Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Tuần 5 - Trường THCS Hoàng Văn Thụ

 A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

 1. Kiến thức:

 - Những hiểu biết chung về nhóm tác giả thuộc Ngôn gia văn phái, về phong trao Tây Sơn và người anh hùng dân tộc Quang Trung - Nguyễn Huệ.

 - Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm viết theo thể loại tiểu thuyết chương hồi.

 - Một trang sử oanh liệt của dân tộc ta: Quang Trung đại phá 20 vạn quân Thanh, đánh đuổi giặc xâm lược ra khỏi bờ cõi.

 2. Kĩ năng:

 - Quan sát các sự việc được kể trong đoạn trích trên bản đồ.

 - Cảm nhận sức trỗi dạy kì diệu của tinh thần dân tộc, cảm quan hiện thực nhạy biến, cảm hứng yêu nước của tác giả trước những sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc.

 - Liên hệ những nhân vật, sự kiện trong đoạn trích với những văn ban liên quan.

B. PHƯƠNG PHÁP:

Nêu vấn đề, bình giảng, gợi mở, thảo luận nhóm.

C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

 1. Ổn định tổ chức:

 2. Kiểm tra bài cũ: ( 3 phút)

 Tóm tắt “Chuyện người con gái Nam Xương”, nêu ý nghĩa của văn bản?

 3. Bài mới:

Hoạt động 1: Giới thiệu bài

Với bối cảnh lịch sử đầy biến động ở nước ta trong khoảng 3 thập kỉ cuối TK 18 - đầu TK 19, khởi đầu là sự sa đoạ thối nát của các tập đoàn phong kiến, các ông vua thời Lê-Mạc bất lực, vua Lê Hiển Tông chắp tay rũ áo, phủ chúa Trịnh Sâm ăn chơi xa hoa hoang dâm vô độ gây nên loạn, sự tranh giành quyền lực giữa các phe phái phong kiến xảy ra.Cuộc nổi dậy của phong trào Tây Sơn là một tất yếu trong lịch sử.

 

doc15 trang | Chia sẻ: minhanh03 | Lượt xem: 971 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Tuần 5 - Trường THCS Hoàng Văn Thụ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 miêu tả trận đánh ? Tác dụng?Kết quả trận đánh ntn?
- HS nhận xét : miêu tả, trần thuật chân thực có màu sắc sử thi.
GV? Đọc những câu văn miêu tả cảnh vua Quang Trung ra trận? 
– Hs phát hiện và đọc.
GV? Tác giả chủ yếu dùng kiểu câu nào?
– Hstl: dùng câu kể
GV? Nhận xét về h/ảnh của Quang Trung ra trận?
GV bình thêm về hình tượng người anh hùng trong chiến trận
-Hstl: Oai phong, lẫm liệt trong chiến trận.
GV? Qua toàn bộ đoạn trích em cảm nhận được điều gì về người anh hùng Nguyễn Huệ ?
- Hstl: Tính cách mạnh mẽ, quả cảm, trí tuệ sáng suốt, nhạy bén, tài dụng binh như thần; là nơi tổ chức và linh hồn của chiến công vĩ đại.
GV? Tại sao tác giả vốn trung thành với nhà Lê lại có thể viết thực và hay như thế về Nguyễn Huệ?
* Thảo luận
-Hstl: Quan điểm phản ánh hiện thực của các tác giả là tôn trọng sự thực lịch sử và ý thức dân tộc.
 GV? Em hiểu gì về nhân vật Tôn Sĩ Nghị?
* Trình bày suy nghĩ
-> kéo quân sang An Nam là nhằm lợi ích riêng, lại không muốn tốn nhiều xương máu. Ngoài ra hắn còn kiêu căng, tự mãn, chủ quan khinh địch.
GV? Sự thảm bại của quân tướng nhà Thanh được tác giả miêu tả như thế nào?
 - Hs phát hiện
 + Tôn Sĩ Nghị sợ mất mật, ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặc áo giápchuồn trước qua cầu phao.
 + Quânai nấy đều rụng rời, sợ hãi, xin hàng, bỏ chạy toán loạn, giày xéo lên nhau mà chết...bỏ chạy, tranh nhau qua cầu rơi xuống sôngchết
 2. Bọn cướp nước và lũ bán nước: 
 a. Quân tướng nhà Thanh:
 Hình ảnh bọn giặc xâm lược kiêu căng, tự mãn, chủ quan, khinh địch và sự thảm bại của quân tướng Tôn Sĩ Nghị khi tháo chạy về nước.
GV? Số phận của chúng ntn? 
- Hstl: Thất bại thảm hại do; chủ quan; chiến tranh phi nghĩa; Đội quân Tây Sơn mạnh.
GV? Sự thua chạy của chúng gợi ta nhớ đến nhứng chiến thắng nào trong ls?
-Hstl: Lê Lợi chống quân Minh.
GV chuyển ý:
 b. Sự thảm hại của vua tôi nhà Lê:
GV? Em hiểu gì về Lê Chiêu Thống?
-Hstl: Tên vua “cõng rắn cắn gà nhà”
GV? Số phận thảm bại của vua tôi nhà Lê được miêu tả như thế nào?
* Hs phát hiện: 
- Chiêu Thống vội cùng bọn thân tín “ đưa Thái hậu ra ngoài”, chạy bán sống bán chết, cướp thuyền dân,mấy ngày không ăn.
- Đuổi kịp Tôn Sĩ Nghị, vua tôi nhìn nhau than thở, oán giận chảy nước mắt.
 => Chịu sỉ nhục, đê hèn.
GV? Ngòi bút của tác giả khi miêu tả hai cuộc tháo chạy có gì khác biệt? Hãy giải thích vì sao có sự khác biệt đó ?
* Hs thảo luận: - Cuộc tháo chạy của quân tướng nhà Thanh được miêu tả khách quan trong đó ẩn chứa sự hả hê, sung sướng của người thắng trận. 
- Miêu tả cuộc tháo chạy của vua tôi nhà Lê mang cảm hứng chủ quan, ngậm ngùi, mủi lòng trước sự sụp đổ của vương triều mà họ từng thờ phụng.
 Hình ảnh vua quan Lê Chiêu Thống đớn hèn, nhục nhã, số phận gắn chặt với bọn giặc xâm lược.
 Hình ảnh vua quan Lê Chiêu Thống đớn hèn, nhục nhã, số phận gắn chặt với bọn giặc xâm lược.
Hoạt động 4: Tổng kết
III/ Tổng kết:
GV? Đoạn trích đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào? Tác dụng?
-Hstl: - Trình tự kể theo diễn biến các sự kiện lịch sử.
- Khắc hoạ nhân vật lịch sử ( người anh hùng Nguyễn Huệ, hình ảnh bọn giặc xâm lược, hình ảnh vua tôi Lê Chiêu Thống ) với ngôn ngữ kể, tả chân thật, sinh động.
- Có giọng điệu trần thuật linh hoạt (thể hiện thái độ cúa các tác giả với vương triều nhà Lê, với chiến thắng của dân tộc và bọn giặc cướp nước).
1. Nghệ thuật: 
- Trình tự kể theo diễn biến các sự kiện lịch sử.
- Khắc hoạ nhân vật lịch sử với ngôn ngữ kể, tả chân thật, sinh động.
- Có giọng điệu trần thuật linh hoạt. 
GV? Hồi thứ 14 của “HLNTC” mang lại cho em những hiểu biết gì ?
-Hstl:
2. Ý nghĩa văn bản:
Văn bản ghi lại hiện thực lịch sử hào hùng của dân tộc ta và hình ảnh người anh hùng Nguyễn Huệ trong chiến thắng mùa xuân năm Kỉ Dậu ( 1789 ).
Bài tập
Tóm tắt những ý chính trong lời phủ dụ của vua Quang trung trước binh lính và giải thích vì sao lời dụ ấy có sức thuyết phục rất lớn.
Liên hệ tới một số tác phẩm văn học trung đại.
Hoạt động 5: Hướng dẫn tự học 
a. Bài vừa học:
	- Nắm được diễn biến các sự kiện lịch sử trong đoạn trích
	- Cảm nhận và phân tích được một ssó chi tiết nghệ thuật dặc sắc trong đoạn trích.
	- Hiểu và dùng được một số từ Hán Việt thông dụng được sử dụng trong văn bản.	
b. Bài sắp học: Sự phát triển của từ vựng/ sgk/ 55.
	- Sự biến đổi và phát triển nghĩa của từ vựng/ sgk/ 55.
	- Đọc lại bài thơ: “ vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” (Ngữ văn 8, tập 1).
	- Chuẩn bị trước phần luyện tập/ sgk/ 56.
****************************************
***************************
Tuần: 05
Tiết: 23
TV: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỪ VỰNG 
 Soạn: 22/09/2014
Dạy: 24/09/2014
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức: 
 - Sự biến đổi và phát triển nghĩa của từ ngữ.
 - Hai phương thức phát triển nghĩa của từ ngữ.
2. Kĩ năng:
 - Nhận biết ý nghĩa của từ ngữ trong các cụm từ và trong văn bản.
 - Phân biệt các phương thức tạo nghĩa mới của từ ngữ với các phép tu từ ẩn dụ, hoán dụ.
	 Nêu vấn đề, kĩ thuật động não, phân tích cắt nghĩa, thảo luận nhóm.
B. PHƯƠNG PHÁP: Vấn đáp giải thích, minh hoạ; phân tích cắt nghĩa, thảo luận nhóm, thuyết trình
C.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
 1. Ổn định tổ chức:
 2. Kiểm tra bài cũ (3 phút)
 ? Thế nào là cách dẫn trực tiếp, gián tiếp? Cho ví dụ?
 3. Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới.
 * Giới thiệu bài: Hầu hết các từ ngữ khi mới hình thành chỉ có một nghĩa. Qua quá trình phát triển vạn vật sinh sôi nên từ một từ có thể biểu hiện nhiều hiện tượng sự việc khác nhau. Khi nghĩa mới hình thành mà nghĩa cũ không mất đi thì kết cấu nghĩa của từ ngữ trở nên phong phú hơn, phức tạp hơn -> vậy sự phát triển nghĩa của từ có những cách nào? Chúng ta sẽ học trong tiết này.
HĐ của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 2: Sự biến đổi và phát triển nghĩa của từ vựng
I. Sự biến đổi và phát triển nghĩa của từ vựng:
Gv y/c Hs nhớ lại kiến thức lớp 8 (Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác của Phan Bội Châu).
GV? Từ “kinh tế” trong bài thơ “Cảm ...” có nghĩa ntn ?
- Hstl: Kinh tế: Nói tắt của “kinh bang tế thế” nghĩa là trị nước cứu đời (còn có cách nói ¹ là kinh thế tế dân nghĩa là trị đời cứu dân). Cả câu thơ ý nói tác giả ôm ấp hoài bão trông coi việc nước, cứu giúp người đời.
 1. Ví dụ: Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác
 Vẫn là hào kiệt, vẫn phong lưu,
 Chạy mỏi chân thì hãy ở tù.
 Đã khách không nhà trong bốn biển,
 Lại người có tội giữa năm châu.
 Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế,
 Mở miệng cười tan cuộc oán thù.
 Thân ấy vẫn còn, còn sự nghiệp,
 Bao nhiêu nguy hiểm sợ gì đâu.
 (Phan Bội Châu)
GV? Ngày nay, chúng ta có hiểu từ này theo nghĩa như cụ PBC đã dùng hay không? 
- Hstl: Ngày nay ta không còn dùng từ kinh tế theo nghĩa như vậy mà theo nghĩa: Chỉ toàn bộ h/đ của con l trong LĐSX, trao đổi, phân phối & sử dụng của cải, vật chất làm ra.
GV? Qua đó em có nhận xét gì về nghĩa của từ ?
- Hstl: Nghĩa của từ không phải bất biến. Nó có thể thay đổi theo thời gian. Có những nghĩa cũ bị mất đi & có những nghĩa mới được hình thành.
Gọi Hs đọc kĩ các câu thơ trong mục I.2/ (55)
Hs đọc
? Giải nghĩa nghĩa của từ “xuân” ở trường hợp (1)? Trường hợp (2) ?
- Hstl: + Xuân (1): Chỉ mùa chuyển tiếp đông sang hạ, thời tiết ấm dần lên thường được coi là mở đầu của năm ® Nghĩa gốc.
 + Xuân (2): Thuộc về tuổi trẻ ® Nghĩa chuyển.
GV? Từ “xuân” (2) được chuyển theo phương thức nào ?
- Hstl: Nghĩa chuyển (theo phương thức ẩn dụ).
? Giải nghĩa của từ “tay”(1) ? “tay” (2) ?
 - Hstl: + Tay (1): Chỉ bộ phận phía trên của cơ thể, từ vai đến ngón, dùng để cầm nắm ® Nghĩa gốc.
 + Tay (2): Người chuyên hoạt động hay giỏi về một môn, một nghề nào đó ® nghĩa chuyển.
GV? Nghĩa nào là nghĩa gốc, nghĩa nào là nghĩa chuyển ?
- Hstl: Tay (2) nghĩa chuyển (theo phương thức hoán dụ).
GV? Hai hiện tượng trên (mục I.1,2)có gì khác với các phép tu từ đã học?
-Hstl: Điểm khác nhau: hai hiện tượng trên có thêm nghĩa chuyển và được giải thích trong từ điển ẩn dụ, hoán dụ từ vựng.
Gv bổ sung: biện pháp tu từ ẩn dụ, hoán dụ chỉ làm xuất hiện nghĩa lâm thời (ẩn dụ, hoán dụ tu từ).
 2. Kết luận:
 - Từ vựng không ngừng được bổ sung, phát triển.
 - Một trong những cách phát triển từ vựng tiếng Việt là biến đổi và phát triển của từ ngữ trên cơ sở nghĩa gốc của chúng.
 - Có hai phương thức chủ yếu biến đổi và phát triển của từ ngữ: phương thức ẩn dụ và phương thức hoán dụ.
GV? Trên cơ sở nào để từ ngữ có thể phát triển thêm nghĩa ?
- Hstl: Trên cơ sở nghĩa gốc, đóng vai trò q.trọng để từ vựng có thể p.triển nhiều nghĩa.
GV? Em hiểu thế nào về sự biến đổi và phát triển nghĩa của từ?
* Gv củng cố hệ thống kiến thức Þ Ghi nhớ (56)
Hoạt động 3: Luyện tập
II. Luyện tập:
Gọi Hs đọc y/c BT1 + Chia nhóm: 4 nhóm: Mỗi nhóm thảo luận 1 phần của BT.
Bài tập 1/ sgk/ 56
X.định nghĩa của từ “chân”:
a) “chân”: Được dùng với nghĩa gốc.
b) “chân”: Nghĩa chuyển (hoán dụ)
c) “chân”: Nghĩa chuyển (ẩn dụ)
* Gọi Hs đọc BT 2.
GV? Nghĩa của từ “trà” trong: Trà atisô. Trà hà thủ ô, trà sâm, trà linh chi, trà tâm sen, trà khổ qua, có mang nghĩa như từ “trà” đã giải thích ?
Bài tập: 2/ sgk/ 57
- Trà: Búp hoặc lá cây chè đã sao, đã chế biến để pha nước uống ® nghĩa gốc.
- Trà Atisô, trà hà thủ ô, ... ® nghĩa chuyển chỉ sản phẩm từ thực vật được chế biến thành dạng khô dùng để pha nước uống.
* Gọi Hs đọc BT 3.
GV? Hãy nêu nghĩa chuyển của các từ: Đồng hồ điện, đồng hồ nước, Đồng hồ xăng...?
Bài tập: 3/ sgk/ 57
- Đồng hồ: Dụng cụ đo giờ, phút 1 cách chính xác
- Đồng hồ điện, đồng hồ nước, xăng ... : Từ “đồng hồ” được dùng với nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ, chỉ những khí cụ dùng để đo có bề ngoài giống đồng hồ.
* Gọi hs đọc yêu cầu của bt.4:
Từng nhóm Hs tr/bày ng.gốc & ng.chuyển:
c/ Sốt
Nghĩa gốc: tăng nhiệt độ cơ thể lên quá mức bình thường do bị bệnh. 
VD: Cô ấy bị sốt đến 40 độ
Nghĩa chuyển: ở trạng thái tăng đột ngột về nhu cầu, khiến hàng trở nên khan hiếm, giá tăng nhanh. VD: Cơn sốt đất, cơn sốt vàng, ...
Bài tập 4: sgk/ 57
a/ Hội chứng:
Nghĩa gốc: Tập hợp nhiều triệu chứng cùng xuất hiện của bệnh.
Nghĩa chuyển: Tập hợp nhiều hiện tượng,

File đính kèm:

  • docGIAO AN VAN 9 3 COT TUAN 5.doc
Giáo án liên quan