Giáo án môn Sinh học 7 - Tiết 24: Thực hành: Mổ và quan sát tôm sông - Năm học 2009-2010

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức:- Mổ và quan sát cấu tạo mang.

 + Nhận biết phần gốc, chân ngực và các lá mang.

 + Nhận biết một số những nội quan như: tiêu hoá, thần kinh

- Viết thu hoạch cho buổi thực hành: bằng cách ghi chú thích cho các hình câm trong SGK từ hình 23.1; 23.2; 23.3 SGK trang 77-78.

2. Kĩ năng:- Kĩ năng mổ động vật không xương sống.

 - Biết sử dụng các dụng cụ mổ.

3. Thái độ: - Giáo dục ý thức tự giác, kiên trì, cẩn thận khi làm thực hành.

 - Tinh thần hợp tác trong giờ thực hành.

II. Đồ dùng dạy học:

- Giáo viên: + Tranh cấu tạo ngoài và cấu tạo trong của tôm.

 + Mô hình: Tôm.

 + 6 bộ đồ mổ, khay đựng 6 chiếc, kính lúp 6 cái.

- Học sinh: + Mẫu tôm sống mỗi mẫu 2-3 con.

 + Xà phòng để rửa tay, nước.

III. Phương pháp: Thực hành, quan sát và hoạt động nhóm

IV.Tổ chức dạy học:

1. ổn định tổ chức lớp:

2. Kiểm tra đầu giờ: (5).

 ? Cơ thể tôm chia mấy phần? trình bày chức năng chính của từng thành phần đó? Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh cho giờ thực hành.

* KĐ: - Giáo viên nêu yêu cầu của bài thực hành.

 - Phân công nhiệm vụ cho từng nhóm.

3. Tiến trình bài giảng:

Hoạt động 1. (16).Mổ và quan sát cấu tạo mang của tôm.

- Mục tiêu: Học sinh biết cách mổ và quan sát động vật không xương sống, đại diện tôm sông.

 

doc2 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 691 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Sinh học 7 - Tiết 24: Thực hành: Mổ và quan sát tôm sông - Năm học 2009-2010, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:11/11/2009. 
Ngày dạy: 13/11/2009.
 Tiết: 24 
Bài 23: Thực hành. Mổ và quan sát tôm sông
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức :- Mổ và quan sát cấu tạo mang.
 + Nhận biết phần gốc, chân ngực và các lá mang.
 + Nhận biết một số những nội quan như : tiêu hoá, thần kinh
- Viết thu hoạch cho buổi thực hành : bằng cách ghi chú thích cho các hình câm trong SGK từ hình 23.1 ; 23.2 ; 23.3 SGK trang 77-78.
2. Kĩ năng :- Kĩ năng mổ động vật không xương sống.
 - Biết sử dụng các dụng cụ mổ.
3. Thái độ : - Giáo dục ý thức tự giác, kiên trì, cẩn thận khi làm thực hành.
 - Tinh thần hợp tác trong giờ thực hành.
II. Đồ dùng dạy học:
- Giáo viên: + Tranh cấu tạo ngoài và cấu tạo trong của tôm.
 + Mô hình: Tôm.
 + 6 bộ đồ mổ, khay đựng 6 chiếc, kính lúp 6 cái.
- Học sinh: + Mẫu tôm sống mỗi mẫu 2-3 con.
 + Xà phòng để rửa tay, nước.
III. Phương pháp : Thực hành, quan sát và hoạt động nhóm
IV.Tổ chức dạy học: 
1. ổn định tổ chức lớp: 
2. Kiểm tra đầu giờ: (5’).
 ? Cơ thể tôm chia mấy phần? trình bày chức năng chính của từng thành phần đó? Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh cho giờ thực hành.
* KĐ: - Giáo viên nêu yêu cầu của bài thực hành.
 - Phân công nhiệm vụ cho từng nhóm.
3. Tiến trình bài giảng:
Hoạt động 1. (16’).Mổ và quan sát cấu tạo mang của tôm.
- Mục tiêu: Học sinh biết cách mổ và quan sát động vật không xương sống, đại diện tôm sông.
- Tiến hành: HĐN
Hoạt động của thầy & trò
Nội dung
- Giáo viên thông báo: yêu cầu và sự chuẩn bị của bài.
- Hướng dẫn cách mổ theo hình 23.2 (a). 
-Tay trái: cầm kẹp.
Tay phải: cầm kéo.
-Dùng kẹp để nâng, kéo cắt theo đường chấm, gạch ở hình 23.1
 Sau đó gỡ ra một đôi chân ngực có kèm lá mang ở gốc như hình 23.1 (b) SGK trang 77.
Khi chân vận động, lá mang giao động như phất cờ, thích nghi sự trao đổi khí ở mang
- Yêu cầu học sinh thảo luận theo 3 vấn đề đặc điểm cấu tạo mang tôm
+Bám vào gốc chân ngực
+Thành mỏng.
+Có lông phủ.
- Yêu cầu học sinh ghi chú thích vào hình 23.1 (a,b)
1.Lá mang
2.Cấu tạo hình lông chim của lá mang.
3.Bó cơ
4.Đốt gốc chân ngực.
?Vậy đặc điểm của lá mang có ý nghĩa gì?
I. Yêu cầu:
SGK tr77
II. Chuẩn bị
III. Nội dung
1. Mổ và quan sát mang tôm:
a.Đặc điểm lá mang:
-Bám vào gốc chân ngực
-Thành túi mang mỏng
-Có lông phủ.
b.ý nghĩa:
-Tạo dòng nước đem theo ôxi,
-Trao đổi khí dễ dàng
-Tạo dòng nước ra vào đem theo thức ăn và ôxi hoà tan.
Hoạt động 2. (20’).Cấu tạo trong của tôm.
- Mục tiêu:
 Mổ và quan sát cấu tạo trong của tôm gồm: hệ tiêu hoá, thần kinh, tim
-Tiến hành: HĐN
-Yêu cầu đọc , quan sát hình 23.2 và thực hiện theo ẹ SGK.
?Trình bày cách mổ tôm theo 2 bước SGK trang 77-78.
- Giáo viên treo tranh cấu tạo trong cho học sinh đối chiếu.
 -Quan sát theo mẫu mổ, xác định được: thực quản, dạ dầy, ruột, hậu môn.
-Quan sát tranh để đối chiếu xác định các cơ quan. Để ghi chú thích theo hình 23.3 (a)
- Giáo viên thông báo phần ghi chú 
hình 23.3 (b):
3. Dạ dầy
4.Tuyến gan
6.Ruột
Hình 23.3 (C): 
1.Hạch não
2.Vòng thần kinh hầu
5.Chuỗi TK ngực
7.Chuỗi thần kinh bụng.
2. Mổ và quan sát cấu tạo trong:
a. Cách mổ tôm:
Học theo hình 23.2 SGK trang 78
b. Quan sát cấu tạo trong:
*Cơ quan tiêu hoá:
-Thực quản ngắn, dạ dầy màu tối, cuối dạ dày có tuyến gan màu vàng nhạt. ruột có màu hồng nhạt rất mảnh, hậu môn có dưới đuôi tôm.
-Ghi chú thích hình 23.3 (b)
*Cơ quan thần kinh:
-Hai hạch não với hai dây nối với hạch dưới hầu, tạo vòng thần kinh hầu lớn. Khối hạch ngực tập trung thành chuỗi dài và tiếp theo là chuỗi thần kinh bụng.
-Ghi chú hình 23.3 (c)
3. Viết thu hoạch:
-Hoàn thành bảng: ý nghĩa đặc điểm các lá mang.
-Ghi chú: hình 23.1 và h23.3 (b,c)
4. Củng cố - đánh giá:(3’).
- Nhận xét giờ thực hành, thu dọn vệ sinh.
- Đánh giá mẫu mổ của các nhóm, thu một số mẫu chấm điểm.
5. Dặn dò: (1’).
- Chuẩn bị Bài 24: Đa dạng và vai trò của lớp giáp xác.
- Kẻ bảng ý nghĩa thực tiễn của lớp giáp xác SGK trang 81
6. Rút kinh nghiệm giờ dạy:

File đính kèm:

  • doctiet24.doc