Giáo án môn Sinh học 7 - Tiết 52: Sự đa dạng của thú (Tiếp theo): Bộ ăn sâu bọ, bộ gặm nhấm, bộ ăn thịt
I-Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Hs nêu được cấu tạo thích nghi với đời sống của bộ thú ăn sâu bọ, bộ thú gặm nhấm và bộ thú ăn thịt.
- HS phân biệt được từng bộ thú qua những đặc điểm cấu tạo đặc trưng.
2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng quan sát tranh tìm kiến thức.
- Rèn kỹ năng thu thập thông tin và kỹ năng hoạt động nhóm.
3. Thái độ:
Giáo dục ý thức tìm hiểu thế giới động vật để bảo vệ loài có lợi.
II-Đồ dùng dạy học:
- Tranh chân, răng chuột chù.
- Tranh sóc, chuột đồng và bộ răng chuột.
- Tranh bộ răng và chân của mèo.
III-Hoạt động dạy và học:
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ:
Trình bày đặc điểm cấu tạo của dơi thích nghi với đời sống bay
3. bài mới:
Hoạt động 1: Tìm hiểu: Bộ ăn sâu bọ, bộ gặm nhấm và bộ ăn thịt.
* Mục tiêu: Thấy được đặc điểm đời sống và tập tính của 3 bộ thú.
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
- GV yêu cầu:
+ Đọc các thông tin của SGK trang 162, 163, 164.
+ Quan sát hình vẽ 50.1, 50.2, 50.3 SGK.
+ Hoàn thành bảng 1 trong vở bài tập
- GV treo bảng 1 → HS tự điền vào các mục (bằng số).
- GV cho thảo luận toàn lớp về những ý kiến của các nhóm.
- GV cho HS quan sát bảng 1 với kiến thức đúng. - Cá nhân tự đọc SGK → thu thập thông tin.
- Trao đổi nhóm → quan sát kĩ tranh thống nhất ý kiến.
- Yêu cầu: phân tích rõ cách bắt mồi, cấu tạo chân, răng.
- Nhiều nhóm lên bảng ghi kết quả của nhóm vào bảng 1.
- Các nhóm theo dõi → bổ sung nếu cần.
- HS tự điều chỉnh những chỗ chưa phù hợp (nếu cần).
Tuần:27 Tiết: 52 Bài 50. SỰ ĐA DẠNG CỦA THÚ (tiếp theo) BỘ ĂN SÂU BỌ, BỘ GẶM NHẤM, BỘ ĂN THỊT I-Mục tiêu: Kiến thức: Hs nêu được cấu tạo thích nghi với đời sống của bộ thú ăn sâu bọ, bộ thú gặm nhấm và bộ thú ăn thịt. HS phân biệt được từng bộ thú qua những đặc điểm cấu tạo đặc trưng. Kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát tranh tìm kiến thức. Rèn kỹ năng thu thập thông tin và kỹ năng hoạt động nhóm. Thái độ: Giáo dục ý thức tìm hiểu thế giới động vật để bảo vệ loài có lợi. II-Đồ dùng dạy học: Tranh chân, răng chuột chù. Tranh sóc, chuột đồng và bộ răng chuột. Tranh bộ răng và chân của mèo. III-Hoạt động dạy và học: 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ: Trình bày đặc điểm cấu tạo của dơi thích nghi với đời sống bay 3. bài mới: Hoạt động 1: Tìm hiểu: Bộ ăn sâu bọ, bộ gặm nhấm và bộù ăn thịt. * Mục tiêu: Thấy được đặc điểm đời sống và tập tính của 3 bộ thú. Hoạt động của GV Hoạt động của HS - GV yêu cầu: + Đọc các thông tin của SGK trang 162, 163, 164. + Quan sát hình vẽ 50.1, 50.2, 50.3 SGK. + Hoàn thành bảng 1 trong vở bài tập - GV treo bảng 1 → HS tự điền vào các mục (bằng số). - GV cho thảo luận toàn lớp về những ý kiến của các nhóm. - GV cho HS quan sát bảng 1 với kiến thức đúng. - Cá nhân tự đọc SGK → thu thập thông tin. - Trao đổi nhóm → quan sát kĩ tranh thống nhất ý kiến. - Yêu cầu: phân tích rõ cách bắt mồi, cấu tạo chân, răng. - Nhiều nhóm lên bảng ghi kết quả của nhóm vào bảng 1. - Các nhóm theo dõi → bổ sung nếu cần. - HS tự điều chỉnh những chỗ chưa phù hợp (nếu cần). Bảng 1: Tìm hiểu về bộ ăn sâu bọ, bộ ăn thịt, bô găm nhấm Bộ thú Đại diện Môi trường sống Lối sống Cấu tạo răng Cách bắt mồi Chế độ ăn Cấu tạo chân Aên sâu bọ - Chuột chù. - Chuột chũi 1 4 1 1 2 2 3 3 2 2 1 1 Gặm nhấm - Chuột đồng. - Sóc. 1 3 2 2 3 3 1 1 3 1 1 0 Aên thịt - Báo. - Sói. 2 1 1 2 1 1 2 1 2 2 2 2 Những câu trả lời lựa chọn 1- Trên mặt đất. 2- Trên mặt đất và trên cây. 3- Trên cây. 4- Đào hang trong đất. 1- Đơn độc. 2- Sống đàn. 1- Răng nanh dài nhọn, răng hàm dẹp bên, sắc. 2- Các răng đều nhọn. 3- Răng cửa lớn, có khoảng trống hàm. 1- Đuổi mồi, bắt mồi. 2- Rình vồ mối. 3- Tìm mồi. 1- Aên thực vật. 2- Aên động vật. 3- Aên tạp. 1- Chi trước ngắn, bàn rộng ngón to. 2- Chi to khoẻ các ngón có vuốt sắc nhọn dưới có nệm thịt dày. Ngoài nội dung trong bảng chúng ta còn biết thêm gì về đại diện của 3 bộ thú này? Hoạt động 2: Đặc điểm cấu tạo phù hợp với đời sống của bộ gặm nhấm, bộ ăn sâu bọ và bộ ăn thịt * Mục tiêu: HS tìm được những đặc điểm phù hợp của 3 bộ này là bộ răng, cấu tạo chân và chế độ ăn. Hoạt động của GV Hoạt động của HS - Yêu cầu: Sử dụng nội dung ở bảng 1, quan sát lại hình trả lời câu hỏi: + Dựa vào cấu tạo của bộ răng phân biệt bộ ăn sâu bọ, bộ ăn thịt và bộ gặm nhấm. + Đặc điểm cấu tạo chân báo, sói phù hợp với việc săn mồi và ăn thịt như thế nào? + Nhận biết bộ thú ăn thịt, thú ăn sâu bọ, thú gặm nhấm nhờ nhờ cách bắt mồi như thế nào? + Chân chuột chũi có đặc điểm gì phù hợp với việc đào hang trong đất? - Cá nhân xem lại thông tin trong bảng, quan sát chân, răng của các đại diện. - Trao đổi nhóm → hoàn thành đáp án. - Thảo luận toàn lớp về đáp án → nhận xét và bổ sung. - Rút ra các đặc điểm cấu tạo thích nghi với đời sống của từng bộ. * Kết luận: - Bộ thú ăn thịt: + Răng cửa sắc nhọn, răng nanh dài nhọn, răng hàm có mấu dẹp sắc. + Ngón chân có vuốt cong, dưới có đệm thịt êm. - Bộ thú ăn sâu bọ: + Mõm dài, răng nhọn. + Chân trước ngắn, bàn rộng, ngón tay to khoẻ → đào hang. - Bộ gặm nhấm: + Răng cửa lớn luôn mọc dài thiếu răng nanh. Kết luận chung: HS đọc kết luận cuối bài trong SGK. IV-Kiểm tra đánh giá: GV cho HS làm bài tập. Hãy lựa chọn những đặc điểm của bộ thú ăn thịt trong các đặc điểm sau: Răng cửa lớn có khoảng trống hàm. Răng nanh dài nhọn, răng hàm dẹp 2 bên sắc. Rình và vồ mồi. Aên tạp. Ngón chân có vuốt cong nhọn sắc, nệm thịt dày. Đào hang trong đất. Những đặc điểm cấu tạo sau của bộ thú nào? Răng cửa lớn có khoảng trống hàm. Răng cửa mọc dài liên tục. Aên tạp. V-Dặn dò: Học bài, trả lời câu hỏi trong SGK. Đọc mục “ Em có biết”. Tìm hiểu đặc điểm sống của trâu, bò, khỉ . Kẻ bảng trang 167 SGK vào vở bài tập.
File đính kèm:
- GA sinh hoc 7 tiet 52.doc