Giáo án môn Sinh học 7 - Tiết 36: Kiểm tra chất lượng học kì I - Năm học 2009-2010

I. Mục tiêu bài dạy:

1. Kiến thức:

- Qua giờ kiểm tra nhằn đánh giá kết quả học tập của học sinh qua chương trình học kì I.

- Yêu cầu làm bài đủ, đúng, trình bày sạch, khoa học.

- Tìm ra những ưu điểm, nhược điểm, mà học sinh còn mắc phải. Từ đó tìm ra phương pháp dạy phù hợp với khả năng nhận thức của học sinh ở kì II

2. Kỹ năng:- Có kĩ năng trình bày một vấn đề sinh học, giải thích, so sánh các hiện tượng sinh học

3. Thái độ: Giáo dục ý thức nghiêm túc, tự giác làm bài của học sinh.

II. Đồ dùng dạy học;:

- Giáo viên: Ra đề và đáp án chấm điểm.

- Học sinh: chuẩn bị dụng cụ học tập và giấy kiểm tra.

III. Phương pháp;

IV. Tổ chức dạy học:

1. ổn định tổ chức lớp:

2. Tiến trình: Giáo viên phát đề, yêu cầu HS làm bài nghiêm túc

3. Nhận xét đánh giá:

 GV nhận xét tinh thần thái độ làm bài của cả lớp

 GV thu bài và kiểm tra lại sĩ số

4. Dặn dò: Chuẩn bị bài

 

 

 

 

 

 

 

 

 

doc6 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 445 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Sinh học 7 - Tiết 36: Kiểm tra chất lượng học kì I - Năm học 2009-2010, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 16/ 12/ 2009 
Ngày dạy: 19/ 12/ 2009
Tiết : 36
Kiểm tra chất lượng học kì I
Năm học: 2009- 2010.
Môn sinh: lớp 7.
Thời gian 45 phút (Không kể thời gian giao đề) 
I. Mục tiêu bài dạy:
1. Kiến thức:
- Qua giờ kiểm tra nhằn đánh giá kết quả học tập của học sinh qua chương trình học kì I.
- Yêu cầu làm bài đủ, đúng, trình bày sạch, khoa học.
- Tìm ra những ưu điểm, nhược điểm, mà học sinh còn mắc phải. Từ đó tìm ra phương pháp dạy phù hợp với khả năng nhận thức của học sinh ở kì II	
2. Kỹ năng:- Có kĩ năng trình bày một vấn đề sinh học, giải thích, so sánh các hiện tượng sinh học
3. Thái độ: Giáo dục ý thức nghiêm túc, tự giác làm bài của học sinh.
II. Đồ dùng dạy học;:
- Giáo viên: Ra đề và đáp án chấm điểm.	
- Học sinh: chuẩn bị dụng cụ học tập và giấy kiểm tra.
III. Phương pháp;
IV. Tổ chức dạy học:
1. ổn định tổ chức lớp: 
2. Tiến trình: Giáo viên phát đề, yêu cầu HS làm bài nghiêm túc
3. Nhận xét đánh giá:
 GV nhận xét tinh thần thái độ làm bài của cả lớp
 GV thu bài và kiểm tra lại sĩ số
4. Dặn dò: Chuẩn bị bài
Nội dung
Nhận thức
Cộng
Nhận biết
Thông hiểu
ứng dụng
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
Chương I: Ngành động vật nguyên sinh.
1
0,5
1
0,5
Chương II: Ngành ruột khoang. 
1
0,5
1
0,5
Chương III: Các ngành giun.
1
0,5
1
0,5
2
1,0
Chương IV: Ngành thân mềm.
1
0,5
1
0,5
1
0,5
1
1,0
4
2,5
Chương V: Ngành chân khớp.
1
2,5
1
1,0
1
2,0
3
5,5
Tổng cộng.
2
1,0
1
2,5
2
1,0
1
1,0
3
1,5
2
3,0
11
10,0
Họ và Tên: ....................................................
Lớp: 7
Kiểm tra chất lượng học kì I
Năm học: 2009- 2010.
Môn sinh: lớp 7.
Thời gian 45 phút (Không kể thời gian giao đề)
I. Trắc nghiệm khách quan:(3.0 điểm)	
Câu 1.(1.5 điểm). 
 Hãy khoanh tròn vào chữ cái ý câu trả lời đúng nhất:
1.Nhóm ĐV thuộc ngành giun dẹp, sống kí sinh gây hại cho người và động vật là:
 a. Sán lá gan, giun đũa, giun kim, sán lá máu. 
 b. Sán lá gan, sán bã trầu, sán dây, sán lá máu. 
 c. Sán lá gan, giun móc câu, giun kim, sán lá gan. 
 d. Sán bã trầu, giun chỉ, giun đũa, giun móc câu.
2. Đặc điểm chung của giun đốt là:
 a. Cơ thể phân đốt, có thể xoang chính thức.
 b. Hệ tiêu hoá dạng ống, hệ tuần kín.
 c. Hệ hô hấp chủ yếu qua da, một số qua mang.
 d. Cả a, b và c đều đúng
3. ốc sên tự vệ bằng cách:
 a. Tiết dịch nhờn làm kẻ thù không bắt được.
 b. Có lưỡi bào để tấn công kẻ thù.
 c. Co rút cơ thể vào trong vỏ.
 d. Cả a, b và c đều đúng.
Câu 2. (1.5điểm) 
 Hãy chọn các cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống() thay cho các số 1, 2, 3 ... để cho đầy đủ nghĩa.
 Trai sông là đại diện của ngành (1) . . . . . Chúng có lối sống (2) . . . . trong bùn, di chuyển (3). . . . có (4) . . . . bằng đá vôi che trở bên ngoài. Đầu cơ thể trai (5) . . . . , nhưng nhờ hai đôi (6) . . . . , trai lấy được thức ăn và ôxi.
II. Phần tự luận: (7.0 điểm)
Câu 3.(2.0 điểm) Em hãy nêu tập tính bắt mồi thích nghi với điều kiện sống của nhện?
Câu 4. (2,5 điểm)Trình bày đặc điểm chung và vai trò thực tiễn của ngành chân khớp?
Câu5:(2,5 điểm) Hãy nêu điều kiện sống và đặc điểm sinh sản của cá chép?
Họ và Tên: ....................................................
Lớp: 7
Kiểm tra chất lượng học kì I
Năm học: 2009- 2010.
Môn sinh: lớp 7.
Thời gian 45 phút (Không kể thời gian giao đề) 
I.Trắc nghiệm khách quan:(3.0 điểm) Đề 2.
Câu 1:(1.5 điểm). Hãy khoanh tròn vào chữ cái ý câu trả lời đúng nhất:
 1.Khi nào người bị nhiễm giun:
 a. Ăn rau sống chưa rửa sạch còn trứng giun.
 b. Ăn quả tươi không rửa sạch còn trứng giun.
 c. Ăn những thức ăn có ruồi nhặng đậu vào.
 d. Cả a, b và c đều đúng.
2. Máu của giun đất như thế nào?
 a. Không màu vì chưa có huyết sắc tố.
 b. Có màu đỏ vì huyết sắc tố.
 c. Có màu vàng vì giun đất sống trong đất nên ít ôxi.
 d. Cả a, b và c đều sai.
3. Tim của ốc sên có: 
 a. Hai tâm nhĩ, một tâm thất. b. Hai tâm nhĩ, hai tâm thất.
 c. Một tâm nhĩ, một tâm thất. d. Một tâm nhĩ, hai tâm thất.
Câu 2. (1.5điểm)
 Hãy chọn các cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống() thay cho các số 1, 2, 3 ... để cho đầy đủ nghĩa.
 Nhện là đại diện của lớp (1) . . . . . . . . . . cơ thể có hai phần (2) . . . . . . . . và bụng, thường có (3) . . . . . . . .Chúng hoạt động chủ yếu (4) . . . . . . . . . , có các tập tính thích hợp với 
(5) . . . . . . . . . Trừ một số đại diện (6) . . . . . . . . . . . 
II.Trắc nghiệm tự luận: (7.0 điểm)
Câu 3.(2.0 điểm).
 Em hãy nêu tập tính chăng lưới thích nghi với lối sống của nhện?
Câu 4. (2,5 điểm).
 Hãy nêu đặc điểm chung và vai trò thực tiễn của ngành thân mềm?
Câu 5.(2,5 điểm)
 Trình bày cấu tạo ngoài của cá chép thích nghi với đời sống ở nước? 
 Hướng dẫn chấm kiểm tra học kì I 
Năm học: 2008- 2009.Môn sinh lớp 7.
Đề 1
Điểm
Đề 2
I.Trắc nghiệm (3.0 điểm)
Câu 1(1.5 điểm) 1 - b, 2 - d, 3 - c 
1.5
I.Trắc nghiệm (3.0 điểm)
Câu 1: (3.0 điểm) 1 - d, 2 - b, 3 - c 
Câu 2: (1.5 điểm) (1) Thân mềm
 (2) Chui rúc
 (3) Chậm chạp
 (4) Hai mảnh vỏ
 (5) Tiêu giảm
 (6) Tấm miệng 
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
Câu 2: (1.5 điểm) (1) Hình nhện
 (2) Đầu - ngực
 (3) 4 đôi chân bò
 (4) Về ban đêm
 (5) Săn bắt mồi sống
 (6) Có hại 
II.Trắc nghiệm tự luận (7.0 điểm)
Câu 3. (2.0 điểm) Nêu tập tính bắt mồi thích nghi với điều kiện sống của nhện:
-Nếu mồi vướng vào lưới, đôi kìm của nhện ngoạm chặt mồi và chích nọc độc
-Nhện tiết dịch tiêu hoá vào cơ thể mồi.
-Dùng chân sau lấy tơ từ tuyến, trói chặt mồi rồi treo vào lưới để một thời gian.
-Dịch tiêu hoá của nhện biến những phần mềm của con mồi thành dịch lỏng. Nhện hút dịch lỏng ở con mồi và để lại xác treo trên lưới.
0.5
0.5
0.5
0.5
II.Trắc nghiệm tự luận (7.0 điểm)
Câu 3: (2.0 điểm) Nêu tập tính chăng lưới thích nghi với lối sống của nhện:
-Thoạt đầu nhện chăng các dây tơ khung.
-Sau đó chăng các dây tơ phóng xạ.
-Tiếp theo nhện chăng các dây tơ vòng
- Cuối cùng kết thành một mạng lưới mỏng nhưng bền vững và chờ mồi. 
Câu 4. (2.5 điểm) Trình bày đặc điểm chung và vai trò thực tiễn của ngành chân khớp?
+ Đặc điểm chung của ngành chân khớp:
- Có bộ xương ngoài bằng kitin, nâng đỡ và che chở cơ thể.
- Các chân phân đốt khớp động với nhau.
- Sự phát triển và tăng trưởng gắn liền với sự lột xác.
+ Vai trò của ngành chân khớp:
- Có ích: Cung cấp thực phẩm cho người và làm thức ăn cho động vật khác. Làm thuốc chữa bệnh. Thụ phấn cho cây trồng và làm sạch cho môi trường.
- Có hại: Phá hại mùa màng, cây trồng và làm hại cho nông nghiệp. Là vật trung gian truyền bệnh.
0.75
1.0
0.75
Câu 4. (2.5 điểm).Hãy nêu đặc điểm chung và vai trò thực tiễn của ngành thân mềm?
+ Đặc điểm chung của ngành thân mềm:
- Thân mềm không phân đốt, có vỏ đá vôi.
- Có khoang áo phát triển, hệ tiêu hóa phân hóa.
- Cơ quan di chuyển thường đơn giản.
+Vai trò thực tiễn của ngành thân mềm?
- Có ích: Cung cấp thực phẩm cho người và làm thức ăn cho động vật khác. Làm đồ trang trí trang sức, làm sạch môi trường nước, có giá trị xuất khẩu.
- Có hại: Là vật trung gian truyền bệnh, có hại cho cây trồng như ốc sên.
Câu 5:(2.5 điểm) Điều kiện sống và đặc điểm sinh sản của cá chép
- Cá chép sống trong môi trường nước ngọt
- ưa các vực nước lặng, ăn tạp động, thực vât.
- là động vật biến nhiệt.
- Mùa sinh sản cá chép cái đẻ trứng với số lượng lớn từ 15-20 vạn trứng, bám vào các cây thuỷ sinh.
-Cá chép đực bơi theo tưới tinh trùng vào trứng để thụ tinh, trứng được thụ tinh phát triển thành phôi. 
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
Câu 5.(2.5 điểm)Cấu tạo ngoài của cá chép thích nghi với đời sống ở nước:
-Thân cá hình thoi, đầu thuôn nhọn gắn chặt với thân, giúp cá cử động dễ dàng theo chiều ngang và giảm sức cản của nước
-mắt cá không có mi, màng mắt tiếp xúc với nước làm mắt không bị khô và dễ phát hiện ra mồi và kẻ thù.
-Vây cá có da bao bọc, trong da có nhiều tuyến tiết chất nhày, làm giảm ma sát và sức cản của nước.
-Sự sắp xếp vảy cá trên thân khớp với nhau như ngói lợp giúp cá cử động dễ dàng.
-vây cá có các tia vây, được căng bởi da mỏng, khớp động với thân giúp cá cử động dễ dàng, có vai trò như bơi chèo. 
aÛb
3. Nhận xét - Đánh giá : 
- Giáo viên nhận xét tinh thần thái độ làm bài của cả lớp.
- GV thu bài và kiểm lại số bài.
4. Dặn dò và hướng dẫn học bài:
- Chuẩn bị Bài 35: Êch đồng. Kết quả: 
Điểm- Lớp
7B
7C
Ghi chú
- Giỏi.
- Khá.
- Trung bình.
- Yếu,Kém.
V. Rút kinh nghiệm giờ dạy:

File đính kèm:

  • doctiet36.doc