Giáo án môn Sinh học 7 - Tiết 44: Cấu tạo trong của chim bồ câu - Năm học 2009-2010

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức:

- Nhận biết được cấu tạo, hoạt động của các hệ cơ quan: tiêu hoá, tuần hoàn, hô hấp, bài tiết, sinh sản, thần kinh và giác quan.

- Diễn giải được những đặc điểm cấu tạo của chim thích nghi với đời sống bay.

2. Kĩ năng:

- Kĩ năng quan sát, phân tích, HĐN.

3. Thái độ:

- Giúp học sinh hiểu được sự tiến hoá của sinh vật.

II. Đồ dùng dạy học:

- Giáo viên:

+Tranh: Cấu tạo trong của chim bồ câu.

+ Bảng phụ và phiếu học tập ghi nội dung bảng phụ.

+ Mô hình não

- Học sinh:

+ Chuẩn bị kiến thức theo câu hỏi SGK trang 142.

+ Học lại kiến thức trong bài 39: cấu tạo trong của thằn lằn.

+ Kẻ bảng phụ SGK trang 142 vào vở.

III. Phương pháp: Quan sát, đàm thoại, HĐN

IV. Tổ chức dạy học:

1. Ổn định tổ chức lớp:

2. Kiểm tra đầu giờ: ( 5 )

Câu hỏi: Nêu đặc điểm của bộ xương thích nghi với sự bay của chim?

* Khởi động: Chim bồ câu có những cơ quan dinh dưỡng nào? Bài học hôm nay chúng ta sẽ học.

3. Tiến trình bài giảng:

Hoạt động 1. ( 20 )

Tìm hiểu các cơ quan dinh dưỡng của chim bồ câu

 

doc3 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 441 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Sinh học 7 - Tiết 44: Cấu tạo trong của chim bồ câu - Năm học 2009-2010, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 26/ 1/ 2010. 
Ngày dạy: 29/ 1/ 2010. 
Tiết: 44
Bài 43: Cấu tạo trong của chim bồ câu
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức :
- Nhận biết được cấu tạo, hoạt động của các hệ cơ quan : tiêu hoá, tuần hoàn, hô hấp, bài tiết, sinh sản, thần kinh và giác quan.
- Diễn giải được những đặc điểm cấu tạo của chim thích nghi với đời sống bay.
2. Kĩ năng :
- Kĩ năng quan sát, phân tích, HĐN.
3. Thái độ :
- Giúp học sinh hiểu được sự tiến hoá của sinh vật.
II. Đồ dùng dạy học:
- Giáo viên: 
+Tranh: Cấu tạo trong của chim bồ câu.
+ Bảng phụ và phiếu học tập ghi nội dung bảng phụ.
+ Mô hình não
- Học sinh: 
+ Chuẩn bị kiến thức theo câu hỏi SGK trang 142.
+ Học lại kiến thức trong bài 39: cấu tạo trong của thằn lằn.
+ Kẻ bảng phụ SGK trang 142 vào vở.
III. Phương pháp : Quan sát, đàm thoại, HĐN
IV. Tổ chức dạy học: 
1. ổn định tổ chức lớp:
2. Kiểm tra đầu giờ: ( 5’ )
Câu hỏi: Nêu đặc điểm của bộ xương thích nghi với sự bay của chim?
* Khởi động: Chim bồ câu có những cơ quan dinh dưỡng nào? Bài học hôm nay chúng ta sẽ học.
3. Tiến trình bài giảng:
Hoạt động 1. ( 20’ )
Tìm hiểu các cơ quan dinh dưỡng của chim bồ câu
- Mục tiêu:
+ HS nhận biết được cấu tạo và hoạt động của hệ: tiêu hoá, tuần hoàn, hô hấp, bài tiết thích nghi với sự bay của chim.
+ So sánh cơ quan dinh dưỡng của chim với thằn lằn nêu được điểm tiến hoá.
- Tiến hành: HĐN
Hoạt động của thầy & trò
Nội dung 
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc   phần I, quan sát hình 43.1; 43.2; 43.3 SGK trang 140, 141, hoàn thành phiếu học tập.
- Giáo viên phát phiếu học tập.
- Giáo viên treo bảng phụ (ghi nội dung phiếu học tập) gọi đại diện các nhóm lên bảng hoàn thiện bảng phụ, nhóm khác bổ xung.
- Giáo viên đưa ra đáp án chuẩn.
I. Các cơ quan dinh dưỡng: 
Học theo bảng phụ (phần chim bồ câu)
Lưu ý: Hệ hô hấp
Trao đổi khí
+ Bay: túi khí.
+ Đậu: phổi
 Bảng phụ: So sánh những điểm sai khác về cấu tạo trong của chim và thằn lằn
Các hệ cơ quan
Chim bồ câu
Thằn lằn
1. Hệ tiêu hoá
Gồm: ống tiêu hoá và tuyến tiêu hoá
-ống tiêu hoá có sự biến đổi: mỏ sừng không có răng -> thực quản có diều dự trữ thức ăn, có dạ dày tuyến và dạ dày cơ -> tốc độ tiêu hoá cao, đáp ứng được nhu cầu năng lượng.
-Tiêu hoá: có đầy đủ các bộ phận nhưng tốc độ tiêu hoá chậm.
-Dự trữ thức ăn ở dạ dày.
2. Hệ tuần hoàn gồm tim và các mạch máu
-Tim 4 ngăn hoàn chỉnh, máu không bị pha trộn, mỗi nửa tim tâm nhĩ và tâm thất thông với nhau có van giữ cho máu chảy theo một chiều.
-Tim 3 ngăn, nên máu đi nuôi cơ thể là máu pha.
3. Hệ hô hấp gồm phổi và hệ thống 9 túi khí
-Phổi được thông với hệ thống túi khí.
-Nhờ sự hút đẩy của túi khí nên không khí đi theo một chiều, làm phổi không có khí đọng.
+Tận dụng ôxi khi bay.
+Túi khí làm giảm khối lượng cơ thể và ma sát nội quan trong khi bay 
-Hô hấp bằng phổi có nhiều vách ngăn làm tăng diện tích.
-Sự thông khí ở phổi nhờ xuất hiện các cơ liên sườn.
4. Hệ bài tiết và sinh dục
Không có bóng đái -> giảm trọng lượng khi bay (nên nước tiểu đặc thải cùng phân)
-Có bóng đái, nước tiểu loãng
5. sinh sản
-Thụ tinh trong, đẻ và ấp trứng.
-Con cái chỉ có buồng trứng và ống dẫn trứng bên trái phát triển
-Thụ tinh trong, đẻ trứng, phôi phát triển phụ thuộc nhiệt độ của môi trường.
Hoạt động 2. ( 15’ )
Thần kinh và giác quan.
- Mục tiêu:
+ Nhận biết được cấu tạo của não và các giác quan.
+ So sánh được đặc điểm tiến hoá của bộ não chim hơn bò sát đã ảnh hưởng tới tập tính.
-Tiến hành: HĐCN
 - Quan sát hình não, đối chiếu với hình 43.4 SGK trang 144.
?Nhận biết các bộ phận của não trên mô hình?
?So sánh bộ não chim với bò sát?
?Kể tên các giác quan của chim?
?Giác quan nào phát triển và giác quan nào không phát triển?
II. Thần kinh và giác quan:
1. Bộ não: rất phát triển
- Não trước, não giữa, não sau phát triển hơn bò sát - vì liên quan đến đời sống phức tạp và phạm vi hoạt động rộng của chim.
2. Giác quan:
-Mắt tinh, có mí mắt thứ ba mỏng.
-Tai: Thính, có ống tai ngoài nhưng chưa có vành tai.
-Khứu giác kém phát triển.
4. Củng cố và đánh giá: ( 5’ )
- Dùng bảng phụ: so sánh những điểm sai khác về cấu tạo trong giữa chim và bò sát (hoàn thiện bảng phụ)
- Nêu những đặc điểm tiến hoá của chim hơn hẳn bò sát?
- Trình bày hô hấp của chim thể hiện sự thích nghi với đời sống bay.
5. Dặn dò:
- Học bài theo câu hỏi SGK trang .
- Đọc mục: “ Em có biết” 
- Chuẩn bị Bài 44: Đa dạng và đặc điểm chung của lớp chim.
- Kẻ bảng: 44.3 SGK trang 145 vào vở bài tập.
6. Rút kinh nghiệm giờ dạy:

File đính kèm:

  • doctiet45.doc