sự kết hợp giữa tế bào sinh dục đực và tế bào sinh dục cái
Vì dấu hiệu của sinh sản hữu tính là sự kết hợp giữa tế bào sinh dục đực và tế bào sinh dục cái.
KL: Thụ tinh là sự kết hợp giữa tế bào sinh dục đực và tế bào sinh dục cái tạo thành hợp tử
Hoạt động 2: Tìm hiểu sự kết quả và tạo hạt
GV yêu cầu HS tự thu nhận thông tin ở mục 3 đẻ trả lời câu hỏi cuối mục:
- Hạt do bộ phận nào của hoa tạo thành?
Noãn sau khi thụ tinh hình thành những bộ phận nào của hạt?
Quả do bộ phận nào của hoa tạo thành ? Quả có chức năng gì?
GV chốt lại kiến thức đúng
HS tự nghiên cứu thông tin ở mục 3
Yêu cầu nêu được
Hạt do bộ phận noãn tạo thành
- Noãn sau khi thụ tinh tế bào hợp tử phân chia rất nhanh phát triển thành phôi. Vỏ noãn hình thành vỏ hạt và phần còn lại của noãn thành bộ phận chứa chất dự trữ của hạt
Bầu phát triển thành quả chứa hạt.
HS trả lời các câu hỏi và rút ra kết luận:
KL: - Sau khi thụ tinh hợp tử phát triển thành phôi . Noãn phát triển thành hạt chứa phôi. Bầu phát triển thành quả chứa hạt 
IV- Kiểm tra đánh giá 	
Phân biệt hiện tượng thụ phấn và thụ tinh. Thụ phấn có quan hệ gì với thụ tinh 
V- Dặn dò: Học bài , trả lời các câu hỏi SGK
	Đọc mục :” Em có biết”
	Chuẩn bị theo nhóm: Đu đủ, cà chua , táo , quất, đậu Hà Lan,
	Me, phượng , bằng lăng.
Rút kinh nghiệm: 
......
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết 39: 
các loại quả
I - Mục tiêu bài học 
1- Biết cách phân chia quả thành các nhóm khác nhau. Dụa vào đặc điểm của vỏ quả để chia quả thành hai nhóm chính là quả khô và quả thịt.
2- Rèn kĩ năng quan sát , so sánh , tổng hợp. Vận dụng kiến thức để biết bảo quản chế biến quả và hạt sau khi thu hoạch.
3- Giáo dục ý thức bảo vệ thiên nhiên.
II - Chuẩn bị:
- GV: Sưa tầm trước một số quả khô và quả thịt khó tìm.
- HS: Chuẩn bị theo nhóm: Đu đủ, cà chua , táo , quất, đậu Hà Lan,
	 Me, phượng , bằng lăng.
III - Các hoạt động dạy học:
MB: Quả rất quan trọng đối với cây vì nó bảo vệ hạt giúp cho việc duy trì và phát triển nòi giống. Nhiều quả còn chứa chất dinh dưỡng cung cấp cho người và động vật. Biết được đầy đủ đặc điểm của quả ta có thể bảo quản chế biến quả được tốt hơn và biết tận dụng quả khi thu hoạch. Vì vậy tìm hiêủ về quả và biết phân loại quả sẽ có tác dụng thiết thực trong cuộc sống. 
Hoạt động 1: 	Căn cứ vào đặc điểm nào để phân chia các loại quả
GV cho HS hoạt động nhóm quan sát tất cả các mẫu vật thật về quả mà nhóm đã sưu tầm được hoặc những quả có trong H32.1 (SGK) để tìm cách phân chia các loại quả đó thành các nhóm khác nhau, viết vào vở bài tập tất cả các đặc điểm mà nhóm đã dùng để phân chia chúng.
- GV định hướng cho HS cách phân chia như sau:
+ Quan sát các loại quả tìm xem giữa chúng có đặc điểm nào nổi bật.
+ Định ra tiêu chuẩn về mức độ khác nhau về đặc điểm đó
+ Chia các nhóm quả bằng cách : Xếp các nhóm quả khác nhau vào một nhóm
- GV cho đại diện các nhóm trả lời. Các nhóm khác nhận xét bổ sung
- GV: Các em đã biết cách chia quả thành những nhóm khác nhau theo mục đích và tiêu chuẩn mà tự mình đề ra.Bây giờ chúng ta hãy học cách phân chia quả theo tiêu chuẩn các nhà khoa học đề ra nhằm mục đích nghiên cứu
HS hoạt động nhóm quan sát tất cả các mẫu vật thật về quả mà nhóm đã sưu tầm được để tìm cách phân chia chúng thành các nhóm khác nhau
HS thực hiện theo định hướng của GV
Đại diện các nhóm trả lời. Các nhóm khác nhận xét bổ sung, có thể rút ra được:
KL:- Nhóm quả có nhiều hạt, nhóm có một hạt và nhóm không hạt.
- Nhóm quả ăn được và nhóm quả không ăn được.
- Nhóm quả có màu sắc sặc sỡ (đỏ, xanh,vàng ) và nhóm quả có màu nâu , xám.
- Nhóm quả khô và quả thịt
Hoạt động 2: Các loại quả chính
- GV cho HS đọc thông tin trong SGK và trả lời câu hỏi:
- Dựa vào đặc điểm của vỏ quả người ta chia quả thành mấy nhóm. Trong H32.1 những loại quả nào thuộc nhóm đó?
- GV cho HS trả lời câu hỏi . HS khác bổ sung . GV cho HS rút ra KL
- HS đọc thông tin trả lời các câu hỏi
KL: Dựa vào đặc điểm của vỏ qủa người ta chia quả thành hai loại: Quả khô và quả thịt.
Vấn đề 1: Phân biệt các loại quả khô
- GV yêu cầu HS quan sát vỏ quả khô khi chín. 
- Nhận xét và ghi lại những đặc điểm của từng nhóm quả khô và gọi tên các nhóm đó?
GV cho đại diện các nhóm trả lời . Nhóm khác nhận xét bổ sung. GV rút ra KL:
HS quan sát vỏ quả khô khi chín nhận xét và ghi lại những đặc điểm của từng nhóm quả khô và gọi tên hai nhóm đó
KL: Quả khô được chia thành hai nhóm :
- Quả khô nẻ: Khi chín khô vỏ quả có khả năng tách ra
- Quả khô không nẻ: Khi chín khô vỏ quả không tự tách ra
Vấn đề 2 : Phân biệt các loại quả thịtGV yêu cầu HS đọc thông tin SGK. Tìm hiểu đặc điểm để phân biệt hai nhóm quả thịt?
GV cho HS trả lời . HS khác nhận xét bổ sung. GV rút ra KL:
HS thực hiện theo yêu cầu của GV
KL: Quả thịt được chia thành hai nhóm :
- Quả mọng: Phần thịt dày mọng nước
- Quả hạch : Có hạch cứng chứa hạt ở bên trong
IV- Kiểm tra đánh giá 	
Đánh dấu x vào ô trống ở đầu câu trả lời đúng
Câu 1: Dựa vào đặc điểm hình thái của vỏ quả có 

File đính kèm:

  • docSinh 6_1.doc
Giáo án liên quan