Giáo án môn Sinh học 7 - Tiết 31: Cá chép - Năm học 2009-2010

I. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức:

- Nhận biết được cấu tạo ngoài và sinh sản của cá chép thích nghi với môi trường nước.

2. Kĩ năng: - Kĩ năng quan sát, phân tích, hoạt động nhóm.

3. Thái độ: Tạo lòng yêu thích môn học, từ đó xây dựng được ý thức bảo vệ môi trường nước, để bảo vệ môi trường sống của cá và các động vật sống ở nước.

II. Chuẩn bị phương tiện:

- Giáo viên:+ Tranh: Cấu tạo ngoài của cá chép

 + Bảng phụ

 + Mô hình cá chép hoặc mẫu vật.

- Học sinh: + Chuẩn bị kiến thức theo câu hỏi SGK trang.

 + Chuẩn bị mẫu cá chép (theo nhóm).

III. Phương pháp:

 Sử dụng phương pháp quan sát tìm tòi và hoạt động nhóm

IV.Tiến trình bài giảng:

1. ổn định tổ chức lớp:

2. Kiểm tra đầu giờ:

 Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh về mẫu vật kẻ bảng.

3. Bài mới:

*Khởi động: Giáo viên giới thiệu chung về động vật có xương sống. Cột sống là đặc điểm cơ bản nhất để phân biệt động vật có xương sống và động vật không có xương sống. Cũng vì lẽ đó mà tên ngành được gọi là: động vật có xương sống.

Hoạt động 1. (20)Tìm hiểu về đời sống cá chép.

- Mục tiêu: Bằng tư liệu và kiến thức thực tế cho học sinh nhận biết được đặc điểm dinh dưỡng, thân nhiệt và đặc điểm sinh sản của cá chép.

- Tiến hành: HĐCN

 

doc3 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 443 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Sinh học 7 - Tiết 31: Cá chép - Năm học 2009-2010, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 6/ 12/ 2009. 
Ngày dạy: 9/ 12/ 2009.
 Tiết: 31 
Chương VI : Ngành động vật có xương sống
Các lớp cá
Bài 31: Cá chép
I. Mục tiêu bài học :
1. Kiến thức:
- Nhận biết được cấu tạo ngoài và sinh sản của cá chép thích nghi với môi trường nước.
2. Kĩ năng: - Kĩ năng quan sát, phân tích, hoạt động nhóm.
3. Thái độ: Tạo lòng yêu thích môn học, từ đó xây dựng được ý thức bảo vệ môi trường nước, để bảo vệ môi trường sống của cá và các động vật sống ở nước.
II. Chuẩn bị phương tiện:
- Giáo viên:+ Tranh: Cấu tạo ngoài của cá chép
 + Bảng phụ 
 + Mô hình cá chép hoặc mẫu vật.
- Học sinh: + Chuẩn bị kiến thức theo câu hỏi SGK trang.
 + Chuẩn bị mẫu cá chép (theo nhóm).
III. Phương pháp : 
 Sử dụng phương pháp quan sát tìm tòi và hoạt động nhóm
IV.Tiến trình bài giảng: 
1. ổn định tổ chức lớp:
2. Kiểm tra đầu giờ: 
 Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh về mẫu vật kẻ bảng.
3. Bài mới: 
*Khởi động: Giáo viên giới thiệu chung về động vật có xương sống. Cột sống là đặc điểm cơ bản nhất để phân biệt động vật có xương sống và động vật không có xương sống. Cũng vì lẽ đó mà tên ngành được gọi là: động vật có xương sống.
Hoạt động 1. (20’)Tìm hiểu về đời sống cá chép.
- Mục tiêu: Bằng tư liệu và kiến thức thực tế cho học sinh nhận biết được đặc điểm dinh dưỡng, thân nhiệt và đặc điểm sinh sản của cá chép.
- Tiến hành: HĐCN
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung 
-Yêu cầu đọc  phần I, quan sát mô hình hoặc mẫu trả lời câu hỏi:
?Cá chép sống ở đâu? Thức ăn của chúng là gì?( Cá chép sống ở nước ngọt (ao, hồ) chúng ăn tạp: giun, ốc, côn trùng, thực vật.)
?Tại sao nói cá chép là động vật biến nhiệt? (Nhiệt độ của cơ thể phụ thuộc vào nhiệt độ của môi trường)
?Nêu đặc điểm sinh sản của cá chép? (Thụ tinh ngoài)
?Tại sao số lượng trứng trong mỗi lứa rất lớn? ý nghĩa?( ý nghĩa: duy trì nòi giống)
?Nhược điểm của thụ tinh ngoài? 
I. Đời sống: 
-Sống: nước ngọt.
-ăn tạp và ưa các vực nước lặng.
-Là động vật biến nhiệt vì: nhiệt độ cơ thể phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường nước.
-Sinh sản: Cá chép thụ tinh ngoài, đẻ trứng, trứng được thụ tinh phát triển thành phôi 
Hoạt động 2. (20’). Tìm hiểu về cấu tạo ngoài của cá chép thích nghi với đời sống ở nước
- Mục tiêu: GiảI thích được cấu tạo ngoài của cá chép thích nghi với đời sống và chức năng của vây cá.
-Tiến hành: HĐN 5’
 -Yêu cầu HS đọc  phần II, quan sát mẫu cá đối chiếu với h31 SGK tr103.
?Nhận biết các bộ phận trên cơ thể cá chép?
-Giáo viên treo tranh câm: cấu tạo ngoài gọi học sinh lên trình bày và hoàn thành ẹ SGK tr 103 
-Đọc tiếp  mục 2 và hoàn thành bảng 2, GV treo tranh bảng phụ2
 - Gọi 2-3 đại diện nhóm lên hoàn thành bảng 2
?Quan sát hình 31 và kể tên các loại vây cá và nêu vai trò các loại vây?
-Giáo viên đưa ra kiến thức chuẩn theo bảng1, 2 sau 
II. Cấu tạo ngoài:
1.Cấu tạo ngoài:
Học theo bảng 1 SGK trang 103
2.Chức năng của vây cá:
-Vây ngực, vây bụng: giữ thăng bằng và giúp cá bơi hướng lên, xuống, rẽ phải, rẽ trái.
-Vây lưng, vây hậu môn: giữ thăng bằng theo chiều dọc.
-Vây đuôi: giữ chức năng chính trong sự di chuyển của cá.
 Bảng 1: Đặc điểm cấu tạo ngoài thích nghi với đời sống bơi lặn
Đặc điểm cấu tạo ngoài
Sự thích nghi
1.Thân cá chép thon dài, đầu thuôn nhọn gắn chặt với thân.
2.Mắt cá không có mi, màng mắt tiếp xúc với môi trường nước.
3.Vảy cá có da bao bọc, trong da có nhiều tuyến tiết chất nhày.
4.Sự sắp xếp vảy cá trên thân khớp với nhau như ngói lợp.
5.Vây cá có các tia vây được căng bởi da mỏng, khớp động với thân.
- Giúp cá cử động dễ dàng theo chiều ngang và sức cản của nước.
- Làm màng mắt không bị khô, dễ phát hiện ra mồi và kẻ thù.
- Giảm sự ma sát giữa da và môi trường nước.
- Giúp thân cá cử động dễ dàng theo chiều ngang.
- Giúp thân cá cử động theo chiều ngang và có vai trò như bơi chèo.
 Bảng 2: SGK trang 105. Đáp án đúng: 1- a; 2- b; 3- c; 4- d; 5- e.
4. Củng cố và đánh giá:(5’).
- Nêu đặc điểm về đời sống và sinh sản của cá chép?
- Bài tập: em hãy ghép những ý ở cột B cho phù hợp với cột A
Cột A: đặc điểm cấu tạo ngoài của cá chép
Cột B: sự thích nghi với đời sống bơi lội
1.Thân cá chép thun, dài, đầu thuôn, nhọn gắn chặt với thân.
2.Mắt không có mi, màng mắt tiếp xúc với môi trường nước.
3.Vây cá có da bao bọc, trong da có tuyến tiết chất nhầy.
4.Sự sắp xếp vảy cá trên thân khớp với nhau như ngói lợp.
5.Vây cá có các tia được căng bơi da mỏng khớp với thân.
a. Giúp thân cử động dễ dàng theo chiều ngang.
b. Màng mắt không bị khô.
c. Có vai trò như bơi chèo.
d. Dễ dàng phát hiện ra con mồi và kẻ thù, giảm sức cản của nước.
e. Giảm ma sát giữa da cá và môi trường sống.
 Đáp án: 1- d; 2 - b; 3 - e; 4 - a; 5 - c
5. Dặn dò:
- Học bài theo câu hỏi SGK trang104.
- Đọc mục: “ Em có biết” 
- Chuẩn bị Bài 33 : Cấu tạo trong của cá chép.
6. Rút kinh nghiệm giờ dạy:

File đính kèm:

  • doctiet31.doc