Giáo án môn Sinh học 6 - Tiết 14: Thực hành Biến dạng của rễ - Năm học 2012-2013

I/ MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

 - Phân biệt được 4 loại rễ biến dạng: rễ củ, rễ móc, rễ thở, giác hút.

 - Hiểu được đặc điểm của từng loại rễ biến dạng phù hợp với chức năng của chúng.

 - Nhận dạng được 1 số rễ biến dạng đơn giản thường gặp.

 - Giải thích được vì sao phải thu hoạch các cây có rễ củ trước khi cây ra hoa.

2. Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích mẫu, tranh.

3. Thái độ: - Có ý thức bảo vệ thực vật

II/ PHƯƠNG TIỆN DẠY VÀ HỌC

1/ Chuẩn bị của giáo viên: - Kẻ sẵn bảng “ Đặc điểm các loại rễ biến dạng ”

 - Tranh, mẫu một số loại rễ biến dạng

 2/ Chuẩn bị của học sinh: - Mỗi nhóm chuẩn bị : củ sắn, củ cà rốt, cây trầu không.

III/ TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC

1/ Ổn định lớp: 6A1

 6A2

 6A3

2/ Kiểm tra bài cũ:

- Trình bày con đường rễ cây hút nước và muối khoáng?

- Nêu điều kiện ngoại cảnh ảnh hưởng tới sự hút nước và muối khoáng?

3/ Các hoạt động dạy và học:

a/ Giới thiệu bài: Thực tế rễ không chỉ có chức năng hút nước và muối khoáng hòa tan mà ở một số cây, rễ còn có những chức năng khác nữa nên hình dạng, cấu tạo của rẽ thay đổi, làm rễ biến dạng. Có những loại rễ biến dạng nào? Chúng có chức năng gì?

b/ Phát triển bài:

Hoạt động 1: TÌM HIỂU ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO HÌNH THÁI CỦA RỄ

 

doc4 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 650 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Sinh học 6 - Tiết 14: Thực hành Biến dạng của rễ - Năm học 2012-2013, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 7	Ngày soạn: 07/10/2012
Tiết : 14	Ngày dạy: 10/10/2012
BÀI 12: THỰC HÀNH BIẾN DẠNG CỦA RỄ 
I/ MỤC TIÊU 
1. Kiến thức: 
 - Phân biệt được 4 loại rễ biến dạng: rễ củ, rễ móc, rễ thở, giác hút. 
 - Hiểu được đặc điểm của từng loại rễ biến dạng phù hợp với chức năng của chúng. 
 - Nhận dạng được 1 số rễ biến dạng đơn giản thường gặp. 
 - Giải thích được vì sao phải thu hoạch các cây có rễ củ trước khi cây ra hoa. 
2. Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích mẫu, tranh. 
3. Thái độ: - Có ý thức bảo vệ thực vật 
II/ PHƯƠNG TIỆN DẠY VÀ HỌC
1/ Chuẩn bị của giáo viên: - Kẻ sẵn bảng “ Đặc điểm các loại rễ biến dạng ”
 - Tranh, mẫu một số loại rễ biến dạng 
 2/ Chuẩn bị của học sinh: - Mỗi nhóm chuẩn bị : củ sắn, củ cà rốt, cây trầu không. 
III/ TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC 
1/ Ổn định lớp: 6A1
 6A2
 6A3
2/ Kiểm tra bài cũ:
- Trình bày con đường rễ cây hút nước và muối khoáng?
- Nêu điều kiện ngoại cảnh ảnh hưởng tới sự hút nước và muối khoáng?
3/ Các hoạt động dạy và học: 
a/ Giới thiệu bài: Thực tế rễ không chỉ có chức năng hút nước và muối khoáng hòa tan mà ở một số cây, rễ còn có những chức năng khác nữa nên hình dạng, cấu tạo của rẽ thay đổi, làm rễ biến dạng. Có những loại rễ biến dạng nào? Chúng có chức năng gì?
b/ Phát triển bài: 
Hoạt động 1: TÌM HIỂU ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO HÌNH THÁI CỦA RỄ 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
- Gv yêu cầu Hs đặt mẫu lên bàn, kiểm tra mẫu vật của HS 
+ Hãy nêu dấu hiệu nhận biết rễ biến dạng?
 - Yêu cầu hs quan sát h 12.1 
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm sắp xếp theo yêu cầu:
 + Xếp các loại rễ em cầm theo đặc điểm của các rễ theo hình SGK ? (hình dạng, màu sắc, cấu tạo của các loại rễ biến dạng)
+ Các rễ sống ở đâu ?
+ Nêu chức năng của từng loại rễ
- Riêng đối với rễ thở Gv thông báo môi trường của cây bần, cây bụt mọc 
- Gv gọi Hs báo cáo kết quả nhưng Gv không sửa sai 
- Hs đặt mẫu lên bàn 
+ Không mang lá
- Hs quan sát h 12.1 
- Hs thảo luận nhóm sắp xếp theo phần ∇
+ Hs phân chia từng đặc diểm của rễ theo 4 nhóm
+ Hs kể nơi sống của các cây đem theo 
- HS lắng nghe 
+ HS trình bày chức năng của từng loại rễ
-Hs sinh báo cáo kết quả của phần thảo luận bài làm 
 Hoạt động 2: TÌM HIỂU ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VÀ CHỨC NĂNG 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
- Gv cho Hs đọc thông tin trong SGK
- Tổ chức cho Hs hoàn thành bảng tr30
- Gv cho Hs trình bày kết quả làm được 
- Cho Hs khác bổ sung 
- Hs đọc thông tin trong SGK
- Hs thảo luận theo nhóm hoàn thành bảng tr30
- Hs lên báo cáo kết quả 
- Các nhóm khác nhận xét bổ sung
Tiểu kết: 
Tên rễ biến dạng
Tên cây
Đặc điểm của rễ biến dạng
Chức năng đối với cây
Rễ củ
Cải củ
Cà rốt
Rễ phình to
Chứa chất dự trữ cho cây ra hoa tạo quả
Rễ móc
Trầukhông 
Hồ tie
Rễ phụ mọc từ thân và cành trên mặt đất, móc vào trụ bám.
Giúp cây bám vào trụ bám để leo lên cao.
Rễ thở
Cây bần
Cây mắm
Sống trong điều kiện thiếu không khí . rễ mọc ngược lên mặt đất
Giúp cây hô hấp trong không khí
Giác mút
Tầm gửi
Rễ biến thành giác mút đâm vào thân hoặc cành của cây khác
Lấy chất dinh dưỡng từ cây chủ
IV/ CỦNG CỐ – DẶN DÒ: 
1/ Củng cố - đánh giá : - Đọc ghi nhớ sgk. Trả lời câu hỏi: 
+ Có mấy loại rễ biến dạng ? Nêu đặc điểm, chức năng của từng loại rễ biến dạng?
+ Vì sao phải thu hoạch các cây có rễ củ trước khi cây ra hoa?
2/ Nhận xét - Dặn dò: 
- Nhận xét sự chuẩn bị mẫu vật, thái độ học tập của HS
- Làm bài tập SGK / T42 ở nhà vào vở
- Nhắc nhở học sinh học bài, đọc bài 13, mang mẫu vật cây đậu, cây cà phê nhỏ
Tuần: 8	Ngày soạn: 14/10/2012
Tiết : 15	Ngày dạy: 16/10/2012
CHƯƠNG III: THÂN 
BÀI 13: CẤU TẠO NGOÀI CỦA THÂN 
I / MỤC TIÊU:
1. Kiến thức 
 - Nêu được vị trí, hình dạng, phân biệt cành, chồi ngọn với chồi nách (chồi lá, chồi hoa).
 - Phân biệt các loại thân: Thân đứng, thân leo, thân bò 
2. Kĩ năng : - Rèn luyện kĩ năng quan sát tranh mẫu, so sánh 
3. Thái độ : - Có tình yêu thiên nhiên, bảo vệ thiên nhiên 
II/ PHƯƠNG TIỆN DẠY VÀ HỌC
1/ Chuẩn bị của giáo viên: Tranh phóng to hình 13.1 -> 13.3 , mẫu vật: Ngọn bí đỏ, ngồng cải 
2/ Chuẩn bị của học sinh: Mẫu vật cành cây Hoa hồng, cành râm bụt, rau đay
III/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1/ Ổn định lớp: 6A1
6A2 6A3
2/ Kiểm tra bài cũ: Nêu chức năng của các loại rễ biến dạng?
3/ Các hoạt động dạy và học
Giới thiệu bài: Thân là cơ quan dinh dưỡng của thân, chức năng vận chuyển các chất trong cây và nâng đỡ tán lá. Vậy thân gồm những bộ phận nào? Có thể chia thân thành mấy loại?
Phát triển bài
Hoạt động 1 : CẤU TẠO NGOẠI CỦA THÂN 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
a Xác định các bộ phận ngoài của thân 
- Gv yêu cầu Hs đặt mẫu vật lên bàn
- Yêu cầu Hs thảo luận nhóm
+ Xác định vị trí của thân?
+ Hình dạng của thân?
+ Thân gồm những bộ phận nào?
+ Tìm điểm giống nhau giữa thân và cành?
+ Xác định vị trí của chồi ngọn, chồi nách
- Yêu cầu HS chỉ trên mẫu các bộ phận của thân 
b/ Cấu tạo của chồi hoa và chối lá 
 - Yêu cầu HS quan sát tranh:
+ Vẩy nhỏ là những bộ phận nào ?
+ Nêu điểm giống nhau và khác nhau giữa chồi lá và chồi hoa?
+ Chồi lá và chồi hoa sẽ phát triển thành bộ phận nào của cây
- Gv yêu cầu Hs đặt mẫu vật lên bàn 
- Thảo luận nhóm:
+ Thường nằm trên mặt đất
+ Thường có hình trụ
+ Thân gồm lá và cành (chồi )
+ Thân và cành đều gồm chồi và lá 
+ Chồi ngọn ở đầu thân, chồi nách ở nách lá
- Hs xác định các bộ phận của thân trên mẫu vật
- HS quan sát tranh
+ Mầm lá 
+ Giống: có mầm lá bao bọc. Khác: chồi lá có mô phân sinh ngọn, còn chồi hoa có mầm hoa 
+ Chồi lá sẽ phát triển thành cành mang lá, chồi hoa phát triển thành cành mang hoa
Tiểu kết:
- Vị trí của thân: thường nằm trên mặt đất, hình dạng: hình trụ 
- Thân cây gồm có : Thân chính , cành , chồi ngọn , chồi nách (chồi lá, chồi hoa)
- Chồi nách phát triển thành cành mang lá hoặc cành mang hoa hoặc hoa 
Hoạt động 2: PHÂN BIỆT CÁC LOẠI THÂN 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
 - Gv treo tranh hình 13.3 SGK 
 - Yêu cầu Hs đặt mẫu vật lên bàn. Chia các loại thân theo nhóm dựa vào các yêu cầu sau : Vị trí của thân trên mặt đất: nằm sát đất hay cao hơn vơi mặt đất. Độ cứng, mềm của cây. Sự phân cành: có cành hay không. Thân tự đứng, leo hay bám . nếu leo thì leo bằng thân quấn hay tua quấn
- Gv theo dõi các nhóm khác phân chia có giống nhóm bạn không 
+ Vì sao em lại xếp các cây như vậy ?
+ Dựa vào sự phân chia trên , Em có thể cho biết có thể chia thân thành mấy loại ?
+ Nêu đặc điểm của từng loại thân ? 
- Yêu cầu học sinh làm thảo luận nhóm nhỏ hoàn thành bảng sgk
- Hs quan sát hình 13.3 
- Hs đặt mẫu vật lên bàn và quan sát 
 - Hs tự chia các loại thân theo gợi ý của GV 
- Hs báo cáo kết quả xắp xếp các loại thân 
+ Dựa vào các đặc điểm cấu tạo 
+ Thân đứng: Thân gỗ, Thân trụ, Thân cột. Thân leo: có khả năng leo lên dựïa vàcây 
 Thân bò: bò lan dưới mặt đất 
- Học sinh thảo luận và báo cáo kết quả
Tiểu kết: Dựa vào cách mọc của thân phân chia thân thành 3 loại : 
 - Thân đứng gồm: Thân gỗ, Thân trụ, Thân cột. Đặc điểm: cứng, cao hoặc yếu, mềm, có cành hoặc không cành. VD: dừa, thông, đa
 - Thân leo: Đặc điểm: leo bằng thân quấn hoặc tua quấn. VD: mồng tơi, mướp, bí xanh 
 - Thân bò: Đặc điểm: mềm, yếu, bò lan sát đất. VD: rau má, bí đỏ 
IV/ CỦNG CỐ – DẶN DÒ 
1/ Củng cố - đánh giá: - HS Đọc phần ghi nhớ. Trả lời CH SGK
2/ Nhận xét - Dặn dò: - Làm các bài tập cuối bài 
 - Làm trước các thí nghiệm trong SGK bài 14/ T46 và ghi lại kết quả 

File đính kèm:

  • doctiet 14 15 2012 2013.doc