Giáo án môn Sinh học 8 - Chương trình cả năm

 CHƯƠNG I : KHÁI QUÁT CƠ THỂ NGƯỜI

Tiết 2 CẤU TẠO VỀ CƠ THỂ NGƯỜI

I. Mục tiêu:

 1. Kiến thức:

 - Hs kể được tên và xác định được vị trí các cơ quan trong cơ thể người.

 - Hs giải thích được vai trò của hệ thần kinh và hệ nội tiết trong sự điều

 hoà hoạt động các cơ quan.

 2.kỹ năng: Rèn kĩ năng quan sát, phân tích, kĩ năng hoạt động nhóm.

 3.Thái độ: Giáo dục ý thức bảo vệ cơ thể.

II.Chuẩn bị:

 1. Thầy :- Hình 2.1 3 sgk, Bảng phụ, phiếu học tập.

 2. Trò : Đọc và nghiên cứu sgk.

III. Các hoạt động dạy và học:

1. Ổn định:

2. Kiểm tra:(5') Hãy cho biết lợi ích của môn học Cơ thể người và vệ sinh và phương pháp học tốt môn học?

3. Bài mới:(33')

 

Hoạt động của thầy và trò Nội dung

* Hoạt động 1: 20'

 

 - GV yêu cầu Hs quan sát hình 2.1 2 SGK và trả lời các câu hỏi sau:

? Cơ thể người gồm mấy phần? Kể tên các phần đó?

? Khoang ngực gồm những cơ quan nào?

? Khoang bụng có những cơ quan nào?

? Khoang ngực ngăn cách với khoang bụng nhờ cơ quan nào?

- HS quan sát hình vẽ và nghiên cứu trả lời.

 Rút ra kết luận.

 

 

 - GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu các nhóm đọc thông tin mục 2 SGK và thảo luận để hoàn thành bảng 2: Thành phần, chức năng của các hệ cơ quan.

- HS các nhóm đọc thông tin và thảo luận nhóm để hoàn thành bảng.

- Đại diện nhóm trả lời, các nhóm khác nhận xét bổ xung.

- GV nhận xét, đưa ra đáp án.

? Ngoài các hệ cơ quan trên, trong cơ thể còn có các hệ cơ quan nào?

- HS đọc thông tin nghiên cứu trả lời.

 Rút ra kết luận.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

*Hoạt động 2: 13

- GV yêu cầu HS đọc thông tin mục II, quan sát hình 2.3 SGK và trả lời các câu hỏi sau:

? Sự phối hợp hoạt động của các cơ quan trong cơ thể được thể hiện như thế nào?

? Quan sát hình 2.3. Hãy cho biết các mũi tên từ hệ thần kinh và hệ nội tiết tới các hệ cơ quan nói lên điều gì?

? Hãy lấy ví dụ để phân tích về sự phối hợp hoạt động của các cơ quan trong cơ thể?

- HS đọc thông tin mục II và quan sát hình vẽ để trả lời.

- GV lấy thêm ví dụ để phân tích.

 Rút ra kết luận.

 

 

 I. Cấu tạo:

1. Các phần cơ thể người:

 

 

 

 

 

 

 

- Cơ thể người gồm 3 phần: Đầu, thân và chân, tay.

- Cơ thể người gồm 2 khoang: Khoang ngực và khoang bụng.

 

2. Các hệ cơ quan:

 

 

 

 

 

 

- Hệ vận động: Cơ và xương.

- Hệ tiêu hoá: Gồm ống tiêu hoá và các tuyến tiêu hoá.

- Hệ tuần hoàn: Gồm tim và hệ mạch.

-Hệ hô hấp: Đường dẫn khí và 2 lá phổi.

-Hệ bài tiết: Thận, ống dẫn nước tiểu và bóng đái.

-Hệ thần kinh: Não, tuỷ sống, các dây thần kinh và các hạch thần kinh.

 

II. Sự phối hợp hoạt động của các cơ quan:

 

 

 

 

- Các cơ quan trong cơ thể là một khối thống nhất có sự phối hợp với nhau cùng thực hiện chức năng dưới sự điều khiển của cơ chế thần kinh và thể dịch.

 

4.Luyện tập - củng cố

-Hệ thống lại nội dung kiến thức.

- HS đọc phần “ Ghi nhớ” SGK.

 ? Cơ thể người được chia làm mấy phần? Gồm những phần nào?

 ? Những cơ quan nào ở trong khoang bụng?Những cơ quan nào nằm trong khoang ngực?

 

5. Dặn dò- Hướng dẫn về nhà(1')

- Học bài,rả lời câu hỏi 1, 2 SGK.

- Đọc trước bài 3: Tế bào.

 

 

 

doc177 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 492 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án môn Sinh học 8 - Chương trình cả năm, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 đã học, thảo luận nhóm và hoàn thành bảng kiến thức của mình. Cụ thể:
-Nhóm 1: Bảng 35.1: Khái quát về cơ thể người.
-Nhóm 2: Bảng 35.2: Sự vận động của cơ thể.
-Nhóm 3: Bảng 35.3: Tuần hoàn.
-Nhóm 4: Bảng 35.4: Hô hấp.
-Nhóm 5: Bảng 35.5: Tiêu hoá.
-Nhóm 6: Bảng 35.6: Trao đổi chất và chuyển hoá.
 Hs cá nhân trong các nhóm tiến hành thu thập thông tin, thống nhất ý kiến để hoàn thành bảng kiến thức của mình.
 Lần lượt các nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét bổ sung.
 Gv nhận xét, đưa ra đáp án.
 Gv nhắc lại toàn bộ nội dung kiến thức cần nắm trong học kì I.
 -> Rút ra kết luận.
* Hoạt động 2:
 Gv yêu cầu Hs nghiên cứu và trả lời các câu hỏi sau:
? Hãy chứng minh rằng tế bào là đơn vị cấu trúc và chức năng của sự sống?
? Trình bày mối liên hệ về chức năng giữa các hệ cơ quan đã học (bộ xương, hệ cơ, hệ tuần hoàn, hệ hô hấp, hệ tiêu hoá)?
? Các hệ tuần hoàn, hô hấp, tiêu hoá đã tham gia vào hoạt động trao đổi chất và chuyển hoá như thế nào?
 Hs nghiên cứu trả lời.
 -> Rút ra kết luận.
4. Củng cố:
- Hệ thống lại nội dung kiến thức.
? Nêu vai trò của hệ cơ xương trong sự vận động của cơ thể?
? So sánh đặc điểm cấu tạo của tế bào thực vật và tế bào của người?
? Nêu vai trò của sự tuần hoàn máu trong cơ thể?
? Hô hấp có liên quan như thế nào tới các hoạt động sống của tế bào và cơ thể?
? Nêu lợi ích của việc trồng cây xanh trong việc bảo vệ hệ hô hấp?
5. Dặn dò:
- Học bài.
- Ôn toàn bộ nội dung kiến thức các chương I, II, III, IV, V, VI.
- Chuẩn bị thi học kì I.
4’
25’
10’
4’
1’
Đáp án:
( Nội dung tiết 32 )
I. Hệ thống hoá kiến thức:
-Khái quát về cơ thể người: Tế bào, mô, cơ quan và hệ cơ quan.
-Sự vận động của cơ thể: Bộ xương và hệ cơ.
-Tuần hoàn: Tim và hệ mạch.
-Hô hấp: Thở bằng phổi.
-Tiêu hoá:
+ống tiêu hoá gồm: Miệng, hầu thực quản, dạ dày, ruột (ruột non, ruột già), hậu môn.
+Tuyến tiêu hoá gồm: Tuyến nước bọt, tuyến gan, tuyến tuỵ, tuyến vị, tuyến ruột.
-Trao đổi chất: Lấy chất dinh dưỡng và thải cặn bã.
-Chuyển hoá: 
+Đồng hoá: Tổng hợp các chất và tĩnh luỹ năng lượng.
+Dị hoá: Phân giải các chất và giải phóng năng lượng.
II. Câu hỏi ôn tập:
-Tế bào là đơn vị cấu trúc, vì: Mọi cơ quan của cơ thể người đều được cấu tạo từ các tế bào.
-Tế bào là đơn vị chức năng, vì: Nó tham gia vào hoạt động chức năng của các cơ quan.
-Bộ xương làm khung, là nơi bám của các cơ, bảo vệ các hệ cơ quan. Hệ cơ giúp xương cử động. Hệ tuần hoàn vận chuyển máu, giúp trao đổi chất. Hệ hô hấp lấy ôxi cung cấp cho các cơ quan và thải khí CO2. Hệ tiêu hoá biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng cung cấp cho các hệ cơ quan. Hệ bài tiết giúp thải các chất cặn bã.
-Hệ tuần hoàn tham gia vận chuyển các chất: Mang O2 từ hệ hô hấp và các chất dinh dưỡng từ hệ tiêu hoá đến tế bào, mang các sản phẩm thải từ tế bào đi tới hệ hô hấp và bài tiết.
-Hệ hô hấp giúp các tế bào trao đổi khí: O2 cung cấp cho các tế bào và thải khí CO2 ra khỏi cơ thể.
-Hệ tiêu hoá biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng cung cấp cho các tế bào.
Ngày soạn: 20/12	 Tiết 36:
Ngày giảng:8A:	 
8B: thi học kỳ i
8C: 
I.Mục tiêu bài học:
1.Kiến thức:
- Học sinh hiểu được những kiến thức cơ bản về các hệ tuần hoàn, hô hấp, tiêu hoá.
- Qua bài này đánh giá được chất lượng của học sinh.
2.Kĩ năng:
- Rèn luyện kỹ năng ghi nhớ, tái hiện kiến thức.
3.Thái độ:
-Nghiêm túc, trung thực trong giờ.
II- Thiết lập ma trận 2 chiều :
 Mức độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng 
TNKQ
TNTL
TNKQ
TNTL
TNKQ
TNTL
Tuần hoàn
3
 (1,5)
1 
 (2,0)
1
 (0,5)
5
 (4,0)
Hô hấp
1
 (0,5)
2
 (1,0)
1 
(2,0)
4
 (3,5)
Tiêu hoá
1
 (1,0)
1 
 (1,5)
2
 (2,5)
Tổng
5
 (2,5)
4
 (5,0)
2
 (2,5)
11
 (10)
III- Câu hỏi:	Phần I: TNKQ
Câu 1: Khoanh tròn vào đầu ý trả lời đúng nhất trong các câu sau:
1. Thành phần chính của máu gồm:
 A, Huyết tương	 	B, Tiểu cầu	 
 C, Tế bào máu, huyết tương	 	D, Hồng cầu
2. ở người, nhóm máu AB có thể truyền cho nhóm máu nào sau đây:
 A, Nhóm máu A	 	B, Nhóm máu B	
 C, Nhóm máu O	 	 D, Nhóm máu AB
3. Hồng cầu vận chuyển:
A, CO2 và O2	B, Nước	 	C, O2	 	D, CO2
4. Thức ăn từ dạ dày xuống tá tràng từng lượng nhỏ theo sự:
 A, Lực đẩy của tim	B, Đóng mở của môn vị
 C, Co bóp của cơ ruột	 	D, Co bóp của các cơ vòng thực quản
5. Bệnh nào dưới đây gây tổn thương hệ hô hấp:
 A, Viêm phổi	B, Viêm phế quản
 C, Lao phổi	D, Cả A, B và C
Câu 2: Điền từ thích hợp vào chỗ trống:
1. Hệ tuần hoàn máu gồm tim và ............................ tạo thành vòng tuần hoàn lớn và vòng tuần hoàn nhỏ.
2. Sự hấp thụ các chất dinh dưỡng diễn ra chủ yếu ở .................
Câu 3: Ghép các câu ở cột (A) với câu ở cột (B) sao cho phù hợp:
Các bộ phận (A)
Kết quả
Các bộ phận (B)
1, Tá tràng là đoạn đầu của ruột non
2, Ruột non rất dài
1-
2-
A, Là phần dài nhất của ống tiêu hoá
B, Là nơi đổ của dịch tuỵ và dịch mật
C, Phân bố tới từng lông ruột
Phần II: TNTL
Câu 1: Hãy phân tích 3 hàng rào phòng thủ bảo vệ cơ thể của bạch cầu?
Câu 2: Trong cuộc sống hàng ngày em đã có những thói quen ăn uống nào mang tính khoa học và những thói quen ăn uống nào không mang tính khoa học?
Câu 3: Không khí khi con người hít vào và thở ra có sự khác nhau như thế nào về thành phần khí cácbonic và khí ôxi?
IV-Đáp án và thang điểm:
Phần I: TNKQ (4,5 điểm)
Câu 1: Khoanh tròn vào phương án đúng nhất: (Mỗi ý đúng 0,5 điểm)
Câu 
1
2
3
4
5
Đáp án
C
D
A
B
D
Câu 2 ( 1 điểm): Từ cần điền là : 1. Hệ mạch; 	2. Ruột non.
Câu 3 ( 1 điểm): 1- B;	2 - A.
Phần II: TNTL (5,5 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Ba hàng rào bảo vệ cơ thể của bạch cầu là:
- Sự thực bào: Bạch cầu hình thành chân giả bắt và nuốt vi khuẩn rồi tiêu hoá (Bạch cầu trung tính và đại thực bào thực hiện).
- Limphô B: Tiết kháng thể để vô hiệu hoá vi khuẩn.
- Limphô T: Phá huỷ tế bào đã bị nhiễm vi khuẩn bằng cách nhận diện và tiếp xúc với chúng.
Câu 2( 1,5 điểm) : 
* Thói quen ăn uống mang tính khoa học:
- Ăn đúng giờ, đúng bữa.
- Ăn thức ăn hợp khẩu vị, ăn trong bầu không khí vui vẻ.
- Khẩu phẩn ăn hợp lý, ăn đúng cách.
- Sau khi ăn cần có thời gian nghỉ ngơi hợp lý.
* Thói quen ăn uống không mang tính khoa học:
- Ăn không đúng giờ, đúng bữa, không đúng cách.
- Khẩu phần ăn không hợp lý.
- Sau khi ăn không cần nghỉ ngơi...
Câu 3(2 điểm): 
- Trong thành phần không khí khi con người hít vào chứa hàm lượng khí O2 nhiều hơn hàm lượng khí CO2.
- Còn thành phần không khí khi con người thở ra lại chứa hàm lượng khí CO2 nhiều hơn hàm lượng khí O2.
Ngày soạn:	2/1	 Tiết 37, Bài 34: 
Ngày giảng:8A:	 
 8B: vitamin và muối khoáng 
 8C: 
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Hs trình bày được vai trò của vitamin và muối khoáng.
- Hs vận dụng những hiểu biết về vitamin và muối khoáng trong việc xây dựng khẩu phần ăn hợp lý và chế biến thức ăn.
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng quan sát, phân tích, vận dụng.
- Rèn luyện kỹ năng làm việc độc lập và làm việc theo nhóm.
3. Thái độ:
 - Giáo dục ý thức vệ sinh thực phẩm, biết cách phối hợp chế biến thức ăn khoa học.
II. Chuẩn bị:
1.Giáo viên:
- Tranh ảnh một số nhóm thức ăn chứa vitamin và muối khoáng.
- Tranh ảnh trẻ em bị còi xương do thiếu vitamin D, người biếu cổ do thiếu Iốt.
2.Học sinh:
- Đọc và nghiên cứu sgk.
III. Hoạt động dạy và học:
1.ổn định tổ chức: (1’)
8A:	8B:	 	 8C:
Hoạt động của thầy và trò
Tg
Nội dung
2. Kiểm tra:
( Không kiểm tra )
3. Bài mới: 
* Hoạt động 1: 
 Gv yêu cầu Hs đọc thông tin mục I, hoàn thành bài tập sau: Hãy đánh dấu (X) vào những câu đúng trong những câu dưới đây:
-Vitamin có nhiều ở thịt, rau, quả tươi 
-Vitamin cung cấp cho cơ thể một nguồn năng lượng 
-Vitamin là hợp chất hữu cơ có trong thứ ăn với một liều lượng nhỏ, nhưng cần thiết cho sự sống 
-Vitamin là một loại muối đặc biệt làm cho thức ăn ngon hơn 
-Vitamin là thành phần cấu trúc của nhiều enzim tham gia các phản ứng chuyển hoá năng lượng của cơ thể 
-Cơ thể người và động vật không thể tổng hợp được vitamin mà phải lấy từ thức ăn 
 Hs đọc thông tin và làm bài tập.
 Một Hs trình bày, Hs khác nhận xét bổ sung.
 Gv nhận xét, đưa ra đáp án đúng: 1, 3, 5, 6.
Hs: nghiên cứu thông tin tiếp theo của mục I và bảng 34.1. Cho biết:
? Thực đơn trong bữa ăn cần được phối hợp như thế nào để cung cấp đủ vitamin và muối khoáng cho cơ thể?
Giáo viên nhận xét, giảng thêm.
Rút ra kết luận.
 * Hoạt động 2:
 Gv chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu các nhóm đọc thông tin mục II và quan sát bảng 34.2, thảo luận nhóm hoàn để trả lời các câu hỏi sau:
? Vì sao nếu thiếu VTM D, trẻ sẽ bị mắc bệnh còi xương?
? Vì sao nhà nước vận động nhân dân sử dụng muối iốt?
? Trong khẩu phần ăn hàng ngày cần được cung cấp những loại thực phẩm nào? Và chế biến như thế nào để đảm bảo đủ VTM và muối khoáng cho cơ thể?
Hs đọc thông tin, quan sát bảng, thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi.
 Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét bổ xung.
Gv nhận xét, đưa ra đáp án.
-> Rút ra kết luận.
4. Củng cố:
- Hệ thống lại nội dung kiến thức.
- Học sinh đọc ghi nhớ sgk.
- Hs đọc phần em có biết?
? VTM là gì? VTM có nguồn gốc từ đâu?
? VTM có vai trò gì với hoạt động sinh lý của cơ thể?
? Kể những điều em biết về VTM và vai trò của các loại VTM đó?
? Vì sao cần bổ xung chất Sắt cho các bà mẹ khi mang thai?
5. Dặn dò:
- Học bài.
- Trả lời câu hỏi 1, 2, 3, 4 sgk.
- Đọc trước bài 36: Tiêu chuẩn ăn uống và nguyên tắc lập khẩu phần.
5’
15’
16’
5’
1’
I.Vitamin: 
-VTM là một hợp chất hoá học đơn giản là thành phần cấu trúc của nhiều emzym -> đảm bảo cho sự hoạt động sinh lý bình thường của cơ thể.
- Con người không tự tổng hợp được VTM mà phải lấy từ thức ăn.
- Phối hợp các loại thức ăn để cung cấp đủ VTM cho cơ thể.
II. Muối khoáng:
- Muối khoáng là thành phần quan trọng của tế bào tham gia vào hệ emzym, đảm bảo quá trình trao đổi chất và năng lượng.
- Khẩu phần ăn cần phối hợp nhiều loại thức ăn, sử dụng muối Iốt, chế biến hợp lý. Trẻ em nên tăng cường muối Canxi.
* Ghi nhớ: sgk.
Ngày soạn:	3/1	 Tiết 38, Bài 36: 
Ngày giảng:8A:	 
 8B: tiêu chuẩn ăn uống. 
 8C: nguyên tắc lập k

File đính kèm:

  • docGIAO AN SINH 8 CHUAN nhan hoa.doc