Giáo án môn Sinh học 7 - Tiết 27: Châu chấu - Năm học 2009-2010

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức:

- Nhận biết được đặc điểm cấu tạo ngoài của châu chấu liên quan đến di chuyển.

- Túm tắt được các đặc điểm cấu tạo trong, đặc điểm sinh dưỡng, sinh sản và phát triển của châu chấu.

2. Kĩ năng:- Kĩ năng quan sát, phân tích, tổng hợp, hoạt động nhóm.

3. Thái độ: Giáo dục ý thức học tập bộ môn.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Giáo viên:+ Tranh: Cấu tạo ngoài và cấu tạo trong của châu chấu.

 + Tranh: ống khí và đầu, cơ quan miệng.

 + Mô hình: Châu chấu.

- Học sinh: + Chuẩn bị kiến thức theo câu hỏi SGK trang.

 + Mẫu vật: châu chấu.

III. Phương pháp: Quan sát, đàm thoại và hoạt động nhóm.

IV.Tiến trình bài giảng:

1. ổn định tổ chức lớp:

2. Kiểm tra:( 10)

Câu1: Cơ thể nhện chia mấy phần? Trình bày đặc điểm của các phần?

Câu2: Nêu các tập tính của nhện thích nghi với đời sống?

Kđ: Giáo viên giới thiệu đặc điểm của lớp sâu bọ: cơ thể có 3 phần riêng biệt, đầu có đôi râu, ngực có 3 đôi chân và 2 đôi cánh, hô hấp bằng ống khí.

3. Tiến trỡnh bài giảng:

Hoạt động 1. (10).

Cấu tạo ngoài và di chuyển của Châu Chấu.

- Mục tiêu: Mô tả cấu tạo ngoài của châu chấu và đặc điểm di chuyển có liên quan đến sự di chuyển.

 

doc3 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 528 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Sinh học 7 - Tiết 27: Châu chấu - Năm học 2009-2010, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 24/ 11/ 2009. 
Ngày dạy: 27/ 11/ 2009
Tiết: 27 
 Lớp sâu bọ
Bài 26: Châu chấu
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức :
- Nhận biết được đặc điểm cấu tạo ngoài của châu chấu liên quan đến di chuyển.
- Túm tắt được các đặc điểm cấu tạo trong, đặc điểm sinh dưỡng, sinh sản và phát triển của châu chấu.
2. Kĩ năng:- Kĩ năng quan sát, phân tích, tổng hợp, hoạt động nhóm.
3. Thái độ: Giáo dục ý thức học tập bộ môn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Giáo viên:+ Tranh: Cấu tạo ngoài và cấu tạo trong của châu chấu.
 + Tranh: ống khí và đầu, cơ quan miệng.
 + Mô hình: Châu chấu.
- Học sinh: + Chuẩn bị kiến thức theo câu hỏi SGK trang.
 + Mẫu vật: châu chấu.
III. Phương pháp : Quan sát, đàm thoại và hoạt động nhóm.
IV.Tiến trình bài giảng: 
1. ổn định tổ chức lớp: 
2. Kiểm tra:( 10)
Câu1: Cơ thể nhện chia mấy phần? Trình bày đặc điểm của các phần?
Câu2: Nêu các tập tính của nhện thích nghi với đời sống?
Kđ: Giáo viên giới thiệu đặc điểm của lớp sâu bọ: cơ thể có 3 phần riêng biệt, đầu có đôi râu, ngực có 3 đôi chân và 2 đôi cánh, hô hấp bằng ống khí. 
3. Tiến trỡnh bài giảng:
Hoạt động 1. (10).
Cấu tạo ngoài và di chuyển của Châu Chấu.
- Mục tiêu: Mô tả cấu tạo ngoài của châu chấu và đặc điểm di chuyển có liên quan đến sự di chuyển. 
- Tiến hành: HĐN
Hoạt động của thầy & tro
Nội dung 
-Yêu cầu học sinh đọc Ÿ I SGK tr 86, quan sát hình 26.1, trả lời câu hỏi theo ẹ SGK tr86:
Cơ thể châu chấu gồm mấy phần?
-QS mẫu, mô tả mỗi phần?
Gọi đại diện nhóm nêu cấu tạo từng thành phần.
+Cơ thể có: đầu, ngực và bụng.
?So với các loài sâu bọ khác châu chấu di chuyển như thế nào?
- Giáo viên chốt kiến thức.
I. Cấu tạo và di chuyển: 
-Cơ thể gồm 3 phần:
+Đầu: một đôi râu, mắt kép và cơ quan miệng.
+Ngực: có 3 đôi chân, 2 đôi cánh.
+Bụng: Có nhiều đốt, mỗi đốt có 1 đôi lỗ thở.
-Di chuyển: bò, nhảy và bay
Hoạt động 2. (20).Cấu tạo trong, dinh dưỡng và sinh sản của Châu Chấu.
- Mục tiêu:+ Mô tả được cấu tạo trong của châu chấu.
 + Nhận biết được dinh dưỡng, sinh sản và phát triển của châu chấu.
- Tiến hành: HĐN
 -Đọc  phần II, quan sát hình 26.2; 26.3 thực hiện ẹ và trả lời câu hỏi:
?Kể tên các hệ cơ quan của châu chấu?
+Châu chấu có đủ 7 hệ cơ quan: tiêu hoá, bài tiết, hô hấp, tuần hoàn, hệ thần kinh
-QS hình 26.2 nêu cấu tạo của cơ quan tiêu hoá?
?Hệ tiêu hoá và bài tiết có quan hệ với nhau như thế nào?
?Châu chấu thở bằng gì?
?Vì sao hệ tuần hoàn của lớp sâu bọ lại đơn giản?
?Hệ thần kinh ở dạng nào?
-Quan sát hình 26.4 đ
ọc ghi nhớ và mục ‚ III, hoàn thành bài tập vào vở bài tập tr61, trả lời câu hỏi:
?Thức ăn của châu chấu là gì?
+Thức ăn: thực vật
?Thức ăn được tiêu hoá như thế nào?
+Tiêu hoá nhờ enzim
?Vì sao bụng của châu chấu luôn luôn phập phồng?
 +Hô hấp qua lỗ thở ở mặt bụng
-Yêu cầu đọc ‚ IV, quan sát hình 26.5
?Châu chấu thuộc động vật phân tính không?
?Đẻ trứng ở đâu? Trứng có đặc điểm gì?
?Châu chấu non phát triển như thế nào? 
Châu chấu trưởng thành đẻ trứng nở châu chấu non lột xác nhiều lần -> châu chấu trưởng thành
II.Cấu tạo trong:
có 7 hệ cơ quan:
*Tiêu hoá:
Miệng -> hầu -> diều -> dạ dầy -> ruột tịt -> ruột sau -> trực tràng -> hậu môn.
*Bài tiết:
Hình ống đổ vào ruột sau.
*Hô hấp:
Có hệ thống ống khí, xuất phát từ các lỗ thở ở hai bên thành bụng -> đem ôxi tới các tế bào.
*Tuần hoàn:
Tim hình ống gồm nhiều ngăn, hệ mạch hở, vận chuyển chất dinh dưỡng.
*Hệ thần kinh:
ở dạng chuỗi hạch, có hạch não phát triển.
III. Dinh dưỡng:
-Thức ăn là: chồi non, lá cây.
-Quá trình tiêu hoá: thức ăn tập trung ở diều -> nghiền nhỏ ở dạ dầy, tiêu hoá do enzim ở ruột tịt tiết ra.
-Hô hấp: qua lỗ thở ở mặt bụng.
IV. Sinh sản và phát triển:
-Châu chấu: là ĐV phân tính.
-Đẻ trứng thành ổ ở dưới đất.
-Phát triển qua biến thái (biến thái không hoàn toàn)
-Kết luận: SGK tr 88
4. Củng cố - đánh giá:(5).
- Nêu ba đặc điểm giúp nhận dạng châu chấu nói riêng và sâu bọ nói chung?
- Hô hấp ở châu chấu khác tôm như thế nào?
5. Dặn dò :
- Học bài theo câu hỏi SGK trang 88.
- Đọc mục: “ Em có biết” 
- Chuẩn bị bài 27: Đa dạng và đặc điểm chung của lớp sâu bọ.
- Kẻ bảng 1 SGK trang 91.
- Kẻ bảng 2 SGK trang 92
- Bài tập ở phần ‚ 1: đặc điểm chung SGK trang 91
6. Rút kinh nghiệm giờ dạy:

File đính kèm:

  • doctiet27.doc