Giáo án môn Sinh học 7 - Tiết 21: Thực hành: Quan sát một số thân mềm - Năm học 2009-2010
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức: - Quan sát cấu tạo đặc ttrưng của một số đại diện.
- Nhận dạng được cấu tạo chính của thân mềm từ vỏ, cấu tạo ngoài đến cấu tạo trong.
2. Kĩ năng: Kĩ năng quan sát so sánh, HĐN.
3. Thái độ: - Giáo dục ý thức tự giác, kiên trì.
- Tinh thần hợp tác trong giờ thực hành.
II. Đồ dùng dạy học:
- Giáo viên: +6 bộ đồ mổ, khay đựng 6 chiếc, tranh hoặc mô hình cấu tạo ngoài và cấu tạo trong của ốc sên và của trai.
- Học sinh: + Mỗi nhóm 4 con trai và ốc nhồi, xà phòng để rửa tay, nước.
III. Phương pháp: Sử dụng phương pháp thực hành quan sát và hoạt động nhóm
IV. Tổ chức dạy học:
1. Ổn định tổ chức lớp: (1).
2. Kiểm tra đầu giờ: (1). Kiểm tra sự chuẩn bị của HS cho giờ thực hành.
*KĐ: Thân mềm có đặc điểm: cơ thể mềm, có vỏ đá vôi che chở và nâng đỡ, tuỳ lối ssống mà vỏ và cấu tạo cơ thể có thay đổi. Giờ học ngày hôm nay chúng ta sẽ quan sát 1 số đại diện thân mềm.
3. Tiến trình bài giảng:
Hoạt động của thầy & trò Nội dung
Hoạt động 1. (7).Tổ chức thực hành.
- Mục tiêu: Học sinh làm quen với dụng cụ mổ động vật thân mềm.
- Tiến hành: HĐN 5
-Học sinh nêu yêu cầu của bài?
-GV giới thiệu dụng cụ để thực hành: Gồm 6 bộ đồ mổ (đủ dao kéo). Kính lúp: 6 chiếc
-Mẫu vật: Trai sông còn sống.
Học sinh cử đại diện trình bày mục tiêu của bài, thành viên khác theo dõi, góp ý.
-Quan sát, ghi nhớ dụng cụ cần cho tiết dạy. I.Yêu cầu:
-Học sinh phân biết được cấu tạo chính của thân mềm về:
+ Cấu tạo vỏ
+ Cấu tạo ngoài và cấu tạo trong.
II. Dụng cụ:
-Kính lúp.
-Bộ đồ mổ: 6 bộ
-Khay đựng mẫu 6 cái
-Mẫu vật : trai còn sống.
Ngày soạn: 1/ 11/ 2009. Ngày dạy: 4/ 11/ 2009. Tiết : 21 Bài 20 : Thực hành - Quan sát một số thân mềm I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức: - Quan sát cấu tạo đặc ttrưng của một số đại diện. - Nhận dạng được cấu tạo chính của thân mềm từ vỏ, cấu tạo ngoài đến cấu tạo trong. 2. Kĩ năng : Kĩ năng quan sát so sánh, HĐN. 3. Thái độ: - Giáo dục ý thức tự giác, kiên trì. - Tinh thần hợp tác trong giờ thực hành. II. Đồ dùng dạy học: - Giáo viên: +6 bộ đồ mổ, khay đựng 6 chiếc, tranh hoặc mô hình cấu tạo ngoài và cấu tạo trong của ốc sên và của trai. - Học sinh: + Mỗi nhóm 4 con trai và ốc nhồi, xà phòng để rửa tay, nước. III. Phương pháp: Sử dụng phương pháp thực hành quan sát và hoạt động nhóm IV. Tổ chức dạy học: 1. ổn định tổ chức lớp: (1’). 2. Kiểm tra đầu giờ: (1’). Kiểm tra sự chuẩn bị của HS cho giờ thực hành. *KĐ: Thân mềm có đặc điểm: cơ thể mềm, có vỏ đá vôi che chở và nâng đỡ, tuỳ lối ssống mà vỏ và cấu tạo cơ thể có thay đổi. Giờ học ngày hôm nay chúng ta sẽ quan sát 1 số đại diện thân mềm. 3. Tiến trình bài giảng: Hoạt động của thầy & trò Nội dung Hoạt động 1. (7’).Tổ chức thực hành. - Mục tiêu: Học sinh làm quen với dụng cụ mổ động vật thân mềm. - Tiến hành: HĐN 5’ -Học sinh nêu yêu cầu của bài? -GV giới thiệu dụng cụ để thực hành: Gồm 6 bộ đồ mổ (đủ dao kéo). Kính lúp: 6 chiếc -Mẫu vật: Trai sông còn sống. Học sinh cử đại diện trình bày mục tiêu của bài, thành viên khác theo dõi, góp ý. -Quan sát, ghi nhớ dụng cụ cần cho tiết dạy. I.Yêu cầu: -Học sinh phân biết được cấu tạo chính của thân mềm về: + Cấu tạo vỏ + Cấu tạo ngoài và cấu tạo trong. II. Dụng cụ: -Kính lúp. -Bộ đồ mổ: 6 bộ -Khay đựng mẫu 6 cái -Mẫu vật : trai còn sống. Hoạt động 2. (30’).Tiến thành thực hành. - Mục tiêu:+ Nhận biết được các đặc điểm cấu tạo ngoài của thân mềm. + Biết cách mổ trai, quan sát cấu tạo trong của trai. - Tiến hành: HĐN 5’ Bước 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát mẫu trai, ốc cần phân biệt:+Đầu, đuôi. +Đỉnh, vòng tăng trưởng. +Bản lề Bước 2:Hoạt động nhóm bàn, học sinh đọc SGK tr68, quan sát mẫu vật và đối chiếu hình 20.1; 20.2 để nhận biết các phần -Thực hiện ẹ vào vở bài tập. - Đọc phần 2 SGK tr69, quan sát h20.4; 20.5 và thực hiện ẹ Yêu cầu: quan sát hình 20.4 đối chiếu với mẫu để nhận biết các bộ phận và ghi chú thích -GV treo tranh câm gọi học sinh lên điền cấu tạo trong của trai. -Giáo viên hướng dẫn cách mổ trai và thao tác: +Cắt cơ khép vỏ->QS mẫu +Xác định được lỗ miệng, hệ tiêu hoá, tuần hoàn và hô hấp của trai. - Cử đại diện trình bày trên mẫu các thao tác mổ, thành viên khác theo dõi, góp -Một học sinh gỡ nội quan, học sinh khác quan sát đối chiếu với SGK để xác định cơ quan tiêu hoá. -Học sinh ghi chú thích vào hình vẽ -Yêu cầu học sinh hoàn thành phần thu hoạch: Điền các bộ phận vào tranh cầm từ h20.1 đến h20.6. III. Nội dung: 1.Quan sát cấu tạo vỏ: -Trai: Phân biệt được vòng tăng trưởng, bản lề, “đầu”, đuôi của trai. -ốc: Quan sát vỏ ốc, nhận biết các bộ phận của ốc. -Mực: Quan sát mai mực. 2. Cấu tạo ngoài: -Cần phân biệt được các bộ phận của trai:+áo trai +Khoang áo và mang +Thân và chân trai. +Cơ khép vỏ. -ốc: Phân biệt tua, mắt, lỗ miệng, chân, thân, lỗ thở. 3. Cấu tạo trong của trai: -Hệ hô hấp: bằng mang -Hệ tiêu hoá -Hệ tuần hoàn: có bao tim (2 tâm nhĩ, 1 tâm thất), vòng tuần hoàn hở, máu trắng. III. Thu hoạch: -Hoàn thành chú thích từ hình 20.1 -> 20.6 -Hoàn thành bảng thu hoạch như sau: Bảng phụ 1: Điền đầy đủ như sau: STT Đặc điểm ốc Trai Mực 1 Số lớp cấu tạo của vỏ đủ 3 lớp đủ 3 lớp 1 lớp đá vôi 2 Số chân (hay tua) 1 1 10 3 Số mắt 2 0 2 4 Có giác bám 0 0 nhiều 5 Có lông trên tấm miệng 0 0 có 6 Dạ dầy, ruột, gan, tuỵ, túi mực dạ dầy, ruột, gan, tuỵ dạ dày, ruột có 4. Củng cố - kiểm tra :(5’). - Kết quả quan sát, thu hoạch bằng chú thích điền bảng. - Nhận xét giờ thực hành, thu dọn vệ sinh. 5. Dặn dò: (1’). - Tìm hiểu vai trò của thân mềm. - Chuẩn bị Bài 21: Đặc điểm chung và vai trò của ngành thân mềm. - Kẻ bảng 1-2 SGK trang 72 vào vở. 6. Rút kinh nghiệm giờ dạy:
File đính kèm:
- tiet21.doc