Giáo án môn Sinh học 8 - Tiết 28: Tiêu hóa ở dạ dày - Năm học 2014-2015

 

I/ MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: - Trình bày sự biến đổi của thức ăn trong ống tiêu hóa về mặt cơ học và biến đổi hóa học nhờ dịch tiêu hóa

2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng tư duy dự đoán.

 - Kĩ năng quan sát tranh hình tìm kiến thức, hoạt động nhóm

3. Thái độ: - Có ý thức phòng tránh các bệnh về dạ dày như: viêm, loét dạ dày

II/ PHƯƠNG TIỆN DẠY VÀ HỌC:

1. Chuẩn bị của giáo viên: Tranh phóng to hình 27.1

2. Chuẩn bị của học sinh: Kẻ bảng 27 vào vở

III/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

1/ Ổn định lớp: 8A1

 8A2

 8A3

2/ Kiểm tra bài cũ:

+ Trình bày sự tiêu hoá thức ăn của dạ dày?

3/ Các hoạt động dạy và học

a/ Mở bài : Chúng ta đã biết thức ăn chỉ được tiêu hóa một phần ở khoang miệng, vậy vào đến dạ dày chúng được biến đổi như thế nào?

b/ Phát triển bài :

 

doc2 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 465 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Sinh học 8 - Tiết 28: Tiêu hóa ở dạ dày - Năm học 2014-2015, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 14	Ngày soạn: 15/11/2014
Tiết : 28	Ngày dạy: 19/11/2014
Bài 27: TIÊU HÓA Ở DẠ DÀY
I/ MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: - Trình bày sự biến đổi của thức ăn trong ống tiêu hóa về mặt cơ học và biến đổi hóa học nhờ dịch tiêu hóa
2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng tư duy dự đoán.
 - Kĩ năng quan sát tranh hình tìm kiến thức, hoạt động nhóm 
3. Thái độ: - Có ý thức phòng tránh các bệnh về dạ dày như: viêm, loét dạ dày
II/ PHƯƠNG TIỆN DẠY VÀ HỌC:
1. Chuẩn bị của giáo viên: Tranh phóng to hình 27.1 
2. Chuẩn bị của học sinh: Kẻ bảng 27 vào vở 
III/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1/ Ổn định lớp: 8A1
 8A2
 8A3
2/ Kiểm tra bài cũ: 
+ Trình bày sự tiêu hoá thức ăn của dạ dày? 
3/ Các hoạt động dạy và học
a/ Mở bài : Chúng ta đã biết thức ăn chỉ được tiêu hóa một phần ở khoang miệng, vậy vào đến dạ dày chúng được biến đổi như thế nào?
b/ Phát triển bài :
Hoạt động 1: TÌM HIỂU CẤU TẠO CỦA DẠ DÀY 
	HOẠT ĐỘNG CỦA GV	
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu thông tin SGK, quan sat hình, trả lời câu hỏi:
+ Dạ dày có cấu tạo như thế nào?
+ Căn cứ vào đặc điểm cấu tạo dự đoán xem ở dạ dày có các hoạt động tiêu hóa nào?
-GV cho các HS trình bày trên tranh để cả lớp theo dõi 
-Giúp HS hoàn thiện kiến thức về cấu tạo 
-Cá nhân nghiên cứu thông tin và h 27.1 SGK t 87. trả lời câu hỏi: 
+ Hình túi, thành dạ dày gồm 4 lớp: lớp màng ngoài, lớp cơ, lớp niêm mạc, lớp niêm mạc trong cùng. Nhiều tuyến tiết dịch vị. 
+ Dự đoán hoạt động tiêu hóa: biến đổi cơ học 
Đại diện HS trình bày, HS khác nhận xét bổ sung.
Tiểu kết: -Dạ dày hình túi dung tích 3 lít 
 -Thành dạ dày có 4 lớp: màng ngoài, cơ, niêm mạc, niêm mạc trong cùng. 
	+Lớp cơ dày khỏe gồm 3 lớp: Cơ vòng, cơ dọc và cơ chéo.
	+Lớp niêm mạc có nhiếu tuyến tiết dịch vị
Hoạt động 2: TÌM HIỂU SỰ TIÊU HÓA Ở DẠ DÀY 
	HOẠT ĐỘNG CỦA GV	
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
-GV hướng dẫn HS tìm hiểu thông tin SGK T87, 88. YC Hs thảo luận theo nhóm hoàn thành bảng
-GV kẻ bảng 27 trên bảng cho HS ghi kết quả 
-Gọi một số HS bổ sung ý kiến 
-GV giúp HS hoàn thiện kiến thức 
-Cá nhân tự nghiên cứu thông tin SGK t 87, 88 ghi nhớ kiến thức. Trao đổi nhóm hoàn thành bài tập 
-Yêu cầu HS ghi rõ từng hoạt động và tác dụng của nó 
-Đại diện nhóm trình bày đáp án, nhóm khác nhận xét bổ sung
-HS theo dõi tự sửa chữa 
* Bảng chuẩn kiến thức:
Biến đổi thức ăn ở dạ dày
Các hoạt động tham gia
Cơ quan hay tế bào thực hiện
Tác dụng của hoạt động
Sự biến đổi lí học 
-Sự tiết dịch 
-Sự co bóp của dạ dày 
-Tuyến vị 
-Các lớp cơ của dạ dày 
-Hòa loãng thức ăn
-Đảo trộn thức ăn cho thấm đều dịch vị 
Sự biến đổi hóa học 
-Hoạt động của enzim pepsin 
Enzim pepsin 
Phân cắt Protein chuỗi dài thành các chuỗi ngắn gồm 3-10 axit amin 
-GV yêu cầu HS trả lời:
+ Sự đẩy thức ăn xuống ruột nhờ hoạt động của các cơ quan bộ phận nào?
+ Loại thức ăn Gluxit và Lipit được tiêu hóa trong dạ dày như thế nào?
+ Thử giải thích Protein trong thức ăn bị dịch vị phân hủy nhưng Protein của lớp niêm mạc dạ dày lại được bảo vệ không bị phân hủy?
+ Liên hệ thực tế về cách ăn uống để bảo vệ dạ dày?
-HS trả lời 
+ Thức ăn được xuống dạ dày nhờ cơ dạ dày co và cơ vòng môn vị 
+ Gluxit và Lipit chỉ được biến đổi về mặt lí học 
+ Do lớp chất nhày tiết ra và phủ lên bề mặt niêm mạc
+ Thời gian ăn, lượng thức ăn, hạn chế rượu bia.
 Tiểu kết: - Bảng kiến thức chuẩn
 - Các loại thức ăn khác như lipit , gluxit chỉ biến đổi về mặt lí học 
 -Thời gian lưu lại thức ăn trong dạ dày từ 3-6 tiếng tùy loại thức ăn 
IV/ CỦNG CỐ – DẶN DÒ: 
1. Củng cố: - Yêu cầu Hs đọc ghi nhớ SGK/ T89. Trả lời câu hỏi SGK. 
2. Dặn dò: - Học bài trả lời câu hỏi SGK. Đọc mục “Em có biết”
 - Đọc bài 28.
V/ RÚT KINH NGHIỆM:

File đính kèm:

  • docTiet 28 Tieu hoa o da day.doc
Giáo án liên quan