Giáo án môn Sinh học 7 - Tiết 15: Giun đất

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- HS mô tả được hình dạng ngoài và cách di chuyển của giun đất.

- Xác định được cấu tạo trong, trên cơ sở đó biết được cách dinh dưỡng của chúng.

- Bước đầu biết về hình thức sinh sản ở giun đất.

2.Kỹ năng

- Rèn khả năng tư duy, óc phân tích tổng hợp.

- Khám phá phát hiện kiến thức mới, tập dượt năng lực tự học.

3. Thái độ:Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường.

II. CHUẨN BỊ

GV:- Tranh hình SGK phóng to. Mẫu vật (nếu có).

HS: - Đọc trước bài mới. Mẫu giun đất.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

 *Mở bài: Giun đất được chọn là đại diện của Giun đốt. Thông qua cấu tạo, hoạt động sống của giun đất, các em sẽ hiểu được các đặc điểm chính về cấu tạo và lối sống của cả ngành Giun đốt.

* Kiểm tra:- Căn cứ vào nơi kí sinh hãy so sánh giun kim và giun móc câu, loài giun nào nguy hiểm hơn? Loài giun nào dễ phòng chống hơn ?

 - Trong số các đặc điểm chung của giun tròn đặc điểm nào dễ dàng nhận biết chúng ?

*Hoạt động 1: HÌNH DẠNG NGOÀI VÀ DI CHUYỂN CỦA GIUN ĐẤT

+ Muc tiêu: HS mô tả được hình dạng ngoài và cách di chuyển của giun đất.

Cách tiến hành:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ

- GV treo tranh ảnh về cấu tạo ngoài H.15.1; 15.2 (nếu có mẫu vật, mô hình hay băng hình càng tốt) và mô tả cấu tạo ngoài của giun đất.

-Yêu cầu HS rút ra kết luận

- GV lưu ý HS quan sát H.15.3 để đánh số thứ tự đúng vào chỗ các cụm từ chú thích kèm theo (có trong vở bài tập)

- GVcho kết quả đúng là 2 -1 - 4 - 3.

- Cho HS nêu cách di chuyển của giun đũa - HS quan sát H.15.1; 15.2 SGK, đọc chú thích để nhận biết vị trí các bộ phận ngoài của giun đất như vòng tơ, đai sinh dục, lỗ sinh dục đực, lỗ sinh dục cái.

- HS làm bài tập.

- 1-2 HS đọc kết quả đánh số thứ tự

 

doc32 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 389 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án môn Sinh học 7 - Tiết 15: Giun đất, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đặc điểm cơ thể
Khoang áo phát triển
Thân mềm
Không phân đốt
Phân đốt
1
Trai
 nước ngọt
Vùi lấp
2mảnh vỏ
ü
ü
ü
2
Sò
nước lợ 
vùi lấp
2 mảnh vỏ
ü
ü
ü
3
Ốc sên
 cạn
Bò chậm 
 vỏ xoắn ốc
ü
ü
ü
4
Ốc vặn
 nước ngọt
Bò chậm 
 vỏ xoắn ốc
ü
ü
ü
5
Mực
 biển
Bơi nhanh
Mai (vỏ tiêu giảm)
ü
ü
ü
Hoạt động 2
VAI TRÒ CỦA THÂN MỀM
 * Mục tiêu: Nêu được vai trò của thân mềm đối với tự nhiên và đời sống con người.
- GV yêu cầu HS làm bài tập bảng 2, tr. 72 SGK.
- GVchuẩn bị bảng phụ để cho HS lần lượt lên điền
- HS vận dụng kiến thức có sẵn để điền vào bảng.
- HS lần lượt lên điền vào bảng, HS khác bổ sung.
 * Kết luận: Bảng 2: Ý nghĩa thực tiễn của ngành thân mềm.
TT
Ý nghĩa thực tiễn
Tên đại diện thân mềm có ở địa phương
1
Làm thực phẩm cho người
Mực, sò, ngao, hến, trai, ốc...
2
Làm thức ăn cho động vật khác
Sò, hến, ốc... và trứng, ấu trùng của chúng
3
Làm đồ trang sức
Ngọc trai
4
Làm vật trang trí
Xà cừ, vỏ ốc, vỏ trai, vỏ sò...
5
Làm sạch môi trường nước
Trai, sò, hầu, vẹm...
6
Có hại cho cây trồng
Các loài ốc sên
7
Làm vật chủ trung gian truyền bệnh giun sán
ốc ao, ốc mút, ốc tai...
8
Có giá trị xuất khẩu
Mực, bào ngư, sò huyết.
9
Có giá trị về mặt địa chất
Hoá thạch một số vỏ ốc, vỏ sò.
IV. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ
- HS trả lời câu hỏi 1,2,3 SGK.
V. HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ
- Trả lời các câu hỏi cuối bài vào vở bài tập và học thuộc. 
- Đọc mục: “Em có biết?”.
- Chuẩn bị bài sau: Tôm sông còn sống, tôm chín,( mỗi nhóm từ 3-4 con). 
 Ngày soạn:
 Ngày giảng:
Chương 5
 NGÀNH CHÂN KHỚP
Tiết 22 TÔM SÔNG
I. MỤC TIÊU
 1. Kiến thức 
- HS tìm hiểu cấu tạo ngoài và một phần cấu tạo trong của tôm sông thích nghi với đời sống trong môi trường nước.
- Giải thích và nắm được cách di chuyển, dinh dưỡng và sinh sản ở tôm sông.
2. Kỹ năng 
ơ 
- Khai thác, tìm tòi, phát hiện cấu tạo, lối sống và các tập tính của tôm sông.
3. Thái độ
- Biết liên hệ và giải thích được các hiện tượng trong thực tế một cách khoa học.
II. CHUẨN BỊ 
GV: - Tranh cấu tạo ngoài của tôm.- Mẫu vật: Tôm sông.
 - Bảng phụ ghi nội dung bảng 1, các mảnh giấy rời ghi tên, chức năng phần phụ.
HS: Mỗi nhóm chuẩn bị 2 tôm sống, 2 tôm chín.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG
 *Kiểm tra: - Vì sao lại xếp mực (bơi nhanh) cùng ngành với ốc sên (bò chậm chạp) ?
 - Ý nghĩa thực tiễn của vỏ thân mềm ?
Hoạt động 1
CẤU TẠO NGOÀI VÀ DI CHUYỂN CỦA TÔM SÔNG
* Mục tiêu: 
- HS tìm hiểu được cấu tạo ngoài của tôm sông thích nghi với môi trường nước.
 - Xác định được vị trí chức năng các phần phụ.
 a. Vấn đề 1: Vỏ cơ thể.
- GV hướng dẫn HS quan sát mẫu tôm, thảo luận nhóm các câu hỏi:
+ Cơ thể tôm gồm mấy phần?
+ Nhận xét màu sắc vỏ tôm?
+ Bóc một khoanh vỏ, nhận xét độ cứng?
- Các nhóm quan sát mẫu theo hướng dẫn, đọc thông tin SGK tr. 74,75, thảo luận thống nhất ý kiến.
- Đại diện nhóm phát biểu, nhóm khác bổ sung, rút ra đặc điểm cấu tạo vỏ cơ thể.
*Kết luận:
+Cơ thể gồm 2 phần: Đầu - ngực và bụng.
+Vỏ kitin ngấm can xi (cứng che chở và là chỗ bám cho cơ thể)
. Có sắc tố: tôm có màu sắc của môi trường.
 b. Vấn đề 2: Các phần phụ và chức năng.
- GV treo tranh H.22.1. hoặc các mẫu vật yêu cầu HS quan sát và nghiên cứu các chú thích kèm theo, thảo luận nhóm (4- 6 HS) và hoàn thành bảng: Chức năng chính các phần phụ của tôm.
- GV quan sát và kiểm tra các nhóm.
- GV nhận xét, cho kết quả đúng.
- HS quan sát H.22.1, nghiên cứu chú thích và các thông tin, thảo luận nhóm để điền vào bảng theo hướng dẫn của GV.
- 1-2 HS trả lời kết quả điền của nhóm, HS khác bổ sung.
*Kết luận:
 Xem bảng: Chức năng các phần phụ của tôm (vở bài tập).
Bảng. Chức năng các phần phụ của tôm.
 STT
Chức năng
Tên các phần phụ
Vị trí các phần phụ
Phần đầu -ngực
Phần bụng
1
Định hướng phát hiện mồi
2 mắt kép, 2 đôi râu
ü
2
Giữ và xử lý mồi
Chân hàm
ü
3
Bò và bắt mồi
Chân kìm, chân bò
ü
4
Bơi, giữ thăng bằng và ôm trứng
Chân bơi (chân bụng)
ü
5
Lái và giúp tôm nhảy
Tấm lái
ü
Hoạt động 2
DI CHUYỂN VÀ DINH DƯỠNG
 * Mục tiêu: Từ cấu tạo , HS giải thích được cách di chuyển, dinh dưỡng ở tôm sông.
- GV yêu cầu HS tự đọc thông tin, trả lời câu hỏi: Tôm có những hình thức di chuyển nào ?
- Hình thức nào thể hiện bản năng tự vệ của tôm?
- GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin về dinh dưỡng, thảo luận nhóm, trả lời 3 câu hỏi của phần thảo luận:
+ Tôm hoạt động vào thời gian nào trong ngày?
+ Tôm ăn gì (thực vật, động vật hay mồi chết)?
+ Người ta dùng thính để câu hay cất vó tôm là dựa vào đặc điểm nào của tôm?
- GV yêu cầu HS rút ra kết luận:
- Di chuyển:
+ Bò.
+ Bơi: tiến lùi.
+Nhảy.
- HS làm theo yêu cầu của GV.
+ Tôm hoạt động vào lúc chập tối. Khi đó tôm bắt đầu đi kiếm ăn..	
+Tôm ăn thực vật,động vật lẫn mồi chết. 
+ Người ta dùng thính để câu hay cất vó tôm là khai thác khả năng khứu giác nhạy bén ở tôm .
* Kết luận:
+ Tôm ăn tạp, hoạt động về đêm.
+ Thức ăn được tiêu hoá ở dạ dày, hấp thu ở ruột.
+ Thở bằng mang.
+ Chất tiết qua tuyến bài tiết.
 Hoạt động 3
 SINH SẢN
 * Mục tiêu: HS giải thích và nắm được cách sinh sản của tôm.
- GV cho HS quan sát tôm, phân biệt tôm đực, tôm cái?
Thảo luận:
+ Vì sao ấu trùng tôm phải lột xác nhiều lần để lớn lên?
+ Tôm mẹ ôm trứng có ý nghĩa gì?
-GV yêu cầu HS rút ra kết luận.
- HS làm theo yêu cầu của GV HS trả lời các câu hỏi thảo luận, HS khác bổ sung.
+Tôm đực có kích thước lớn và đôi kìm (đôichân ngực) rất to và dài. Hiện tượng này cũng gặp ở cua.
+ Ấu trùng phải lột xác nhiều lần vì lớp vỏ cứng rắn không lớn lên theo cơ thể được.
+Tập tính ôm ấp trứng có ý nghĩa bảo vệ cho trứng khỏi bị kẻ thù ăn mất.
*Kết luận: 
- Tôm phân tính:
 +Tôm đực: Càng to.
 +Tôm cái: Ôm trứng (bảo vệ).
- Lớn lên qua lột xác nhiều lần. 
IV. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ
Cho HS làm bài tập: Đánh dấu (x) vào câu trả lời đúng nhất.
1. Tôm được sắp xếp vào ngành chân khớp vì:
a. Cơ thể chia 2 phần: Đầu ngực và bụng.
c. Thở bằng mang. 
b. Có phần phụ phân đốt, khớp động với nhau.
2. Tôm thuộc lớp giáp xác là vì:
a. Vỏ cơ thể bằng kitin ngấm canxi nên cứng như áo giáp.
b. Tôm sống ở nước.
c. Cả a và b.
3. Hình thức di chuyển thể hiện bản năng tự vệ của tôm:
a. Bơi lùi.
b. Bơi tiến.
c. Nhảy.
V. HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ
 - Trả lời các câu hỏi cuối bài vào vở bài tập và học thuộc. 
 - Đọc mục:“ Em có biết?’’. Chuẩn bị thực hành theo nhóm (Tôm còn sống: 2 con). 
 Ngày soạn:
 Ngày giảng:
Tiết 23 THỰC HÀNH : MỔ VÀ QUAN SÁT TÔM SÔNG
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức 
- HS biết cách tìm tòi, quan sát, nhận biết cấu tạo một số bộ phận của tôm sông đại diện của chân khớp.
- Mổ quan sát cấu tạo trong của mang tôm , hệ tiêu hoá và hệ thần kinh ở chúng.
2. Kỹ năng 
- Rèn thao tác mổ động vật không xương sống.
- Quan sát cấu tạo, nhận biết một số nội quan của tôm.
- Kỹ năng làm tường trình, thu hoạch
3. Thái độ
- Nghiêm túc, cẩn thận; say mê trong nghiên cứu khoa học
II. CHUẨN BỊ
GV: Phòng thực hành.
HS: Mỗi nhóm: 2 con tôm sông còn sống. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG
*Kiểm tra: GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS. Phân phát, điều hoà mẫu vật (nếu cần).
Hoạt động 1
MỔ VÀ QUAN SÁT MANG TÔM
* Mục tiêu: HS mổ và quan sát được cấu tạo mang trên mẫu mổ.
- GVyêu cầu các nhóm mổ theo hướng dẫn ở H.23.1 (A,B). Dùng kính lúp để thấy 3 đặc điểm của lá mang.
- Thảo luận ý nghĩa đặc điểm lá mang với chức năng hô hấp dưới nước của mang ?
- GVcó thể gợi ý đáp án: 
+ Có lông phủ: Để khi lông rung động tạo ra dòng nước ra vào, đem theo thức ăn nhỏ và ô xi hoà tan vào khoang mang.
+ Thành túi mang mỏng. Để tiếp nhận ôxi vào mao mạch máu dày đặc trên lá mang.
+ Bám vào gốc chân ngực. Để khi chân vận
động thì lá mang dao động như "phất cờ" thích nghi với chức năng trao đổi khí ở mang 
- GV cho HS điền chú thích vào H23.1
- GV cho đáp án đúng.
- Các nhóm tiến hành các thao tác mổ mang tôm sông. Dùng kính lúp quan sát 3 đặc điểm của lá mang và thảo luận.
- 3 học sinh trả lời 3 đặc điểm cấu tạo của mang tôm, HS khác bổ sung.
*Thu hoạch:
- HS điền ghi chú cho H.23.1
Hoạt động 2
MỔ VÀ QUAN SÁT CẤU TẠO TRONG 
 * Mục tiêu: HS tiến hành các thao tác mổ, nắm rõ các cấu tạo 2 cơ quan quan trọng là hệ tiêu hoá và hệ thần kinh.
a. Mổ tôm:
- GV hướng dẫn cách mổ: như SGK.
- Đổ ngập nước cơ thể tôm.
- Dùng kẹp nâng tấm lưng vừa cắt bỏ ra ngoài.
b. Quan sát cấu tạo các hệ cơ quan:
* Cơ quan tiêu hoá:
- GV cho HS quan sát cấu tạo của cơ quan tiêu hoá, chú thích chữ thay cho các số trong H. 23.3B.
* Hệ thần kinh:
- Tiếp tục cho HS gỡ bỏ toàn bộ hệ tiêu hoá và các bó cơ trong phần đầu- ngực và bụng đi để thấy cơ quan thần kinh.
(Nếu thiếu thời gian, GV cho HS găm ngửa con tôm trên chậu mổ để qua tấm bụng trong suốt. HS cũng dễ dàng quan sát thấy được hệ thần kinh của tôm).
- GV yêu cầu HS dựa vào gợi ý và H.23.3A để điền ghi chú cho H.23.3C
- Nhóm trưởng các nhóm yêu cầu các bạn đọc kỹ 2 bước mổ (H.23.2) sau đó hướng dẫn các bạn cùng mổ.
- Đại diện 1 -2 nhóm đọc kết quả chú thích
Vào h. 23.3 B, nhóm khác bổ sung.
- Các nhóm tiến hành thao tác gỡ bỏ hệ tiêu hoá 1 cách khéo léo. Sau đó quan sát hệ thần kinh theo hướng dẫn của GV.
-1-2 đại diện của các nhóm báo cáo kết quả điền ghi chú cho H.23.3C. Các nhóm khác bổ sung.
* Thu hoạch: Điền các chú thích vào H. 23.3B và H.23.3C SGK
IV. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ
- GV nhận xét tiết thực hành.
- Đánh giá mẫu mổ của các nhóm. - Cho điểm
- Các nhóm thu dọn vệ sinh.
V. HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ
- Nếu ở lớp không còn thời gian, GV cho HS về nhà hoàn thiện nốt việc ghi chú cho các hình vẽ.
- Sưu tầm tranh ảnh một số đại diện của giap xác.
- Tìm hiểu về giáp xác và vai trò của chúng. 
 Ngày soạn:
 Ngày giảng:
Tiết 24 ĐA DẠNG VÀ VAI TRÒ CỦA LỚP GIÁP XÁC
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức 
- HS nhận biết một số giáp xác thường gặp đại diện cho các môi trường sống và lối sống khác nhau.
- HS xác định được vai trò của giáp xác đối với tự nhiên và với đời sống con người.
2. Kỹ năng 
- Quan sát, vận dụng , trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm.
- So sánh đặc điểm của động vật, tiếp nhận kiến thức qua kênh hình, kênh chữ.
3. Thái độ
- Biết vận dụng

File đính kèm:

  • doct16.doc