Giáo án môn Sinh học 8 - Tiết 8: Cấu tạo và tính chất của xương - Năm học 2012-2013

 

I/ MỤC TIÊU:

1.Kiến thức:

- Mô tả được cấu tạo của một xương dài

- Nêu được cơ chế lớn lên và dài ra của xương .

- Giải thích hiện tượng liền xương khi gãy xương

-Nêu được thành phần hóa học, tính chất đàn hồi và cứng rắn của xương dài

2.Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng họat động nhóm

 -Quan sát hình, thí nghiệm tìm ra kiến thức.

3.Thái độ: - Có ý thức bảo vệ xương. Liên hệ với thức ăn của lứa tuổi học sinh

II/ PHƯƠNG TIỆN DẠY VÀ HỌC:

1.Chuẩn bị của giáo viên: bảng phụ 8.1 SGK. Đoạn băng về thí nghiệm tìm hiểu thành phần hóa học và tính chất của xương

2.Chuẩn bị của học sinh: Xương ếch hay xương đùi gà. Đọc bài cấu tạo và tính chất của xương

III/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

1/ Ổn định lớp: 8A1

 8A2

2/ Kiểm tra bài cũ : -Bộ xương người gồm có mấy phần ? Cho biết các xương ở mỗi phần đó ?

3/ Bài mới

a.Mở bài: Hãy đọc phần em có biết ở cuối bài 8 .Những thông tin đó cho ta biết xương có sức chịu đựng rất lớn . Vậy vì sao xương có được khả năng đó? Nội dung bài 8 Cấu tạo và tính chất của xươngsẽ giúp ta giải đáp thắc mắc này.

 

doc3 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 719 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Sinh học 8 - Tiết 8: Cấu tạo và tính chất của xương - Năm học 2012-2013, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 4	 Ngày soạn: 15/09/2012
Tiết: 8	Ngày dạy: 21/09/2012
Bài 8: CẤU TẠO VÀ TÍNH CHẤT CỦA XƯƠNG
I/ MỤC TIÊU:
1.Kiến thức:
- Mô tả được cấu tạo của một xương dài 
- Nêu được cơ chế lớn lên và dài ra của xương .
- Giải thích hiện tượng liền xương khi gãy xương
-Nêu được thành phần hóa học, tính chất đàn hồi và cứng rắn của xương dài
2.Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng họat động nhóm 
 -Quan sát hình, thí nghiệm tìm ra kiến thức.
3.Thái độ: - Có ý thức bảo vệ xương. Liên hệ với thức ăn của lứa tuổi học sinh 
II/ PHƯƠNG TIỆN DẠY VÀ HỌC:
1.Chuẩn bị của giáo viên: bảng phụ 8.1 SGK. Đoạn băng về thí nghiệm tìm hiểu thành phần hóa học và tính chất của xương
2.Chuẩn bị của học sinh: Xương ếch hay xương đùi gà. Đọc bài cấu tạo và tính chất của xương 
III/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1/ Ổn định lớp: 8A1	
 8A2	
2/ Kiểm tra bài cũ : -Bộ xương người gồm có mấy phần ? Cho biết các xương ở mỗi phần đó ?
3/ Bài mới
a.Mở bài: Hãy đọc phần ‘’em có biết ‘’ở cuối bài 8 .Những thông tin đó cho ta biết xương có sức chịu đựng rất lớn . Vậy vì sao xương có được khả năng đó? Nội dung bài 8 ‘’Cấu tạo và tính chất của xương‘’sẽ giúp ta giải đáp thắc mắc này.
b/ Phát triển bài
Họat động 1: TÌM HIỂU CẤU TẠO VÀ CHỨC NĂNG CỦA XƯƠNG 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
-Gv hướng dẫn tìm hiểu thông tin SGK quan sát hình 8.1,8.2 thu nhận kiến thức 
+Xương dài có cấu tạo như thế nào ?
+Cấu tạo hình ống và đầu xương như vậy có ý nghĩa gì đối với chức năng của xương?
+Nêu chức năng của xương dài?
+Xương dẹt và xương ngắn có cấu tạo và chức năng gì ?
-Gv liên hệ thực tế: Với cấu tạo hình trụ rỗng, phần đầu có nan hình vòng cung tạo các ô giúp các em liên tưởng tới cấu trúc nào trong đời sống? 
-HS tự nghiên cứu thông tin SGK quan sát hình 8.1,8.2 ghi nhớ kiến thức .
+ Bảng 8.1 SGK
+ Cấu tạo hình ống làm cho xương nhẹ và chắc. Nan xương xếp vòng cung có tác dụng phân tán lực làm tăng khả năng chịu lực
+ Bảng 8.1 SGK 
+ Bên ngoài là mô xương cứng, bên trong là mô xương xốp. Là nơi sản sinh hồng cầu
-HS có thể nêu: Giống trụ cầu, vòm cửa 
Tiểu kết: 1/ Cấu tạo và chức năng xương dài: Nội dung kiến thức bảng 8.1 
 2/ Cấu tạo và chức năng xương ngắn, dẹt:
+Cấu tạo: Ngoài là mô xương cứng. Trong là mô xương xốp. 
+Chức năng: Chứa tủy đỏ 
Họat động 2: SỰ LỚN LÊN VÀ DÀI RA CỦA XƯƠNG 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
-GV hướng dẫn tìm hiểu thông tin 
+ Xương to ra như thế nào ?
- YC HS quan sát H 8.4.8.5 SGK t 29,30 chú ý sụn tăng trưởng 
+ Nhận xét về khoảng cách giữa A, B, C, D
+Vai trò của sụn tăng trưởng ?
+Xương lớn lên là do đâu ?
+ Vì sao xương bị gãy lại có thể liền lại được
-GV cung cấp: Đến tuổi trưởng thành sự phân chia của sụn tăng trưởng không còn thực hiện được nữa do đó người không cao thêm .Tuy nhiên màng xương vẫn có khả năng sinh ra tế bào xương để bồi đắp phía ngoài của thân xương làm cho xương lớn lên.Trong khi các tế bào hủy xương tiêu hủy thành trong của ống xương làm cho khoang xương ngày càng rộng ra . 
-HS nghiên cứu thông tin SGk quan sát
+ Các tế bào màng xương phân chia tạo ra những tế bào mới đẩy vào trong và hóa xương.
 - HS quan sát h 8.4,8.5 t 29,30 ghi nhớ kiến thức 
+Khỏang BC không tăng. Khỏang AB,CD tăng nhiều.
+Sụn tăng trưởng giúp xương dài ra 
+ Do sụn tăng trưởng và tế bào màng xương phân chia
+ Do các tế bào màng xương phân chia nối chỗ gãy lại với nhau.
- HS lắng nghe 
Tiểu kết: -Xương dài ra: Do sự phân chia các tế bào ở lớp sụn tăng trưởng 
 -Xương to thêm nhờ sự phân chia của các tế bào màng xương 
Họat động 3:THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ TÍNH CHẤT CỦA XƯƠNG 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
-GV trình chiếu đoạn băng thí nghiệm về thành phần hóa học và tính chất của xương 
- YC hS thảo luận nhóm trả lời CH:
+Phần nào của xương cháy có mùi khét ?
+Tại sao khi ngâm xương lại bị dẻo và có thể kéo dài, thắt nút ?
+ Xương gồm những thành phần nào?
+ Tính chất của xương?
-GV giải thích: Tỉ lệ chất hữu cơ và vô cơ thay đổi theo độ tuổi, chế độ dinh dưỡng 
-HS xem đoạn băng
Các nhóm thảo luận trả lời CH. Đại diện nhó trình bày.
+Cháy chỉ có thể là chất hữu cơ 
+Xương mất phần rắn bị hòa vào HCl chỉ có thể là chất canxi và cac bon 
+Xương gồm chất vô cơ và chất hữu cơ 
+ Cứng chắc, mềm dẻo
- HS lắng nghe 
 Tiểu kết: Thành phần: Gồm Chất vô cơ : Muối canxi và Chất hữu cơ : Cốt giao 
 Tính chất :Rắn chắc và đàn hồi
IV/ CỦNG CỐ – DẶN DÒ: 
1.Củng cố - Đánh giá: HS đọc ghi nhớ SGK. HS trả lời CH:
- Xác định các chức năng tương ứng với các phần của xương ở bảng 8.2 bảng các ghép các chữ cái với số sao cho phù hợp
Các phần của xương
Chức năng
Trả lời
Sụn đầu xương
sụn tăng trưởng
Mô xương xốp
Mô xương cứng
Tủy xương
a. Sinh hồng cầu, chứa mỡ ở người già
b. Giảm ma sát trong khớp
c. Xương lớn lên về bề ngang
d. Phân tán lực, tạo ô chứa tủy
e. Chịu lực
g. Xương dài ra
1
2
3
4
5
-Nhờ đâu xương dài ra và lớn lên về bề ngang ?
2. Nhận xét - Dặn dò:
- Học bài cũ theo câu hỏi SGK . 
- Đọc trước bài 9

File đính kèm:

  • doctiet 8 2012 2013.doc
Giáo án liên quan