Giáo án môn Sinh học 7 - Tiết 33: Sự đa dạng và đặc điểm chung của các lớp cá - Năm học 2009-2010
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức:
- Học sinh nhận biết được sự đa dạng của cá về số loài, lối sống và môi trường sống.
- Tóm tắt được đặc điểm cơ bản phân biệt được lớp cá sụn và lớp cá xương.
- Nhận biết được vai trò của cá trong đời sống con người.
- Tóm tắt được đặc điểm chung của cá.
2. Kĩ năng: Kĩ năng quan sát, phân tích, HĐN
3. Thái độ: Từ vai trò của cá mà học sinh biết bảo vệ và phát triển nguồn lợi cá.
II. Đồ dùng dạy học:
- Giáo viên:
+ Tranh: Một số loài cá sống trong các điều kiện sống khác nhau.
+ Bảng phụ.
- Học sinh:
+ Chuẩn bị kiến thức theo câu hỏi SGK trang 112.
+ Sưu tầm một số tranh, ảnh về các loài cá ở các điều kiện sống khác nhau.
III. Phương pháp: Quan sát, đàm thoại, HĐN
IV.Tổ chức dạy học:
1. ổn định tổ chức lớp
2. Kiểm tra đầu giờ: (5).
Câu 1: Nêu các cơ quan bên trong của cá thể hiện sự thích nghi với điều kiện sống và hoạt động trong môi trường nước?
* Khởi động: Sự đa dạng của cá ntn? Chúng có đ2 chung ra sao, chúng ta nghiên cứu bài hôm nay.
3. Tiến trình bài giảng:
Hoạt động 1. (18).Sự đa dạng về thành phần loài và môi trường sống.
- Mục tiêu:
+ Nhận biết được đặc điểm quan trọng phân biệt lớp cá sụn với lớp cá xương
và sự đa dạng môi trường sống đã kéo theo sự đa dạng thành phần loài.
- Tiến hành:HĐN
Ngày soạn: 22/ 12/ 2009 Ngày dạy: 25/ 12/ 2009 Tiết: 33 . Bài 34: Sự đa dạng và đặc điểm chung của các lớp cá. I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức : - Học sinh nhận biết được sự đa dạng của cá về số loài, lối sống và môi trường sống. - Tóm tắt được đặc điểm cơ bản phân biệt được lớp cá sụn và lớp cá xương. - Nhận biết được vai trò của cá trong đời sống con người. - Tóm tắt được đặc điểm chung của cá. 2. Kĩ năng : Kĩ năng quan sát, phân tích, HĐN 3. Thái độ : Từ vai trò của cá mà học sinh biết bảo vệ và phát triển nguồn lợi cá. II. Đồ dùng dạy học: - Giáo viên: + Tranh: Một số loài cá sống trong các điều kiện sống khác nhau. + Bảng phụ. - Học sinh: + Chuẩn bị kiến thức theo câu hỏi SGK trang 112. + Sưu tầm một số tranh, ảnh về các loài cá ở các điều kiện sống khác nhau. III. Phương pháp : Quan sát, đàm thoại, HĐN IV.Tổ chức dạy học: 1. ổn định tổ chức lớp 2. Kiểm tra đầu giờ: (5’). Câu 1: Nêu các cơ quan bên trong của cá thể hiện sự thích nghi với điều kiện sống và hoạt động trong môi trường nước? * Khởi động: Sự đa dạng của cá ntn? Chúng có đ2 chung ra sao, chúng ta nghiên cứu bài hôm nay. 3. Tiến trình bài giảng: Hoạt động 1. (18’).Sự đa dạng về thành phần loài và môi trường sống. - Mục tiêu: + Nhận biết được đặc điểm quan trọng phân biệt lớp cá sụn với lớp cá xương và sự đa dạng môi trường sống đã kéo theo sự đa dạng thành phần loài. - Tiến hành:HĐN Hoạt động của thầy & trò Nội dung -Yêu cầu đọc SGK, quan sát hình 34.1; 34.2; 34.3; 34.4; 34.5; 34.6; 34.7, hoàn thành bài tập sau: -Giáo viên treo bảng phụ 1, yêu cầu các nhóm lên hoàn thành bảng phụ 1. ?Vậy đặc điểm cơ bản để phân biệt lớp cá sụn và cá xương? -Quan sát hình 34.1; 34.2; 34.3; 34.4; 34.5; 34.6; 34.7, đọc kĩ ghi chú, hoàn thành ẹ 2 theo bảng 2 SGK trang 111. -Gọi đại diện nhóm lên bảng, nhóm khác bổ xung. -Giáo viên đưa ra đáp án đúng I. Đa dạng về thành phần loài và môi trường sống: 1. Đa dạng về thành phần loài: Học theo bảng phụ 1 2. Đa dạng về môi trường sống: -Các loài cá sống ở môi trường khác nhau thì có cấu tạo và khả năng di chuyển khác nhau, bảo đảm cho chúng thích nghi với điều kiện sống. Bảng 1: Phân biệt cá sụn và cá xương. Tên lớp Cá sụn Cá xương -Số lượng loài. -Đặc điểm phân biệt. -Môi trường sống. -Các đại diện -850 -Bộ xương làm bằng chất sụn, có khe mang trần,da nhám, miệng nằm ở mặt bụng. -Nước mặn, nước lợ. -Cá nhám, cá đuối -24656 -Bộ xương bằng chất xương,có xương nắp và che các khe mang,da phủ vảy xương, có chất nhầy,miệng nằm ở đầu mõm. -Nước mặn, nước lợ, nước ngọt. -Cá chép, cá trắm Bảng 2: ảnh hưởng của điều kiện sống tới cấu tạo của cá Đặc điểm môi trường Đại diện Hoạt động thân Đặc điểm khúc đuôi Đặc điểm vây chẵn Khả năng di chuyển 1.Tầng mặt, thiếu nơi ẩn náu. 2.Tầng giữa và tầng đáy, nơi ẩn nhiều. 3.Trong những hốc bùn đất ở đáy. 4.Trên mặt đáy biển -Cá nhám -Cá vền, cá chép. -Lươn. -Cá bơn, cá đuối -Thân dài. -Thân ngắn -Rất dài. -Dẹp, mỏng. -Khoẻ. -Yếu -Rất yếu. -Rất yếu -Bình thường. -Bình thường. -Không có -to hoặc nhỏ -Nhanh. -Bơi chậm -Rất chậm. -Kém Hoạt động 2. (17’).Đặc điểm chung của cá. - Mục tiêu: + Tóm tắt được đặc điểm chung của cá, vai trò của cá đối với đời sống con người. -Tiến hành: HĐNB -Cho học sinh thảp luận theo ẹ SGK trang 111 ?Vây cá có đặc điểm chung gì? -Học sinh trả lời câu hỏi: ?Cá có vai trò gì đối với con người và trong tự nhiên? ?Cho ví dụ minh hoạ? ?Để bảo vệ và phát triển nguồn lợi của cá ta phải làm gì? ? Vậy nêu vai trò của cá trong đời sống con người? - cho HS đọc kết luận SGK. II.Đặc điểm chung của lớp cá: -Cá là động vật có xương sống thích nghi với đời sống hoàn toàn ở nước. -Bơi bằng vây. -Hô hấp bằng mang. -Cá có một vòng tuần hoàn, tim 2 ngăn chứa máu đỏ thẫm, máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi. -Thụ tinh ngoài. -Cá là động vật biến nhiệt III. Vai trò của cá: - Cung cấp thực phẩm nhiều đạm, VTM, dễ tiêu hoá vì có hàm lượng mỡ thấp. - Dầu, gan cá Nhám, cá thu có nhiều VTM A, D. - Dùng chế thuốc chữa bệnh: thần kinh, sưng khớp, uốn ván - Cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp đóng dầy, làm cặp - Cá còn ăn bọ gậy bảo vệ sức khoẻ cho con người, ăn sâu bọ hại lúa 4. Củng cố - đánh giá:(5’). Câu 1: Nêu các đặc điểm chung của lớp cá? Câu 2: Bài tập: Hãy chọn các đặc điểm ghép vào các lớp cho đúng: A: Cá sụn B: Cá xương 1. Bộ xương bằng chất xương. 2. Bộ xương bằng chất sụn. 3. Khe mang trần (không có xương nắp mang) 4. Có xương nắp mang. 5. Da nhám 6. Da phủ vảy xương, có chất nhầy. 7. Miệng ở đầu mõm. 8. Miệng ở mặt bụng. Đáp án: A: 2, 3, 5, 8 B: 1, 4, 6, 7 5. Dặn dò: - Học bài theo câu hỏi SGK trang 112. - Đọc mục: “ Em có biết” - Chuẩn bị Bài 32: thực hành: Mổ cá. 6. Rút kinh nghiệm giờ dạy:
File đính kèm:
- tiet33.doc