Giáo án môn Sinh học 7 - Tiết 41: Cấu tạo trong của thằn lằn - Năm học 2009-2010

I. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức:

- Nhận được đặc điểm cấu tạo trong của thằn lằn thích nghi với đời sống hoàn toàn ở cạn.

- So sánh sự tiến hoá của các cơ quan: bộ xương, tuần hoàn, hô hấp, thần kinh của thằn lằn so với ếch đồng.

2. Kĩ năng:

- Kĩ năng quan sát, phân tích, tổng hợp, HĐN.

3. Thái độ:

- Học sinh được củng cố phát triển nhận thức về sự tiến hoá của giới sinh vật.

II. Đồ dùng dạy học:

- Giáo viên:

+ Tranh: Cấu tạo trong của thằn lằn và tranh bộ xương.

+ Bảng phụ.

+ Mô hình não: ếch và thằn lằn.

- Học sinh:

 + Chuẩn bị kiến thức theo câu hỏi SGK trang.

 + Kiến thức về cấu tạo trong của ếch đồng.

III. Phương pháp:

 Sử dụng phương pháp quan sát tìm tòi và hoạt động nhóm.

IV. Tổ chức dạy học:

1. ổn định tổ chức lớp:

2. Kiểm tra đầu giờ: ( 5 )

Câu 1: Trình bày đặc điểm cấu tạo ngoài của thằn lằn thích nghi với đời sống hoàn toàn ở cạn?

* Khởi động:

3. Tiến trình bài giảng:

 Hoạt động 1. (12).

Quan sát bộ xương thằn lằn.

- Mục tiêu: Giải thích được sự khác nhau cơ bản giữa bộ xương thằn lằn và bộ xương ếch.

- Tiến hành: HĐNB

 

doc3 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 505 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Sinh học 7 - Tiết 41: Cấu tạo trong của thằn lằn - Năm học 2009-2010, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 17/ 1`/ 2010 
Ngày dạy: 20/ 1/ 2010 
Tiết: 41
Bài 39: Cấu tạo trong của thằn lằn
I. Mục tiêu bài học :
1. Kiến thức :
- Nhận được đặc điểm cấu tạo trong của thằn lằn thích nghi với đời sống hoàn toàn ở cạn.
- So sánh sự tiến hoá của các cơ quan : bộ xương, tuần hoàn, hô hấp, thần kinh của thằn lằn so với ếch đồng.
2. Kĩ năng :
- Kĩ năng quan sát, phân tích, tổng hợp, HĐN.
3. Thái độ :
- Học sinh được củng cố phát triển nhận thức về sự tiến hoá của giới sinh vật.
II. Đồ dùng dạy học:
- Giáo viên: 
+ Tranh: Cấu tạo trong của thằn lằn và tranh bộ xương.
+ Bảng phụ. 
+ Mô hình não: ếch và thằn lằn.
- Học sinh: 
 + Chuẩn bị kiến thức theo câu hỏi SGK trang.
 + Kiến thức về cấu tạo trong của ếch đồng.
III. Phương pháp : 
 Sử dụng phương pháp quan sát tìm tòi và hoạt động nhóm.
IV. Tổ chức dạy học: 
1. ổn định tổ chức lớp:
2. Kiểm tra đầu giờ: ( 5’ )
Câu 1: Trình bày đặc điểm cấu tạo ngoài của thằn lằn thích nghi với đời sống hoàn toàn ở cạn?
* Khởi động: 
3. Tiến trình bài giảng: 
 Hoạt động 1. (12’).
Quan sát bộ xương thằn lằn.
- Mục tiêu: Giải thích được sự khác nhau cơ bản giữa bộ xương thằn lằn và bộ xương ếch.
- Tiến hành: HĐNB
Hoạt động của thầy & trò
Nội dung 
Yêu cầu học sinh quan sát hình 39.1 SGK trang 127 và xác định vị trí các xương.
 - Lưu ý những điểm sai khác nổi bật.
- Giáo viên gọi học sinh lên chỉ trên mô hình hoặc trên tranh.
?Bộ xương gồm có những thành phần nào?
?Những điểm sai khác với ếch đồng?
I. Bộ xương: 
-Xương đầu.
-Cột sống dài gồm 4 phần:
+Cổ 8 đốt , linh hoạt.
+Ngực: mang xương sườn một số nới với xương mỏ ác -> lồng ngực.
+Đốt sống đuôi: dài tăng ma sát giúp sự di chuyển trên cạn.
+Xương các chi khớp với cột sống.
Hoạt động 2. (23’).
Tìm hiểu đặc điểm các cơ quan.
- Mục tiêu:
+ So sánh điểm khác nhau giữa các cơ quan của ếch và thằn lằn.
+ Bước đầu hình thành cho học sinh thấy được đặc điểm tiến hoá và đặc điểm thích nghi.
-Tiến hành: HĐN
 -Yêu cầu học sinh quan sát hình 39.2 đọc chú thích, xác định vị trí các cơ quan.
-Giáo viên phát phiếu học tập cho các nhóm.
-Kẻ bảng phụ lên bảng:
?Yêu cầu học sinh tìm ra những đặc điểm khác nhau giữa các cơ quan?
?ý nghĩa của sự khác nhau giữa các cơ quan?
?ý nghĩa của sự khác nhau đó đối với đời sống ở cạn?
-Giáo viên đưa ra đáp án theo bảng phụ 1.
-Yêu cầu học sinh quan sát tranh 39.; 39.4 giới thiệu não thằn lằn.
?Quan sát và tìm hiểu sự khác nhau não của thằn lằn và ếch?
-Nghiên cứu œ SGK tr 128-129.
?Nêu được giác quan của thằn lằn?
II. Các cơ quan dinh dưỡng:
1. Hệ tiêu hoá:
2. Hệ tuần hoàn:
3. Hệ hô hấp
4. Hệ bài tiết
Học theo bảng phụ phần thằn lằn.
III. Thần kinh và giác quan:
-Bộ não: gồm 5 phần nhưng não trước và tiểu não phát triển hơn.
-Các giác quan:
+Tai có màng nhĩ, xuất hiện ống tai ngoài.
+Mắt: có mí và tuyến lệ thích nghi với đời sống ở cạn và có mí thứ ba.
 Bảng 1: So sánh cơ quan dinh dưỡng của thằn lằn và ếch đồng
Các nội quan
Thằn lằn
ếch đồng
1. Tiêu hoá
-ống tiêu hoá đã phân hoá rõ.
-Ruột già có khả năng hấp thụ lại nước.
-ống tiêu hoá chưa phân hoá rõ ràng.
-Không có ruột già
2. Tuần hoàn
-Tim 3 ngăn( 2 tâm nhĩ, 1 tâm thất), tâm thất có vách ngăn hụt -> máu pha trộn ít
-Tim 3 ngăn (2 tâm nhĩ, 1 tâm thất) máu pha trộn nhiều.
3. Hô hấp
-Phổi có nhiều ngăn, nhiều mao mạch.
-Cơ sườn tham gia hô hấp
-Phổi đơn giản, ích vách ngăn.
-Chủ yếu là hô hấp bằng da. 
4. Bài tiết
-Thận sau.
-Xoang huyệt có khả năng hấp thụ lại nước (nước tiểu đặc)
-Thận giữa.
-Bóng đái lớn.
4. Củng cố - đánh giá:(5’).
- Học kĩ phần ghi nhớ.
- Trả lời câu hỏi 1, 2, 3 SGK trang 129
5. Dặn dò:
- Học bài theo câu hỏi SGK trang .
- Đọc mục: “ Em có biết” 
- Chuẩn bị Bài 40: Đa dạng và đặc điểm chung lớp bò sát.
- Tìm hiểu đời sống cấu tạo ngoài của cá sấu, rùa, rắn.
6. Rút kinh nghiệm giờ dạy:

File đính kèm:

  • doctiet41.doc