Giáo án môn Sinh học 7 - Học kỳ I - Năm học 2007-2008

Tiết 1 Bài 1: THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT ĐA DẠNG PHONG PHÚ

I. MỤC TIÊU.

1. Kiến thức

- Học sinh chứng minh được sự đa dạng và phong phú của động vật thể hiện ở số loài và môi trường sống.

2. Kĩ năng

- Rèn kĩ năng quan sát, so sánh.

- Kĩ năng hoạt động nhóm.

3. Thái độ

- Giáo dục ý thức học tập yêu thích môn học.

II. CHUẨN BỊ.

- Tranh ảnh về động vật và môi trường sống.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC.

1. Ổn định tổ chức:(1phút)

- Kiểm tra sĩ số.

- Làm quen với học sinh.

- Chia nhóm học sinh.

2.Kiểm tra bài cũ:

3.Bài mới:(1 phút)

 a. Mở bài: GV yêu cầu HS nhớ lại kiến thức sinh học 6, vận dụng hiểu biết của mình để trả lời câu hỏi:

- Sự đa dạng, phong phú của động vật được thể hiện như thế nào?

 b. Nội dung:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

 

Hoạt động 1:(20 phút)

 TÌM HIỂU SỰ ĐA DẠNG LOÀI VÀ SỰ PHONG PHÚ VỀ SỐ LƯỢNG CÁ THỂ

Mục tiêu:HS nêu được số loài động vật rất nhiều, số cá thể trong loài lớn thể hiện qua các ví dụ cụ thể.

 

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

- GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK, quan sát H 1.1 và 1.2 trang 56 và trả lời câu hỏi:

- Sự phong phú về loài được thể hiện như thế nào?

- GV ghi tóm tắt ý kiến của HS và phần bổ sung.

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

- Hãy kể tên loài động vật trong một mẻ lưới kéo ở biển, tát một ao cá, đánh bắt ở hồ, chặn dòng nước suối nông?

- Ban đêm mùa hè ở ngoài đồng có những động vật nào phát ra tiếng kêu?

- GV lưu ý thông báo thông tin nếu HS không nêu được.

- Em có nhận xét gì vè số lượng cá thể trong bầy ong, đàn kiến, đàn bướm?

 

 

- GV yêu cầu HS tự rút ra kết luận về sự đa dạng của động vật.

 

 

- GV thông báo thêm: Một số động vật được con người thuần hoá thành vật nuôi, có nhiều đặc điểm phù hợp với nhu cầu của con người. - Cá nhân HS đọc thông tin SGK, quan sát hình và trả lời câu hỏi:

+ Số lượng loài hiện nay khoảng 1,5 triệu loài.

+ Kích thước của các loài khác nhau.

- 1 vài HS trình bày đáp án, các HS khác nhận xét, bổ sung.

- HS thảo luận từ những thông tin đọc được hay qua thực tế và nêu được:

+ Dù ở ao, hồ hay sông suối đều có nhiều loài động vật khác nhau sinh sống.

+ Ban đêm mùa hè thường có một số loài động vật như: Cóc, ếch, dế mèn, sâu bọ. phát ra tiếng kêu.

- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. Yêu cầu nêu được: Số lượng cá thể trong loài rất lớn.

 

- HS lắng nghe GV giới thiệu thêm.

Tiểu kết:

- Thế giới động vật rất đa dạng và phong phú về loài và đa dạng về số cá thể trong loài.

 

- HS lắng nghe GV giới thiệu thêm

 

doc140 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 561 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án môn Sinh học 7 - Học kỳ I - Năm học 2007-2008, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
16/10/2008
Tiết 16
Bài 16: Thực hành
Mổ quan sát giun đất
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức
- Học sinh nhận biết được loài giun khoang, chỉ rõ được cấu tạo ngoài 9đốt, vòng tơ, đai sinh dục) và cấu tạo trong (một số nội quan).
2. Kĩ năng
- Tập thao tác mổ động vật không xương sống.
- Sử dụng các dụng cụ mổ, dùng kính lúp quan sát.
3. Thái độ
- Giáo dục ý thức tự giác, kiên trì và tinh thần hợp tác trong giờ học thực hành.
II. Chuẩn bị.
- HS: Chuẩn bị :1-2 con giun đất
Học kĩ bài giun đất
- GV: Bộ đồ mổ
Tranh câm hình 16.1 – 16.3 SGK.
III. hoạt động dạy - học.
1. ổn định tổ chức
- Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
- Kiểm tra mẫu vật và kiến thức cũ.
3. Bài mới
a) Mở bài: 
Chúng ta tìm hiểu cấu tạo giun đất để củng cố khắc sâu lí thuyếnt về giun đất.
b) Nội dung:
Hoạt động 1: Cấu tạo ngoài
Cách xử lí mẫu
*Mục tiêu:
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
- GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK ở mục s trang 56 và thao tác luôn.
? Trình bày cách xử lí mẫu?
- GV kiểm tra mẫu thực hành, nếu nhóm nào chưa làm được, GV hướng dẫn thêm.
- Cá nhân tự đọc thông tin và ghi nhớ kiến thức.
- Trong nhóm cử 1 người tiên shành (lưu ý dùng hơi ete hay cồn vừa phải).
- Đại diện nhóm trình bày cách xử lí mẫu.
- Thao tác thật nhanh.
Quan sát cấu tạo ngoài
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
- GV yêu cầu các nhóm:
+ Quan sát các đốt, vòng to.
+ Xác định mặt lưng và mặt bụng.
+ Tìm đai sinh dục.
? Làm thế nào để quan sát được vòng tơ?
? Dựa vào đặc điểm nào để xác định mặt lưng, mặt bụng?
? Tìm đai sinh dục, lỗ sinh dục dựa vào đặc điểm nào?
- GV cho HS làm bài tập: chú thích vào hình 16.1 (ghi vào vở).
- GV gọi đại diện nhóm lên chú thích vào tranh.
- GV thông báo đáp án đúng: 16.1 A
1- Lỗ miệng; 2- Đai sinh dục; 3- Lỗ hậu môn; Hình 16.1B : 4- Đai sinh dục; 3- Lỗ cái; 5- Lỗ đực. Hình 16.1C: 2- Vòng tơ quanh đốt.
- Trong nhóm đặt giun lên giấy quan sát bằng kính lúp, thống nhất đáp án, hoàn thành yêu cầu của GV.
- Trao đổi tiếp câu hỏi:
+ Quan sát vòng tơ " kéo giun thấy lạo xạo.
+ Dựa vào màu sắc để xác định mặt lưng và mặt bụng của giun đất.
+ Tìm đai sinh dục: phía đầu, kích thước bằng 3 đốt, hơi thắt lại màu nhạt hơn.
- Các nhóm dựa vào đặc điểm mới quan sát, thống nhất đáp án.
- Đại diện các nhóm chữa bài, nhóm khác bổ sung.
- Các nhóm theo dõi, tự sửa lỗi nếu cần.
Hoạt động 2: Cấu tạo trong
Mục tiêu: HS mổ phanh giun đất, tìm được một số hệ cơ quan như: tiêu hoá, thần kinh.
Cách mổ giun đất
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
- GV yêu cầu:
+ HS các nhóm quan sát hình 16.2 đọc các thông tin trong SGK trang 57.
+ Thực hành mổ giun đất.
- GV kiểm tra sản phẩm của các nhóm bằng cách:
+ Gọi 1 nhóm mổ đẹp đúng trình bày thao tác mổ.
+ 1 nhóm mổ chưa đúng trình bày thao tác mổ.
? Vì sao mổ chưa đúng hay nát các nội quan?
- GV giảng: mổ động vật không xương sống chú ý:
+ Mổ mặt lưng, nhẹ tay đường kéo ngắn, lách nội quan từ từ, ngâm vào nước.
+ ở giun đất có thể xoang chứa dịch liên quan đến việc di chuyển của giun đất.
- Cá nhân quan sát hình, đọc kĩ các bước tiến hành mổ.
- Cử 1 đại diện mổ, thành viên khác giữ, lau dịch cho sạch mẫu.
- Đại diện nhóm lên trình bày kết quả.
- Nhóm khác theo dõi, góp ý cho nhóm mổ chưa đúng.
Quan sát cấu tạo trong
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
- GV hướng dẫn:
+ Dùng kéo nhọn tách nhẹ nội quan.
+ Dựa vào hình 16.3A nhận biết các bộ phận của hệ tiêu hoá.
+ Dựa vào hình 16.3B SGK, quan sát bộ phận sinh dục.
+ Gạt ống tiêu hoá sang bên để quan sát hệ thần kinh màu trắng ở bụng.
+ Hoàn thành chú thích ở hình 16B và 16C SGK.
- GV kiểm tra bằng cách gọi đại diện nhóm lên bảng chú thích vào tranh câm.
- Trong nhóm:
+ Một HS thao tác gỡ nội quan.
+ HS khác đối chiếu với SGK để xác định các hệ cơ quan.
- Ghi chú thích vào hình vẽ.
- Đại diện các nhóm lên chữa bài, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Kết luận chung
GV gọi đại diện 1-3 nhóm:
+ Trình bày cách quan sát cấu tạo ngoài của giun đất.
+ Trình bày thao tác mổ và cách quan sát cấu tạo trong của giun đất.
+ Nhận xét giờ và vệ sinh.
IV. Kiểm tra - đánh giá
- GV đánh giá điểm cho 1-2 nhóm làm việc tốt và kết quả đúng đẹp.
V. Hướng dẫn học bài ở nhà
- Viết thu hoạch theo nhóm.
- Kẻ bảng 1, 2 trang 60 SGK vào vở.
Ngày soạn: 19/10/2008
Ngày giảng: 21/10/2008
Tiết 17
Bài 17: Một số giun đốt khác
Và đặc điểm chung của ngành giun đốt
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức
- Học sinh nắm được đặc điểm đại diện giun đốt phù hợp với lối sống.
- HS nêu được đặc điểm chung của ngành giun đốt và vai trò của giun đốt.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh, tổng hợp kiến thức.
3. Thái độ
- Giáo dục ý thức bảo vệ động vật.
II. phương tiện:
1. GV chuẩn bị:
- Chuẩn bị tranh một số giun đốt phóng to như: rươi, giunđỏ, róm biển.
2. HS chuẩn bị:
- HS: kẻ bảng 1 và 2 vào vở.
III. hoạt động dạy - học.
1. ổn định tổ chức(1 phút)
- Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ(3 phút)
Thu bài thực hành và nhận xét bài thực hành của các nhóm.
3. Bài mới:
a. Mở bài: (1 phút)
Trong các tiết trước các em đã được nghiên cứu và tìm hiểu về giun đất mà đại diện là giun đất và đã được thực hành mổ giun đốt vậy ngoài giun đất ra ngành giun đốt còn đại diện nào khác không chúng ta cùng tìm hiểu bài hôm nay.
b. Nội dung:
Hoạt động 1: (15 phút)
Tìm hiểu một số giun đốt thường gặp
Mục tiêu: Thông quan các đại diện , HS thấy được sự đa dạng của giun đốt.
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
- GV cho HS quan sát tranh hình vẽ giun đỏ, rươi, róm biển.
- yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK trang 59, trao đổi nhóm hoàn thành bảng 1.
- GV kẻ sẵn bảng 1 vào bảng phụ để HS chữa bài.
- GV gọi nhiều nhóm lên chữa bài.
- GV ghi ý kiến bổ sung của từng nội dung để HS tiện theo dõi.
- GV thông báo các nội dung đúng và cho HS theo dõi bảng 1 chuẩn kiến thức.
- GV yêu cầu HS tự rút ra kết luận về sự đa dạng của giun đốt về số loài, lối sống, môi trường sống.
- Cá nhân HS tự quan sát tranh hình, đọc thông tin SGK, ghi nhớ kiến thức, trao đổi nhóm, thống nhất ý kiến và hoàn thành nội dung bảng 1.
- Yêu cầu:
+ Chỉ ra được lối sống của các đại diện giun đốt.
+ 1 số cấu tạo phù hợp với lối sống.
- Đại diện các nhóm lên bảng ghi kết quả ở từng nội dung.
- Nhóm khác theo dõi, nhận xét và bổ sung.
- HS theo dõi và tự sửa chữa nếu cần.
Tiểu kết:
- Giun đốt có nhiều loài: vắt, đỉa, róm biển, giun đỏ.
- Sống ở các môi trường: đất ẩm, nước, lá cây.
- Giun đốt có thể sống tự do địnhcư hay chui rúc.
Bảng 1: Đa dạng của ngành giun đốt
STT
 Đa dạng
Đại diện
Môi trường sống
Lối sống
1
Giun đất
- Đất ẩm
- Chui rúc.
2
Đỉa
- Nước ngọt, mặn, nước lợ.
- Kí sinh ngoài.
3
Rươi
- Nước lợ.
- Tự do.
4
Giun đỏ
- Nước ngọt.
- Định cư.
5
Vắt
- Đất, lá cây.
- Tự do.
6
Róm biển
- Nước mặn.
- Tự do.
Hoạt động 2(15 phút):
 Đặc điểm chung của ngành giun đốt
Mục tiêu: HS nắm được đặc điểm chung của ngành giun đốt.
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
- GV cho HS quan sát lại tranh hình đại diện của ngành.
- Nghiên cứu SGk trang 60, trao đổi nhóm và hoàn thành bảng 2.
- GV kẻ sẵn bảng 2 lên bảng phụ, HS chữa bài.
- GV chữa nhanh bảng 2.
- Cho HS tự rút ra kết luận về những đặc điểm chung của ngành giun đốt.
- GV yêu cầu HS nhắc lại kết luận.
- Cá nhân HS tự thu nhận thông tin từ hình vẽ và thông tin trong SGK trang 60.
- Trao đổi nhóm thống nhất câu trả lời.
- Đại diện nhóm lên bảng ghi kết quả, nhóm khác bổ sung.
- Các nhóm tự sửa chữa nếu cần.
Tiểu kết:
Giun đốt có đặc điểm:
- Cơ thể dài phân đốt.
- Có thể xoang.
- Hô hấp qua da hay mang.
- Hệ tuần hoànkín, máu màu đỏ.
- Hệ tiêu hoá phân hoá.
- Hệ thần kinh dạng chuỗi hạch và giác quan phát triển.
- Di chuyển nhờ chi bên, tơ hoặc thành cơ thể.
Bảng 2: Đặc điểm chung của ngành giun đốt
TT
 Đại diện
Đặc điểm
Giun đất
Giun đỏ
Đỉa
Rươi
1
Cơ thể phân đốt
X
X
X
X
2
Cơ thể không phân đốt
3
Cơ thể xoang (xoang cơ thể)
X
X
X
X
4
Có hệ tuần hoàn, máu đỏ
X
X
X
X
5
Hệ thần kinh và giác quan phát triển
X
X
X
X
6
Di chuyển nhờ chi bên, tơ hoặc thành cơ thể.
X
X
X
7
ống tiêu hoá thiếu hậu môn
8
ống tiêu hoá phân hóa
X
X
X
X
9
Hô hấp qua da hay bằng mang
X
X
X
X
Hoạt động 3(5 phút): Vai trò giun đốt
Mục tiêu: Chỉ rõ lợi ích nhiều mặt của giun đốt và tác hại.
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
- GV yêu cầu HS hoàn thành bài tập trong SGK trang 61.
+ Lảm thức ăn cho người...
+ Làm thức ăn cho động vật...
- GV hỏi: Giun đốt có vai trò gì trong tự nhiên và đời sống con người ? -> từ đó rút ra kết luận.
- Cá nhân tự hoàn thành bài tập.
Yêu cầu: Chọn đúng loài giun đốt. 
- Đại diện một nhóm HS trình bày -> HS khác bổ sung.
Tiểu kết:
- Lợi ích: Làm thức ăn cho người và động vật, làm cho đất tơi xốp, thoáng khí, màu mỡ.
- Tác hại: Hút máu người và động vật, gây bệnh. 
IV. Củng cố đánh giá:(4 phút)
- HS trả lời câu hỏi:
? Trình bày đặc điểm chung của giun đốt ?
? Vai trò của giun đốt ?
? Để nhận biết đại diện ngành giun đốt cần dựa vào đặc điểm cơ bản nào ?
V. Hướng dẫn học bài ở nhà(1 phút)
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK.
- Làm bài tập 4 tr.61.
- Chuẩn bị theo nhóm: 1 con trai sông.
Ngày soạn: 22/10/2008
Ngày giảng: 24/10/2008
Tiết 18
Kiểm tra 1 tiết
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
Kiểm tra kiến thức của HS trong các chương I, II, III.
HS biết được kiến thức về hình dạng, cấu tạo, lối sống của (ngàmh động vật nguyên sinh, Ngành ruột khoang, các ngành g iun).
2.Kĩ năng:
HS làm quen với dạng bài tập trắc ngiệm và tự luận, kĩ năng phân tích tổng hợp.
3. Thái độ:
Làm bài ngiêm túc, chính sác.
II. Phương tiện:
1. GV chuẩn bị:
Đề bài, ma trận đề, đáp án.
Nội dung
Mức độ kiến, thức kĩ năng
Tổng
Biết
Hiểu
Vận dụng
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
Ngành động vật nguyên sinh
2(1)
1(1)
1(0,5)
4(2,5)
Ngành ruột khoang
2(1)
1(1)
1(1)
4(3,0)
Các ngành giun
2(1)
1(1)
1(0,5)
1(2)
4(4,5)
2. HS chuẩn bị:
Ôn lại kiến thức cũ.
III. Tiến trình kiểm tra:
1.ổn định tổ chức
Kiểm tra sĩ số...........
2. Kiểm tra bài cũ:
( Không kiểm tra)
3. Phá

File đính kèm:

  • docGA Sinh 7 HK I theo TKBG.doc