Giáo án môn Sinh học 7 - Cả năm - Năm học 2011-2012

Tuần 1

Ngày soạn: 27/08/2011

Ngày giảng: 28/08/2011 Tiết 2

Bài 2: PHÂN BIỆT ĐỘNG VẬT VỚI THỰC VẬT ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỘNG VẬT

A. MỤC TIÊU.

1. Kiến thức

- Học sinh nắm được đặc điểm cơ bản để phân biệt động vật với thực vật.

- Nêu được đặc điểm chung của động vật.

- Nắm được sơ lược cách phân chia giới động vật.

2. Kĩ năng

- Rèn kĩ năng quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp

- Kĩ năng hoạt động nhóm.

3. Thái độ Giáo dục ý thức học tập yêu thích môn học.

 B. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ CHUẨN BỊ CỦA HS.

 GV: Tranh phóng to H 2.1 , 2.2 SGK

 Bảng phụ 1và 2 SGK

 HS: Ôn kiến thức Tế bào, nghiên cứu trước nội dung bài.

C. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG

1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ

1. Hãy kể tên những động vật thường gặp ở nơi em ở? Chúng có đa dạng,phong phú không?

2. Chúng ta phải làm gì để thế giới động vật mãi đa dạng và phong phú?

Trả lời:

 1. Cá,tôm , cua, ghẹ, trâu, bò , lợn, gà ,vịt, chim, côn trùng.chúng đa dạng và phong phú về loài, trên quả đất 1,5 triệu loài sống ở nhiều môi trường khác nhau ,đa dạng thể hiện ở kích thước của chúng như: ĐV đơn bào không quan sát được bằng mắt thương đến những ĐV rất to lớn như voi châu phi, cá voi xanh.Số loài thể hiện về số lượng cá thể .

 2. Chúng ta cần góp phần bảo vệ và làm tăng tính đa dạng của động vật. Con người góp phần làm tăng tính đa dạng ở ĐV qua các tác động thuần dưỡng tạo ra nhiều vật nuôi từ một dạng ĐV ban đầu.

3. Bài mới

 VB: Nếu đem so sánh con gà với cây bàng, ta thấy chúng khác nhau hoàn toàn, song chúng đều là cơ thể sống. Vậy phân biệt chúng bằng cách nào?

Hoạt động 1: Phân biệt động vật với thực vật

Mục tiêu: HS tìm được đặc điểm giống và khác nhau giữa động vật và thực vật.

Hoạt động của GV& HS Nội dung

- GV yêu cầu HS quan sát H 2.1 hoàn thành bảng trong SGK trang 9.( GV Treo tranh) bảng phụ

? Phân biệt ĐV với TV ?

 HS: Cá nhân quan sát hình vẽ SGK/9, đọc chú thích và ghi nhớ kiến thức, trao đổi nhóm và trả lời

- GV kẻ bảng 1 lên bảng phụ để HS chữa bài.

- Đại diện các nhóm lên bảng ghi kết quả của nhóm.

- Một HS trả lời,Các HS khác theo dõi, nhận xét, bổ sung.

- HS theo dõi và tự sửa chữa bài.

- GV lưu ý: nên gọi nhiều nhóm để gây hứng thú trong giờ học.

- GV ghi ý kiến bổ sung vào cạnh bảng.

- GV nhận xét và thông báo kết quả đúng như bảng ở dưới.

- GV yêu cầu tiếp tục thảo luận:

? Động vật giống thực vật ở điểm nào?

 ?Động vật khác thực vật ở điểm nào?

 * HS ghi kết luận: I.Phân biệt động vật với thực vật

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Kết luận:

- Động vật và thực vật :

+ Giống nhau: Đều là các cơ thể sống ,đều cấu tạo từ tế bào, lớn lên và sinh sản.

+ Khác nhau: ĐV có khả năng Di chuyển, Có hệ thần kinh và giác quan, sống dị dưỡng nhờ vào chất hữu cơ có sẵn

 - TV: Không di chuyển,không có HTK và giác quan, sống tự dưỡng, tự tổng hợp chất hữu cơ để sống.

 

Đặc

điểm

 

Đối tượng phân biệt Cấu tạo từ tế bào Thành xenlulo của tế bào Lớn lên và sinh sản Chất hữu cơ nuôi cơ thể Khả năng di chuyển Hệ thần kinh và giác quan

 Không Có Không Có Không Có Tự tổng hợp được Sử dụng chất hữu cơ có sẵn Không Có Không Có

Động vật X X X X X X

Thực vật X X X X X X

Kết luận: ( trên thông qua bảng)

Hoạt động 2: Đặc điểm chung của động vật

Mục tiêu: HS nắm được đặc điểm chung của động vật.

Hoạt động của GV & HS Nội dung

GV:Yêu cầu HS làm bài tập ở mục II trong SGK trang 10.

? Động vật có những đặc điểm chung nào?

 -HS N.cứu và trả trả lời, các em khác nhận xét, bổ sung.

- GV ghi câu trả lời lên bảng và phần bổ sung.

- HS theo dõi và tự sửa chữa. HS rút ra kết luận.

- GV thông báo đáp án.

 * Ô 1, 3, 4.

- Yêu cầu HS rút ra kết luận. II. Đặc điểm chung của động vật

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Kết luận:

- Động vật có đặc điểm chung là có khả năng di chuyển, có hệ thần kinh và giác quan, chủ yếu dị dưỡng( khả năng dinh dưỡng nhờ chất hữu cơ có sẵn)

 

 

doc206 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 487 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án môn Sinh học 7 - Cả năm - Năm học 2011-2012, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bóng hơi của cả 20 con cá làm thay đổi 10cm3 mức nước trong bể. Thể tích nước hư hao coi như không có).
5. Hướng dẫn về nhà.
- Học bài theo câu hỏi SGK .
- Vẽ sơ đồ cấu tạo não cá chép .
- Sưu tầm tranh ảnh về các loại cá.
Tuần 17
Ngày giảng 7A: ...../...../2010
 7B: ...../...../2010
Tiết 33: SỰ ĐA DẠNG VÀ ĐẶC ĐIỂM
 CHUNG CỦA CÁ
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:- HS nắm được sự đa dạng của cá về số loài, lối sống, môi trường sống. Trình bày được đặc điểm cơ bản phân biệt lớp cá sụn và lớp cá xương. Nêu được vai trò của cá trong đời sống con người. Trình bày được đặc điểm chung của cá.
2. Kỹ năng: - Rèn kĩ năng quan sát để rút ra kết luận.
 - Kĩ năng làm việc theo nhóm .
3. Thái độ: - GD lòng yêu thích môn học 
II. Chuẩn bị:
1) Giáo viên:
- Bảng phụ ghi nội dung bảng (SGK tr.111).
2) Học sinh:
- Đọc trước bài. 
- Tranh ảnh về các loại cá(SGK tr.110).
III. Tiến trình lên lớp:
1) Ổn định lớp Sĩ số lớp 7a./31;
 7b.31;
2) Kiểm tra bài cũ: - Nêu các cơ quan bên trong của cá thể hiện sự thích nghi với đời sống ở nước?
3) Bài mới:
* Hoạt động 1: Sự đa dạng về thành phần loài và đa dạng về môi trường sống
- GV cho HS thảo luận:
+ Đặc điểm cơ bản nhất để phân biệt lớp cá sụn và lớp cá xương?
* Đa dạng về môi trường sống
- GV yêu cầu HS quan sát H34.1-7 SGK → hoàn thành bảng SGK tr.111
- GV tiếp tục cho HS thảo luận:
+ Đặc điểm cơ bản nhất để phân biệt lớp cá sụn và lớp cá xương?
+ Điều kiện sống ảnh hưởng tới cấu tạo ngoài của cá như thế nào?
- Mỗi HS tự thu thập thông tin → hoàn thành bài tập
- Đại diện nhóm lên điền bảng → Các nhóm khác nhận xét bổ sung
- Căn cứ bảng HS nêu đặc điểm cơ bản phân biệt 2 lớp: Là bộ xương
1) Sự đa dạng về thành phần loài và đa dạng về môi trường sống
* Đa dạng về thành phần loài
- Số lượng loài cá lớn
- Cá gồm:
+ Lớp cá sụn: Bộ xương bằng chất sụn
+ Lớp cá xương: Bộ xương bằng chất xương
* Đa dạng về môi trường sống- Điều kiện sống khác nhau đã ảnh hưởng đến cấu tạo và tập tính của cá
* Hoạt động 2: Đặc điểm chung của cá
- GV cho HS nhớ lại kiến thức bài trước thảo luận nhóm 
- Đại dịên nhóm trình bày đáp án nhóm khác bổ sung
- GV gọi 1-2 HS nhắc lại đặc điểm chung của cá.
 - HS thông qua các câu trả lời rút ra đặc điểm chung của cá.
2) Đặc điểm chung của cá
- Cá là động vật có xương sống thích nghi với đời sống hoàn toàn ở nước:
+ Bơi bằng vây hô hấp bằng mang
+ Tim 2 ngăn, 1 vòng tuần hoàn, máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi
+ Thụ tinh ngoài
+ Là động vật biến nhiệt
* Hoạt động 3: Vai trò của cá
- GV cho HS thảo luận:
+ Cá có vai trò gì trong tự nhiên và đời sống con người?
+ Mỗi vai trò lấy VD minh họa
+ Để bảo vệ và phát triển nguồn lợi cá ta cần phải làm gì?
- HS thu thập thông tin SGK và hiểu biết của bản thân trả lời 
- Một vài HS trình bày lớp bổ sung.
3) Vai trò của cá
- Cung cấp thực phẩm 
- Nguyên liệu chế biến thuốc chữa bệnh 
- Cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp
- Diệt bọ gậy, sâu bọ có hại.
4. Củng cố:
- GV yêu cầu HS nhắc lại những nội dung chính của bài bằng hệ thống câu hỏi
5. Hướng dẫn về nhà.
- Học bài theo câu hỏi và kết luận SGK
- Đọc mục em có biết.
- Chuẩn bị mỗi nhóm 1 con cá chép.
Tuần 17
Ngày giảng 7A: ...../...../2010
 7B: ...../...../2010
Tiết 34: THỰC HÀNH - MỔ CÁ
I) Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: - HS xác định được vị trí và nêu rõ vai trò một số cơ quan của cá trên mẫu mổ
2.Kỹ năng:- Rèn kĩ năng mổ tren động vật có xương sống, kĩ năng trình bày mẫu mổ
3. Thái độ: - GD ý thức nghiêm túc cẩn thận chính xác.
II) Chuẩn bị:
1) Giáo viên:- Mẫu cá chép 
 - Bộ đồ mổ khay mổ đinh ghim
 - Tranh phóng to H32.1và H32.3 SGK
 - Mô hình não cá
2) Học sinh: - Mỗi nhóm một con cá chép 
 - Khăn lau xà phòng
III) Tiến trình lên lớp:
1) Ổn định lớp ( 1 phút): Sĩ số lớp 7a./31.;
 7b./30;
2) Kiểm tra bài cũ:
3) Bài mới:
* Hoạt động 1: Tổ chức thực hành
- GV phân chia nhóm thực hành .
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của các nhóm.
- GV nêu yêu cầu của tiết thực hành( Như SGK)
* Hoạt động 2: Tiến trình thực hành
Bước 1: GV hướng dẫn quan sát và thực hiện viết tường trình
a- Cách mổ:
- GV ttrình bày kĩ thuật giải phẫu( SGK tr.106) chú ý vị trí đường cặt để nhìn rõ nội quan của cá
- Biểu diễn thao tác mổ( dựa vào H32.1 ) SGK
- Sau khi mổ cho HS quan sát vị trí tự nhiên của các nội quan chưa gỡ
b- Quan sát cấu tạo trong trên mẫu mổ:
- GV hướng dẫn HS xác định vị trí của nội quan 
- Gỡ nội quan để quan sát các cơ quan 
- Quan sát mẫu bộ não cá 
c- Hướng dẫn viết tường trình
Hướng dẫn HS cách điền vào bảng các nội quan của cá .
+ Trao đổi trong nhóm: nhận xét vị trí vai trò các cơ quan 
+ Điền ngay vào bảng kết quả quan sát của mỗi cơ quan
+ Kết quả bảng 1 đó là bảng tường trình bài thực hành
Bước 2: Thực hành của HS
- HS thực hành theo nhóm 4-6 HS 
- Mỗi nhóm cử ra: 
+ Nhóm trưởng 
+ Thư kí : Ghi chép kết quả quan sát
- Các nhóm thực hiện theo hướng dẫn của GV
+ Mổ cá
+ Quan sát cấu tạo trong: Quan sát đến đâu ghi chép đến đó
- Sau khi quan sát các nhóm trao đổi→ Nêu nhận xét vị trí và vai trò của từng cơ quan→ điền bảng SGK tr.107
Bước 3: Kiểm tra kết quả quan sát của HS
- GV quan sát việc thực hiện viết tường trình ở từng nhóm
- GV chấn chỉnh những sai sót của HS khi xác định tên và vai trò từng cơ quan .
- GV thông báo đáp án chuẩn→ các nhóm đối chiếu sửa chữa sai sót.
Bước 4: Tổng kết:
- GV nhận xét từng mẫu mổ : Mổ đúngà nội quan gỡ không bị nát , trình bày đẹp. 
- Nêu sai sót của từng nhóm cụ thể 
- Nhận xét tinh thần thái độ học tập của từng HS 
- Cho các nhóm thu dọn vệ sinh
- Kết quả bảng phải điền sẽ là kết quả tường trình. GV cho điểm một số nhóm.
4. Củng cố:
- GV đánh giá việc học của HS 
- Cho HS trình bày các nội dung đã quan sát được. 
- Cho điểm 1- 2 nhóm có kết quả. 
5. Hướng dẫn về nhà.
- Chuẩn bị ôn tập học kỳ I
Tuần 18
Ngày giảng 7A: ...../...../2010
 7B: ...../...../2010
Tiết 35: ÔN TẬP HỌC KỲ I
I) Mục tiêu bài học:
1.Kiến thức: - HS được củng cố kiến thức trong phần ĐVKXS về: Tính đa dạng của ĐVKXS. Sự thích nghi của ĐVKXS với môi trường. Ý nghĩa thực tiễn của ĐVKXS trong tự nhiên và trong đời sống con người.
2. Kỹ năng: - Rèn kĩ năng phân tích tổng hợp, kĩ năng hoạt động nhóm.
3 Thái độ : - GD ý thức yêu thích bộ môn.
II) Chuẩn bị: 1) Giáo viên: - Bảng phụ ghi nội dung bảng 1,2 
 2) Học sinh: - Ôn lại kiến thức phần ĐVKXS
III) Tiến trình lên lớp:
1) Ổn định lớp ( 1 phút)
2) Kiểm tra bài cũ: Trong giờ ôn tập.
3) Bài mới: A.Cho học sinh ôn tập theo câu hỏi:
Câu1, Em hãy lựa chọn các từ ở cột B sao cho tương ứng với câu ở cột A.
Cột A
Chọn
Cột B
1- Cơ thể chỉ là 1 TB nhưng thực hiện đủ chức năng sống của cơ thể .
2- Cơ thể đối xứng tỏa tròn, thường hình trụ hay hình dù với 2 lớp tế bào .
3- Cơ thể mềm dẹp, kéo dài hoặc phân đốt.
4- Cơ thể mềm thường không phân đốt và có vỏ đá vôi.
5- Cơ thể có vỏ đá vôi ngoài bằng kitin, có phần phụ phân đốt
1.
2.
3..
4..
5..
a- Ngành chân khớp
b- Các ngành giun 
c- Ngành ruột khoang 
d- Ngành thân mềm
e- Ngành động vật nguyên sinh
Câu 2, Nêu cấu ngoài của giun đất thích nghi với đời sống trong đất?
Câu 3, Cơ thể nhện có mấy phần? So sánh các phần của cơ thể với giáp xác? Vai trò mỗi phần của cơ thể?
Câu 4, Hô hấp ở châu chấu khác tôm như thế nào?
B. Ôn tập về tính đa dạng của ĐVKXS
- GV yêu cầu HS đọc đặc điểm của các đại diện đối chiếu hình vẽ ở bảng 1 SGK tr.99→ làm bài tập.
+ Ghi tên ngành vào chỗ trống.
+ Ghi tên đại diện vào chỗ trống dưới hình.
- Từ bảng 1 GV yêu cầu HS :
- HS dựa vào kiến thức đã học và các hình vẽ tự điền vào bảng 1:
- Ghi tên ngành của 5 nhóm động vật .
- Ghi tên các đại diện.
- một vài HS lên viết kết quả lớp nhận xét bổ sung.
- HS vận dụng kiến thức bổ sung:
+ Tên đại diện
+ Đặc điểm cấu tạo
- Các nhóm suy nghĩ thống nhất câu trả lời
1) Tính đa dạng của ĐVKXS.
* Kết luận: Động vật không xương sống đa dạng về cấu tạo, lối sống nhưng vẫn mang đặc điểm đặc trưng của mỗi ngành thích nghi với điều kiện sống.
* Hoạt động 2: Ôn tập về sự thích nghi của ĐVKXS
- GV hướng dẫn HS làm bài tập:
+ Chon ở bảng 1 mỗi hàng dọc( ngành) 1 loài.
+ Tiếp tục hoàn thành các cột 3,4,5,6
- GV gọi HS hoàn thành bài tập .
- GV lưu ý HS có thể lựa chọn các đại diện khác nhau
- HS nghiên cứu kĩ bảng 1 vận dụng kiến thức đã học hoàn thành bảng 2
- Một vài HS lên hoàn thành theo hàng ngang từng đại diện, lớp nhận xét bổ sung.
* Hoạt động 3: Ôn tập về tầm quan trọng thực tiễn của ĐVKXS
- GV yêu cầu HS đọc bảng3 → ghi tên loài vào ô trống thích hợp.
- GV gọi HS lên điền bảng 
- GV cho SH bổ sung thêm các ý nghĩa thực tiễn khác.
- GV chốt lại bằng bảng chuẩn
- HS lựa chọn tên các loài động vật ghi vào bảng 3.
- 1 HS lên điền lớp nhận xét bổ sung
- Một số HS bổ sung thêm.
Tầm quan trọng
Tên loài
- Làm thực phẩm
- Có giá trị xuất khẩu
- Được nhân nuôi
- Có giá trị chữa bệnh
- Làm hại cho cơ thể động vật 
- Làm hại thực vật 
- Làm đồ trang trí
- Tôm, cua, sò, trai, ốc, mực
- Tôm, cua, mực
- Tôm, sò, cua..
- Ong mật.
- Sán lá gan, giun đũa
- Châu chấu, ốc sên
- San hô, ốc
4. Củng cố:
Chữa và nhắc lại câu hỏi phần A
5. Hướng dẫn:
- Ôn tập toàn bộ phần động vật không xương sống.
- Chuẩn bị làm bài kiểm tra chất lượng học kỳ I theo lịch thi và đề thi của Phòng GD&ĐT.
*Đáp án câu hỏi ôn tập:
Câu 1: .(1-e; 2-c; 3-b; 4-d; 5-a)
Câu 2: Cấu tạo ngoài của giun đất thích nghi với lối sống trong đất:
- Cơ thể hình giun.
- Các đốt phần đầu có thành cơ phát triển
- Chi bên tiêu giảm nhưng vẫn giữ các vòng tơ để làm chỗ dựa khi chui rúc trong đất.
- Da trơn có chất nhày.
Câu 3:
- Cơ thể nhện gồm 2 phần: đầu- ngực và bụng.
+ Đầu- ngực: là trung tâm của vận động và dinh dưỡng
+ Bụng là trung tâm của nội quan và tuyến tơ 
- So với giáp xác nhện giống về sự phân chia cơ thể nhưng khác về số lượng các phần phụ. ở nhện phần phụ bụng tiêu giảm, phần phụ đầu ngực chỉ còn 6 đôi, có 4 đôi chân làm nhiệm vụ di chuyển
Câu 4: 
- Châu chấu hô hấp nhờ hệ thống ống khí, bắt đầu từ lỗ thở, sau đó phân nhánh thành các nhánh nhỏ và kế

File đính kèm:

  • docGA Sinh 7 nam hoc 20112012.doc