Giáo án môn Sinh học 7 - Tiết 20: Một số thân mềm khác - Năm học 2009-2010

I. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức:

- Tóm tắt và nhận biết được các đặc điểm cấu tạo, lối sống của một số đại diện thân mềm thường gặp ở thiên nhiên nước ta: ốc sên, mực, bạch tuộc, sò, ốc vặn.

- Giải thích được ý nghĩa một số tập tính ở thân mềm.

2. Kĩ năng:

- Kĩ năng quan sát kênh chữ, kênh hình, hoạt động nhóm.

3. Thái độ:

- Giáo dục ý thức bảo vệ động vật thân mềm.

II. Đồ dùng dạy học:

- Giáo viên:

 +Tranh một số thân mềm 19.1 (ốc sên); 19.2 (mực); 19.3 (bạch tuộc); 19.4 (sò).

 +Tranh tập tính đẻ trứng của ốc sên và tập tính của mực.

- Học sinh: + Mẫu vật: ốc sên, ốc nhồi.

III. Phương pháp:

 Sử dụng phương pháp quan sát tìm tòi và hoạt động nhóm

IV: Tổ chức dạy học:

1. ổn định tổ chức lớp: (1).

2. Kiểm tra đầu giờ: (7).

Câu 1: Trai tự vệ bằng cách nào? Cấu tạo nào của trai đảm bảo cách tự vệ đó có hiệu quả?

* Khởi động: Người ta có thể tìm thấy thân mềm ở những nơi nào?

3. Tiến trình bài giảng:

 

doc2 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 613 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Sinh học 7 - Tiết 20: Một số thân mềm khác - Năm học 2009-2010, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 27/ 10/ 2009. 
Ngày dạy: 30/ 10/ 2009
 Tiết thứ: 20 
 Bài 19 : Một số thân mềm khác
I. Mục tiêu bài học :
1. Kiến thức :
- Tóm tắt và nhận biết được các đặc điểm cấu tạo, lối sống của một số đại diện thân mềm thường gặp ở thiên nhiên nước ta : ốc sên, mực, bạch tuộc, sò, ốc vặn.
- Giải thích được ý nghĩa một số tập tính ở thân mềm. 
2. Kĩ năng :
- Kĩ năng quan sát kênh chữ, kênh hình, hoạt động nhóm.
3. Thái độ :
- Giáo dục ý thức bảo vệ động vật thân mềm.
II. Đồ dùng dạy học:
- Giáo viên: 
 +Tranh một số thân mềm 19.1 (ốc sên); 19.2 (mực); 19.3 (bạch tuộc); 19.4 (sò). 
 +Tranh tập tính đẻ trứng của ốc sên và tập tính của mực. 
- Học sinh: + Mẫu vật: ốc sên, ốc nhồi. 
III. Phương pháp : 
 Sử dụng phương pháp quan sát tìm tòi và hoạt động nhóm
IV: Tổ chức dạy học: 
1. ổn định tổ chức lớp: (1’).
2. Kiểm tra đầu giờ: (7’).
Câu 1: Trai tự vệ bằng cách nào? Cấu tạo nào của trai đảm bảo cách tự vệ đó có hiệu quả?
* Khởi động: Người ta có thể tìm thấy thân mềm ở những nơi nào?
3. Tiến trình bài giảng:
Hoạt động của thầy & trò
Nội dung 
Hoạt động 1. (13’) Nhận biết đặc điểm ở một số đại diện Thân mềm.
- Mục tiêu:
Thông qua đặc điểm các đại diện học sinh thấy được sự đa dạng của thân mềm.
- Tiến hành: HĐNB
-Yêu cầu học sinh đọc 4 dòng  phần I, quan sát hình 19.1; 19.2; 19.3; 19.4, đọc chú thích và nêu:
?Các đặc điểm đặc trưng ở mỗi loài đại diện theo ẹ vào vở bài tập trang 45.
-GV treo tranh một số thân mềm:
-Học sinh chỉ tranh: Nơi sống, đặc điểm cơ thể.
?Qua các đại diện trên rút ra nhận xét về đa dạng loài, môi trường sống, lối sống? biện pháp bảo vệ?
-Hoạt động nhóm đọc và xử lí , quan sát kênh hình để trả lời:
-Đại diện nhóm báo cáo, nhóm khác nhận xét bổ sung.
I. Một số đại diện: 
Học theo chú thích hình 19.1đến 19.5. 
-Thân mềm có số loài lớn.
-Sống cạn, nước (mặn, ngọt)
-Lối sống: vùi lấp, bò chậm và di chuyển tốc độ cao. 
Hoạt động 2. (20’).Tìm hiểu một số tập tính ở thân mềm.
- Mục tiêu:+ Nêu được các tập tính của ốc sên và mực.
 + Giải thích được sự đa dạng về tập tính có hệ thần kinh phát triển.
-Tiến hành: HĐN 5’
?Vì sao thân mềm có nhiều tập tính thích nghi với lối sống?
-Yêu cầu học sinh đọc  SGK trang 66, quan sát hình 19.5; 19.6 thực hiện ẹ vào vở bài tập:
?ốc sên tự vệ bằng cách nào?
(Thu mình trong vỏ)
?Tập tính đào lỗ đẻ trứng của ốc sên có ý nghĩa gì?
( Bảo vệ trứng)
-Quan sát hình 19.7; 19.8 thực hiện ẹ SGK trang 67
?Mực săn mồi như thế nào?
?Mực phun chất lỏng màu đen để săn mồi hay tự vệ?
-Đại diện báo cáo ẹ, nhóm khác nhận xét
?Ngoài những tập tính kể trên mực còn những tập tính nào khác?
-Chăm sóc trứng
-Bảo vệ trứng
-Giáo viên chốt kiến thức.
* Tổng kết bài:
- Gọi 1-2 HS đọc ghi nhớ SGK tr 67
II. Một số tập tính ở thân mềm:
1.Tập tính đẻ trứng ở ốc sên:
-Tự vệ bằng cách thu mình trong vỏ.
-Đào lỗ đẻ trứng để bảo vệ trứng.
2.Tập tính ở mực:
-Mực săn mồi bằng cách rình ở một chỗ, nơi có nhiều rong rêu.
-Mực phun chất lỏng màu đen để tự vệ.
-Chăm sóc trứng: đẻ trứng thành chùm bám vào rong rêu -> canh trứng, phun nước vào trứng để làm giàu ôxi, trứng phát triển.
-Mực phân tính, con đực có một tua miệng đảm bảo chức năng giao phối.
4. Củng cố - đánh giá:(3’).
Câu 1: Kể tên các đại diện khác của thân mềm, chúng có đặc điểm gì khác trai sông?
Câu 2: ốc sên bò thường để dấu vết gì trên lá? tại sao?
5. Dặn dò và hướng dẫn học bài: (1’).
- Học bài theo câu hỏi SGK trang 67.
- Đọc mục: “ Em có biết” 
- Chuẩn bị Bài 20: Thực hành quan sát một số thân mềm. Mỗi nhóm mang 2 con trai, 2 ốc nhồi, nước, xà phòng, khăn lau, dao mổ
- Sưu tầm một số tranh ảnh của một số đại diện thân mềm.

File đính kèm:

  • doctiet20.doc