Giáo án môn Sinh học 7 - Tiết 38: Thực hành: Quan sát cấu tạo trong của ếch đồng trên mẫu mổ - Năm học 2009-2010

1. Kiến thức:

- Học sinh nhận dạng được các cơ quan của ếch trên mẫu mổ.

- Phát hiện được cơ quan và hệ cơ quan thích nghi với đời sống mới chuyển lên cạn.

2. Kĩ năng:

- Kĩ năng quan và thực hành.

3. Thái độ: Giáo dục ý thức tự giác, nghiêm túc trong giờ thực hành.

II. Đồ dùng dạy học:

- Giáo viên:

 + Bộ đồ mổ, khay đựng, chậu, khăn lau.

 + Mô hình: bộ xương ếch và não.

 + Tranh: cấu tạo trong của ếch.

- Học sinh:

 + Chuẩn bị kiến thức cho bài thực hành.

 + Mẫu ếch còn sống: chuẩn bị theo nhóm.

III. Phương pháp: thực hành.

IV. Tổ chức dạy học:

1. ổn định tổ chức lớp

2. Kiểm tra đầu giờ: (5).

Câu 1: Hãy giải thích vì sao ếch thường sống ở nơi ẩm ướt, gần bờ vực nước và bắt mồi vào ban đêm?

3. Tiến trình bài giảng:

Hoạt động 1. (15). Tìm hiểu bộ xương ếch.

- Mục tiêu: Nhận biết được đặc điểm và cấu tạo bộ xương ếch.

- Tiến hành: HĐN

 

doc2 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 375 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Sinh học 7 - Tiết 38: Thực hành: Quan sát cấu tạo trong của ếch đồng trên mẫu mổ - Năm học 2009-2010, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: / 1/ 2010 
Ngày dạy: / 1/ 2010 
Tiết: 38
Bài 36 - Thực hành 
 Quan sát cấu tạo trong của ếch đồng trên mẫu mổ
1. Kiến thức :
- Học sinh nhận dạng được các cơ quan của ếch trên mẫu mổ.
- Phát hiện được cơ quan và hệ cơ quan thích nghi với đời sống mới chuyển lên cạn.
2. Kĩ năng :
- Kĩ năng quan và thực hành.
3. Thái độ : Giáo dục ý thức tự giác, nghiêm túc trong giờ thực hành.
II. Đồ dùng dạy học:
- Giáo viên: 
 + Bộ đồ mổ, khay đựng, chậu, khăn lau...
 + Mô hình: bộ xương ếch và não.
 + Tranh: cấu tạo trong của ếch. 
- Học sinh: 
 + Chuẩn bị kiến thức cho bài thực hành.
 + Mẫu ếch còn sống: chuẩn bị theo nhóm.
III. Phương pháp: thực hành.
IV. Tổ chức dạy học: 
1. ổn định tổ chức lớp
2. Kiểm tra đầu giờ: (5’).
Câu 1: Hãy giải thích vì sao ếch thường sống ở nơi ẩm ướt, gần bờ vực nước và bắt mồi vào ban đêm?
3. Tiến trình bài giảng:
Hoạt động 1. (15’). Tìm hiểu bộ xương ếch.
- Mục tiêu: Nhận biết được đặc điểm và cấu tạo bộ xương ếch.
- Tiến hành: HĐN
Hoạt động của thầy & trò
Nội dung 
- Yêu cầu quan sát hình 36.1 SGK trang 116.
?Nhận biết các xương có trong bộ xương ếch?
- Quan sát mô hình bộ xương ếch và đối chiếu với 36.1, thảo luận.
?Bộ xương gồm những thành phần nào?
?Bộ xương ếch có chức năng gì?
I. Yêu cầu: 
II. Chuẩn bị:
III. Nội dung:
1.Bộ xương:
+ Gồm: xương đầu, xương cột sống, xương đai vai, xương đai hông, xương chi trước và chi sau.
+ Chức năng:
- Tạo bộ khung để nâng đỡ cơ thể.
- Là nơi bám của cơ, di chuyển.
- Tạo thành khoang để bảo vệ não, tuỷ và các nội quan.
Hoạt động 2. (20’). Tìm hiểu đặc điểm da và các nội quan trên mẫu mổ.
- Mục tiêu: Tìm hiểu đặc điểm của da và các nội quan trên mẫu.
- Tiến hành: HĐCN
- Yêu cầu học sinh sờ tay lên bề mặt da của ếch rồi nhận xét.
- Quan sát hình 36.2
?Quan sát mặt trong của da ếch và nhận xét? 
?Vậy da ếch có vai trò gì?
- Đối chiếu với mẫu mổ xác định vị trí các cơ quan bên trong.
- Giáo viên yêu cầu viết thu hoạch theo yêu cầu SGK trang 119.
2.Các nội quan:
a.Quan sát da của ếch:
- Da trần, trơn và luôn ẩm ướt.
- Mặt trong của da có nhiều mạch máu, giúp sự trao đổi khí.
b.Quan sát các nội quan:
- Hệ hô hấp: da, phổi.
- Tiêu hoá
- Hệ tuần hoàn.
- Hệ bài tiết.
- Hệ thần kinh, sinh dục.
3.Thu hoạch:
- Trình bày những đặc điểm thích nghi với đời sống trên cạn thể hiện cấu tạo trong của ếch..
- Vẽ và ghi chú đầy đủ bộ não và tim của ếch
4. Củng cố - đánh giá:(5’).
- Giáo viên nhận xét tinh thần, thái độ của học sinh trong giờ thực hành.
- Nhận xét kết quả của các nhóm
5. Dặn dò:
- Học bài theo câu hỏi SGK và vở ghi
- Chuẩn bị Bài 37: Đa dạng và đặc điểm chung của lưỡng cư.
6. Rút kinh nghiệm giờ dạy:

File đính kèm:

  • doctiet38.doc