Giáo án môn Sinh học 7 - Tiết 48: Thỏ - Năm học 2009-2010
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
- Nhận biết được đời sống và giải thích được sự sinh sản của thỏ là tiến bộ hơn những động vật đã học.
- Giải thích cấu tạo ngoài của thỏ thích nghi với đời sống và tập tính lẩn trốn kẻ thù.
- Tóm tắt được đặc điểm di chuyển của thỏ.
2. Kĩ năng:
- Kĩ năng quan sát, phân tích, tổng hợp, kĩ năng hoạt động nhóm.
3. Thái độ:
- Giáo dục ý thức yêu thích môn học, bảo vệ động vật.
II .Đồ dùng dạy học:
- Giáo viên:+ Mô hình: thỏ hoặc tranh: cấu tạo ngoài của thỏ.
+ Tranh: động tác di chuyển của thỏ.
+ Tranh: nhau thai của thỏ.
+ Bảng phụ: ghi nội dung đặc điểm cấu tạo ngòai của thỏ.
- Học sinh:+ Chuẩn bị kiến thức theo câu hỏi SGK trang 151
+ Kẻ bảng phụ vào vở bài tập.
III. Phương pháp: Quan sát, đàm thoại, HĐN
IV.Tiến trình bài giảng:
1. ổn định tổ chức lớp:
2. Kiểm tra đầu giờ: Xen lồng vào giờ
* Khởi động: Chúng ta thường có câu “ Nhát như thỏ đế”, muốn nói tính cách hiền lành nhút nhát của loài thỏ. Vậy chúng phải có cấu tạo và tập tính như thế nào để tồn tại được cùng với những loài động vật ăn thịt thường xuyên rình rập săn đuổi?
3. Tiến trình bài giảng:
Hoạt động 1. (15).
Tìm hiểu đời sống và sinh sản của thỏ
Ngày soạn: 23/ 2/ 2010 Ngày dạy: 26/ 2/ 2010. Tiết: 48 Lớp thú (Lớp có vú) Bài 46: Thỏ I. Mục tiêu bài học : 1. Kiến thức : - Nhận biết được đời sống và giải thích được sự sinh sản của thỏ là tiến bộ hơn những động vật đã học. - Giải thích cấu tạo ngoài của thỏ thích nghi với đời sống và tập tính lẩn trốn kẻ thù. - Tóm tắt được đặc điểm di chuyển của thỏ. 2. Kĩ năng : - Kĩ năng quan sát, phân tích, tổng hợp, kĩ năng hoạt động nhóm. 3. Thái độ : - Giáo dục ý thức yêu thích môn học, bảo vệ động vật. II .Đồ dùng dạy học: - Giáo viên:+ Mô hình: thỏ hoặc tranh: cấu tạo ngoài của thỏ. + Tranh: động tác di chuyển của thỏ. + Tranh: nhau thai của thỏ. + Bảng phụ: ghi nội dung đặc điểm cấu tạo ngòai của thỏ. - Học sinh:+ Chuẩn bị kiến thức theo câu hỏi SGK trang 151 + Kẻ bảng phụ vào vở bài tập. III. Phương pháp : Quan sát, đàm thoại, HĐN IV.Tiến trình bài giảng: 1. ổn định tổ chức lớp: 2. Kiểm tra đầu giờ: Xen lồng vào giờ * Khởi động: Chúng ta thường có câu “ Nhát như thỏ đế”, muốn nói tính cách hiền lành nhút nhát của loài thỏ. Vậy chúng phải có cấu tạo và tập tính như thế nào để tồn tại được cùng với những loài động vật ăn thịt thường xuyên rình rập săn đuổi? 3. Tiến trình bài giảng: Hoạt động 1. (15’). Tìm hiểu đời sống và sinh sản của thỏ - Mục tiêu: + Nhận biết được đặc điểm về đời sống và sinh sản của thỏ. + Giải thích sự sinh sản của thỏ tiến bộ hơn thằn lằn. - Tiến hành: HĐCN Hoạt động của thầy & trò Nội dung - Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát mẫu nhồi của thỏ, đọc 7 dòng phần I SGK trang 149 và trả lời câu hỏi sau: ?Em cho biết thỏ sống ở đâu và có tập tính gì? Thức ăn của thỏ là gì? Kiếm ăn vào thời gian nào? ?Vì sao thỏ đi kiếm ăn ban đêm? - Giáo viên giải thích gặm nhấm? Vì thiếu răng nanh, kiểu ăn sử dụng 2 răng cửa là chủ yếu. *Liên hệ: Tại sao không nên làm chuồng Thỏ bằng tre, nứa? - Đọc tiếp phần còn lại, quan sát hình 46.1 SGK tr149, hoạt động nhóm lớn, trong 5 phút. -GV phát phiếu học tập cho các nhóm. Đặc điểm Thỏ Thằn lằn -Sự thụ tinh, cơ quan giao phối. -Phát triển của phôi. -Đẻ con hay trứng. -Chăm sóc con -Qua nghiên cứu bảng phiếu học tập: ?Hãy nêu đặc điểm sinh sản của Thỏ? ?Vậy sinh sản của thỏ tiến bộ hơn thằn lằn ở điểm nào? ?Vậy thế nào là thai sinh? GV giải thích hiện tượng thai sinh theo tranh 46.1 tr149 ? Sự thai sinh có ưu điểm gì so với đẻ trứng? I. Đời sống và sinh sản: 1. Đời sống: -Thỏ sống ven rừng, bụi rậm. -Tập tính: đào hang ẩn náu. -Thức ăn: Cỏ, lábằng cách gặm nhấm.. - Thỏ là ĐV hằng nhiệt. 2. Sinh sản: -Thỏ đực có cơ quan giao phối. -Phôi (thai) được phát triển trong tử cung của thỏ mẹ. -Đẻ con có nhau thai gọi là hiện tượng thai sinh. -Con non yếu được nuôi bằng sữa. Hoạt động 2. (25’). Tìm hiểu cấu tạo ngoài của thỏ - Mục tiêu: + Giải thích cấu tạo ngoài của thỏ thích nghi với đời sống và tập tính. + Tóm tắt được đặc điểm di chuyển của thỏ. -Tiến hành:HĐN -Yêu cầu học sinh đọc phần II SGK trang 149-150, quan sát hình 46.2; 46.3 và thực hiện ẹ, hoàn thành bảng SGK tr150 vào vở BT. -Giáo viên treo tranh và bảng phụ. -Xửa sai và đưa đáp án đúng: ?Qua bảng phụ hãy nêu đặc điểm cấu tạo ngoài của thỏ thích nghi với đời sống? -Giáo viên treo tranh 46.4 cho học sinh quan sát đọc 2 dòng và trả lời câu hỏi: ?Nêu cách di chuyển của thỏ? ?Phân tích động tác di chuyển của thỏ qua tranh 46.4? -Quan sát hình 46.5 SGK tr151. ?Tại sao thỏ chạy không dai sức bằng thú ăn thịt song trong một số trường hợp vẫn thoát khỏi thú ăn mồi? -Giáo viên phân tích sự di chuyển của thỏ. II. Cấu tạo ngoài và di chuyển: 1. Cấu tạo ngoài: Học theo bảng phụ 1. 2. Di chuyển: -Bằng cách nhảy cả hai chân. Bảng phụ 1: Đặc điểm cấu tạo ngoài của thỏ thích nghi với đời sống và tập tính Bộ phận cơ thể Đặc điểm cấu tạo ngoài Sự thích nghi với đời sống và tập tính lẩn trốn kẻ thù Bộ lông Lông mao Dày, xốp Giữ nhiệt, an toàn khi lẩn trốn trong bụi rậm. Các chi Chi trước, Chi sau Ngắn Dài, khoẻ -Đào hang và di chuyển -Bật nhảy xa, chạy nhanh khi bị săn đuổi. Giác quan Mũi Lông xúc giác -Thính -Cảm giác xúc giác nhanh nhậy -Thăm dò thức ăn và môi trường -Phát hiện kẻ thù Tai -Vành tai -Mắt -Thính -To, dài, cử động được theo các phía -Mắt không tinh, có mí Định hướng âm thanh, phát hiện sớm kẻ thù. -Giúp mắt không bị khô,bảo vệ mắt 4. Củng cố và đánh giá:(5’). Câu1: Treo tranh hình 46.2, Xác định các bộ phận trên tranh câm. Câu 2: Em hãy nêu cấu tạo ngoài của thỏ thích nghi với điều kiện sống? Câu3: Bài tập trắc nghiệm: Khoanh tròn vào chữ cái câu trả lời đúng nhất: Câu 1: Bộ lông mao có vai trò gì trong đời sống của thỏ: Giữ nhiệt Để lẩn trốn trong bụi rậm. Giúp cơ thể có nhiệt độ không đổi. Câu a và b đúng Đáp án: d 5. Dặn dò: - Học bài theo câu hỏi SGK trang 151. - Đọc mục: “ Em có biết” - Chuẩn bị Bài 47: Cấu tạo trong của thỏ. - Ôn tập toàn bộ: cấu tạo trong của thằn lằn và kẻ bảng vào vở bài tập. 6. Rút kinh nghiệm giờ dạy:
File đính kèm:
- tiet48.doc