Giáo án môn Sinh học 7 - Tiết 46: Thực hành: Quan sát bộ xương mẫu mổ chim bồ câu - Năm học 2009-2010

1. Kiến thức:

- Nêu được đặc điểm của bộ xương chim thích nghi với đời sống bay lượn.

- Xác định vị trí và đặc điểm cấu tạo của hệ cơ quan: tiêu hoá, hô hấp, tuần hoàn, bài tiết.

2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng quan sát tranh và quan sát mẫu vật.

 - Kĩ năng thực hành.

3. Thái độ: Giáo dục ý thức tự giác, nghiêm túc trong giờ thực hành.

II. Phương pháp:

 Sử dụng phương pháp thực hành.

III.Chuẩn bị phương tiện:

* Phương tiện:

 SGK, Giáo án, Sách bài tập, Sách tham khảo

* Chuẩn bị:

- Giáo viên:

+ Mô hình: Chim bồ câu.

+ Tranh: 42.1 và 42.2 (tranh bộ xương và tranh cấu tạo trong của chim)

+ Mẫu mổ: chim bồ câu.

- Học sinh:

+ Chuẩn bị kiến thức cho bài thực hành.

+ Kẻ bảng 1 SGK trang 139.

IV.Tiến trình bài giảng:

1. ổn định tổ chức lớp:

Lớp Học sinh

7B

7C

2. Kiểm tra đầu giờ:

Câu 1: Nêu đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với đời sống?

3. Bài mới:

Hoạt động 1.

Nhận biết được các thành phần bộ xương

- Mục tiêu:

+ Nhận biết được các thành phần bộ xương, đặc điểm cấu tạo của bộ xương thích nghi với đời sống bay.

 

doc3 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 517 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Sinh học 7 - Tiết 46: Thực hành: Quan sát bộ xương mẫu mổ chim bồ câu - Năm học 2009-2010, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: . 
Ngày dạy: 10/ 2/ 2009. 
Tiết thứ: 46 
Bài 42 : Thực hành : Quan sát bộ xương mẫu mổ chim bồ câu
1. Kiến thức :
- Nêu được đặc điểm của bộ xương chim thích nghi với đời sống bay lượn.
- Xác định vị trí và đặc điểm cấu tạo của hệ cơ quan: tiêu hoá, hô hấp, tuần hoàn, bài tiết.
2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng quan sát tranh và quan sát mẫu vật.
 - Kĩ năng thực hành.
3. Thái độ: Giáo dục ý thức tự giác, nghiêm túc trong giờ thực hành.
II. Phương pháp : 
 Sử dụng phương pháp thực hành.
III.Chuẩn bị phương tiện:
* Phương tiện:
 SGK, Giáo án, Sách bài tập, Sách tham khảo
* Chuẩn bị:
- Giáo viên: 
+ Mô hình: Chim bồ câu.
+ Tranh: 42.1 và 42.2 (tranh bộ xương và tranh cấu tạo trong của chim)
+ Mẫu mổ: chim bồ câu. 
- Học sinh: 
+ Chuẩn bị kiến thức cho bài thực hành.
+ Kẻ bảng 1 SGK trang 139.
IV.Tiến trình bài giảng: 
1. ổn định tổ chức lớp:
Lớp
Học sinh
7B
7C
2. Kiểm tra đầu giờ: 
Câu 1: Nêu đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với đời sống?
3. Bài mới:
Hoạt động 1.
Nhận biết được các thành phần bộ xương
- Mục tiêu:
+ Nhận biết được các thành phần bộ xương, đặc điểm cấu tạo của bộ xương thích nghi với đời sống bay.
-Tiến hành:
Hoạt động của thầy
Hoạt động trò
Nội dung cơ bản
- Giáo viên nêu những yêu cầu và sự chuẩn bị của bài thực hành.
- Yêu cầu học sinh quan sát tranh bộ xương chim bồ câu, đối chiếu với hình 42.1.
?Nhận biết các thành phần của xương?
Bảng 1
STT
Các bộ phận của bộ xương
Đặc điểm cấu tạo
ý nghĩa sự bay
1,
Xương đầu
2,
Cột sống
?Phân tích đặc điểm bộ xương thích nghi sự bay?
?Rút ra nhận xét chung của bộ xương chim bồ câu?
- Hoạt động nhóm bàn, quan sát hình 42.1, ghi nhớ kiến thức để thực hiện ẹ1 đối chiếu hình 42.1 để hoàn thành bảng 1.
- Cử đại diện nhóm báo cáo và ghi bảng.
- Nhóm khác bổ xung và trả lời câu hỏi.
- Học sinh rút ra nhận xét chung.
I. Yêu cầu: 
II. Chuẩn bị:
III. Nội dung:
1. Quan sát bộ xương chim bồ câu:
-Xương đầu: nhiều xương mảnh, nhẹ ghép chắc chắn hàm không có răng, làm giảm trọng lượng cơ thể.
-Cột sống: cổ, đuôi, phần lưng, hông, 
-Lồng ngực:
+Xương sườn: có mấu tì lên nhau bảo vệ nội quan khi bay.
+Xương mỏ ác phát triển là chỗ bám cho cơ ngực vận động cánh.
-Chi trước: biến đổi thành cánh.
-Chi sau có xương bàn dài, 3 ngón trước, 1 ngón sau.
- Bộ xương nhẹ, xốp, mỏng, vững chắc, thích nghi sự bay.
Hoạt động 2.
Quan sát nội quan trên mẫu mổ
- Mục tiêu: Xác định vị trí và đặc điểm cấu tạo hệ tiêu hoá, hô hấp, tuần hoàn, bài tiết chim bồ câu.
-Tiến hành:
 Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
- Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát trên mẫu mổ kết hợp với tranh cấu tạo trong, xác định các hệ cơ quan và thành phần các hệ cơ quan: tiêu hoá, hô hấp, tuần hoàn, bài tiết của chim.
- Giáo viên treo bảng phụ 2 và yêu cầu kên hoàn thành bảng phụ 2.
- Giáo viên đưa ra đáp án bảng phụ 2
?Hệ tiêu hoá ở chim có gì khác so với những động vật đã học?
- Học sinh quan sát mẫu mổ đối chiếu tranh vẽ, thảo luận nhóm để hoàn thành bảng 2.
- Cử đại diện lên trình bày bảng phụ 2.
- Học sinh hoạt động cá nhân trả lơi:
+Có diều , có dạ dày tuyến và dạ dày cơ.
2. Quan sát các nội quan trên mẫu mổ:
Học theo bảng phụ 2
IV. Thu hoạch:
- Kể tên các thành phần trong từng hệ cơ quan.
- Hoàn chỉnh bảng để chấm.
Bảng phụ 2:
Các hệ cơ quan
Các thành phần cấu tạo trong hệ
1. Hệ tiêu hoá
Miệng -> thực quản -> diều, dạ dầy tuyến -> dạ dầy cơ -> ruột, gan, tuỵ, huyệt (không răng)
2. Hệ hô hấp
Khí quản (dài) -> phổi
3. Hệ tuần hoàn
Tim, các gốc động mạch
4. Hệ bài tiết
Thận
4. Củng cố và kiểm tra đánh giá:
- Giáo viên nhận xét tinh thần, thái độ của học sinh trong giờ thực hành.
- Giáo viên thu bảng phụ 2 của một số nhóm chấm điểm.
5. Dặn dò và hướng dẫn học bài:
- Học bài theo câu hỏi SGK và vở ghi
- Chuẩn bị Bài 45: Thực hành xem băng hình về đời sống và tập tính của chim.
- Chuẩn bị tập tính di chuyển, kiếm ăn và sinh sản của lớp chim.
V. Rút kinh nghiệm giờ dạy:

File đính kèm:

  • doctiet44.doc