Giáo án môn Sinh học 7 - Tiết 35: Ôn tập học kỳ I - Năm học 2009-2010

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức:

- Tái hiện các kiến thức trong phần động vật không xương sống về:

 + Tính đa dạng của động vật không xương sống.

 + Sự thích nghi của động vật không xương sống với môi trường.

 + ý nghĩa thực tiễn của động vật không xương sống trong tự nhiên và trong đời sống.

2. Kĩ năng:- Kĩ năng quan sát, phân tích, tổng hợp, hoạt động nhóm.

3. Thái độ: Giáo dục sự đam mê và yêu thích môn học.

II. Chuẩn bị phương tiện:

- Giáo viên: + Tranh: Các ngành động vật không xương sống đã học.

 + Bảng phụ: Ghi nội dung bảng 1-2 SGK.

- Học sinh: + Chuẩn bị kiến thức cơ bản phần động vật không xương sống.

theo câu hỏi SGK.

III. Phương pháp: Vấn đáp và hoạt động nhóm.

IV.Tiến trình bài giảng:

1. ổn định tổ chức lớp

2. Kiểm tra đầu giờ: (5).

Câu1: Nêu các cơ quan bên trong của cá thích nghi với đời sống ở nước?

3. Bài mới:

* Khởi động: Các bài học phần ĐVCXS đã giúp ta hiểu về cấu tạo, lối sống coả các đại diện. Mặc dù rất đa dạng về cấu tạo, lối sống nhưng chúng vẫn mang các đặc điểm đặc trưng cho mỗi ngành, thích nghi cao với môi trường sống.

Hoạt động 1. (13). Tìm hiểu tính đa dạng của động vật không xương sống.

- Mục tiêu:

 Tóm tắt được tính đa dạng của 5 ngành đại diện động vật không xương sống.

- Tiến hành: HĐN

 

doc3 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 442 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Sinh học 7 - Tiết 35: Ôn tập học kỳ I - Năm học 2009-2010, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 13/ 12/ 2009 
Ngày dạy: 16/ 12/ 2009
Tiết: 35
Bài 30: Ôn tập học kì I.
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức:
- Tái hiện các kiến thức trong phần động vật không xương sống về:
 + Tính đa dạng của động vật không xương sống.
 + Sự thích nghi của động vật không xương sống với môi trường.
 + ý nghĩa thực tiễn của động vật không xương sống trong tự nhiên và trong đời sống.
2. Kĩ năng :- Kĩ năng quan sát, phân tích, tổng hợp, hoạt động nhóm.
3. Thái độ: Giáo dục sự đam mê và yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị phương tiện:
- Giáo viên: + Tranh: Các ngành động vật không xương sống đã học. 
 + Bảng phụ: Ghi nội dung bảng 1-2 SGK. 
- Học sinh: + Chuẩn bị kiến thức cơ bản phần động vật không xương sống.
theo câu hỏi SGK.
III. Phương pháp: Vấn đáp và hoạt động nhóm.
IV.Tiến trình bài giảng: 
1. ổn định tổ chức lớp
2. Kiểm tra đầu giờ: (5’). 
Câu1: Nêu các cơ quan bên trong của cá thích nghi với đời sống ở nước?
3. Bài mới: 
* Khởi động: Các bài học phần ĐVCXS đã giúp ta hiểu về cấu tạo, lối sống coả các đại diện. Mặc dù rất đa dạng về cấu tạo, lối sống nhưng chúng vẫn mang các đặc điểm đặc trưng cho mỗi ngành, thích nghi cao với môi trường sống.
Hoạt động 1. (13’). Tìm hiểu tính đa dạng của động vật không xương sống. 
- Mục tiêu:
 Tóm tắt được tính đa dạng của 5 ngành đại diện động vật không xương sống.
- Tiến hành: HĐN
Hoạt động của thầy & trò
Nội dung 
-Yêu cầu HS đọc□ phần I, đối chiếu với kênh chữ, kênh hìmh trong bảng 1 SGK tr 99, hoàn thành D vào vở bài tập:
D1:Ghi tên các ngành vào chỗ trống trong bảng 1. 
D2:Ghi tên các đại diện của ngành?
-Gọi các nhóm lên hoàn thành bảng 1
?Qua bảng 1 em có nhận xét gì về tính đa dạng của ĐVCXS?
GV chốt kiến thức theo bảng 1
I. Tính đa dạng của ĐVKXS:
Học theo bảng 1 
-ĐVKXS đa dạng về cấu tạo, lối sống nhưng vẫn mang đặc điểm đặc trưng của mỗi ngành thích nghi với ĐKS.
Hoạt động 2. (12’). Tìm hiểu sự thích nghi của động vật không xương sống .
- Mục tiêu: Tái hiện được tầm quan trọng của ĐVKXS với điều kiện sống
- Tiến hành: HĐN
-GV hướng dẫn học sinh làm bài tập:
Chọn bảng 1, mỗi ngành một vài đại diện, tiếp tục hoàn thành các cột 3, 4, 5, 6 vào bảng 2 vở bài tập.
-GV phân nhóm theo ngành và gọi HS lên bảng hoàn thiện bảng 2( HS có thể chọn những đại diện khác ở trong ngành).
II. Sự thích nghi của động vật không xương sống:
-Học theo bảng 2.
Hoạt động 3. (20). Trình bày được tầm quan trọng của động vật không xương sống . 
- Mục tiêu: Nhận biết được tầm quan trọng của động vật không xương sống đối với đời sống và tự nhiên.
- Tiến hành:
- Yêu cầu HS đọc□ và hoàn thành bảng 3 SGK tr101.
- Gọi các nhóm lên hoàn thành bảng 3
GV chốt kiến thức theo bảng 3.
- Vậy động vật không xương sống có tầm quan trọng như thế nào?
 - Gọi 1-2 HS trả lời,
nhóm khác nhận xét.
III. Tính đa dạng của ĐVKXS:
- Làm thực phẩm:Tôm, cua, mực..
- Có giá trị xuất khẩu:Mực, tôm...
- Được nhân nuôi:Tôm, cua...
- Có giá trị dinh dưỡng, chữa bệnh: Mật ong
- Có hại cho con người và động vật: Sán dây, sán bã trầu, giun đũa...
- Làm hại thực vật:ốc sên, ốc bươu vàng, các loại sâu hại... 
 Bảng 1: Các đại diện của động vật không xương sống.
Ngành ĐVNS
Ruột khoang
Các ngành giun
Thân mềm
Chân khớp
trùng roi:Có roi, có nhiều hạt diệp lục
Hải quì:Cơ thể hình trụ có nhiều tua miệng, có vách xương đá vôi
Sán dây:Cơ thể dẹp, hình lá hoặc kéo dài
ốc sên:Vỏ đá vôi xoắn ốc, có chân lẻ.
Tôm:Có cả chân bơi, chân bò, thở bằng mang.
Trùng biến hình:Có chân giả, nhiều không bào, luôn biến hình
Sứa:cơ thể hình chuông, thuỳ miệng kéo dài
Giun đũa:cơ thể hình ống thuôn hai đầu, tiết diện ngang tròn
Trai:Có hai vỏ đá vôi, chân lẻ.
Nhện:Có 4 đôi chân, thở bằng phổi và ống khí.
Trùng giày:Có miệng và khe miệng.
Thuỷ tức: cơ thể hình trụ có tua miệng
giun đất:Cơ thể phân đốt, có chân bên hoặc tiêu giảm
Mực: vỏ đá vôi tiêu giảm, cơ chân phát triển thành 8 hay 10 tua miệng.
Bọ hung:Có 3 đôi chân, thở bằng ống khí, có cánh.
 Bảng 2:Sự thích nghi của động vật với môi trường sống.
STT
Tên ĐV
Môi trường sống
Sự thích nghi
Kiểu dinh dưỡng
Kiểu di chuyển
kiểu hô hấp
1
2
3
-trùng roi
-trùng biến hình
...
-Nước ao hồ
- Mặt bùn
...
-Tự dưỡng,dị dưỡng
...
...
-roi bơi
...
...
-khuếch tán qua màng cơ thể
...
...
4. Củng cố và đánh giá:(5’).
- Tóm tắt phần ghi nhớ của 4 ngành đã học: Ngành chân khớp, ngành thân mềm, các ngành giun, ngành ruột khoang, ngành ĐVNS.
- Bài tập số 2: GV hệ thống hoá kiến thức ôn tập, qua các câu hỏi. 
5. Dặn dò:
- Học bài theo câu hỏi 1,3 bài 21SGK trang 73.
- Học bài theo câu hỏi 3 bài 25 SGK trang 85.
- Học bài theo câu hỏi 1,2 bài 27SGK trang 93.
- Học bài theo câu hỏi 1,2 bài 29SGK trang 98.
- Chuẩn bị giờ sau kiểm tra học kì I.
6. Rút kinh nghiệm giờ dạy:

File đính kèm:

  • doctiet35.doc