Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Tuần 3 - Trường THCS Hoàng Văn Thụ

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:

 - Thực trạng cuộc sống trẻ em hiện nay, những thách thức, cơ hội và nhiệm vụ của c/ ta.

 - Những thể hiện của quan điểm về vấn đề quyền sống, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em ở Việt Nam

2. Kĩ năng:

 - Nâng cao một bước kĩ năng đọc - hiểu một văn bản nhật dụng.

 - Học tập phương pháp tìm hiểu, phân tích trong tạo lập văn bản nhật dụng.

 - Tìm hiểu và biết được quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về vấn đề được nêu trong VB

B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ:

* Thầy: - Đọc kĩ những lưu ý sgv

 - Tích hợp với các thực tế về chủ trương,chính sách của Đảng, nhà nước ta dành cho thiếu niên nhi đồng

 - Sưu tầm toàn văn bản

 * Trò: Đọc kĩ toàn đoạn trích.

C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

 1. Ổn định tổ chức:

 2. Kiểm tra bài cũ: ( 5. phút)

 - Mỗi người chúng ta cần làm gì để góp phần vào công cuộc đấu tranh vì một thế giới

 hoà bình?

 - Em có suy nghĩ gì về đề nghị của tác giả?

 

doc12 trang | Chia sẻ: minhanh03 | Lượt xem: 1065 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Tuần 3 - Trường THCS Hoàng Văn Thụ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 cháu thiếu nhi; Sự nhận thức và tham giacuar các tổ chức xã hội và phong trào chăm sóc, bảo vệ trẻ em; Ý thức của toàn dân về vấn đề này.
Đảng và Nhà nước đã có pháp lệnh quy định về quyền trẻ em: UBBV và chăm sóc trẻ em, sự nhận thức và tham gia tích cực của nhiều tổ chức xã hội vào phong trào chăm sóc trẻ ,quan tâm đúng mức về trẻ :VD trong lĩnh vực GD lập nhiều trường dành cho trẻ khuyết tật, bệnh viện nhi, hệ thống các trường mầm non, nhà hát, công viên, NXB truyện sách thiếu nhi...
? Em có đánh giá gì về những cơ hội trên?
- Hstl:
Tất cả tạo điều kiện thuận lợi trong việc chăm sóc, bảo vệ và phát triển của trẻ em. 
Gv gọi hs đọc phần nhiệm vụ.
? Nêu những nhiệm vụ cấp thiết của cộng đồng quốc tế, của từng quốc gia đối với sự sống còn của trẻ em ?
- Hs đọc.
- Hstl: - Tăng cường sức khoẻ và chế độ dinh dưỡng của trẻ em.
- Quan tâm chăm sóc trẻ em bị bệnh tật, có hoàn cảnh khó khăn.
- Đối xử bình đẳng với trẻ em.
- Xoá mù chữ cho trẻ em (PCTHCS) 
- Gia đình là nền tảng để trẻ em lớn khôn và phát triển 
- Khuyến khích trẻ tham gia sinh hoạt văn hoá xã hội.
- Cần cấp bách khôi phục kt.
-Các nước cần phối hợp thực hiện.
4/ Nhiệm vụ:
? Em có nhận xét gì về những nhiệm vụ mà bản tuyên bố đưa ra ?Dựa trên cơ sở nào?N/V nào là quan trọng nhất?
- Hstl: - Nhận xét : Dựa trên tình trạng thực tế của trẻ em TG hiện nay,những thuận lợi đối với n/v bảo vệ chăm sóc trẻ
àCác nhiệm vụ đưa ra cụ thể, toàn diện, dựa trên tình hình thực tế -> Chỉ ra nhiệm vụ cấp thiết của cộng đồng quốc tế.
 Bản tuyên bố đã đề ra nhiệm vụ toàn diện, cụ thể, cấp thiết của cộng đồng quốc tế và từng quốc gia chăm lo cho sự phát triển của trẻ em.
? Để thực hiện được những nhiệm vụ đó cần có những cách thức thực hiện ntn?
- Hstl: Các nước cần đảm bảo tăng trưởng kinh tế, cần những nỗ lực phối hợp...
? Nhận xét về cách trình bày lời văn, ý văn của phần nhiệm vụ của văn bản?
- Hstl: ý và lời văn rõ ràng, dứt khoát.
Hoạt động 4: Tổng kết
Mục tiêu: HS khái quát giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm.
Phương pháp: Tổng kết, khái quát.
Thời gian: 10 phút.
III/ Tổng kết:
? Em có nhận xét gì về hình thức văn bản?
Hình thức: 
- Gồm 17 mục, được chia làm 4 phần, cách trình bày rõ ràng, hợp lí. Mối liên kết lô-gíc giữa các phần làm cho văn bản có kết cấu chặt chẽ.
- Sử dụng phương pháp nêu số liệu, phân tích khoa học.
? Hãy nêu khái quát nội dung của văn bản? 
Ý nghĩa văn bản:
Văn bản nêu lên nhận thức đúng đắn và hành động phải làm vì quyền sống, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em.
Bài tập: Dựa vào những cảm nhận của mình của nội dung của bản tuyên bố được trích học, em hãy viết một bức thư gửi các bạn ở một đất nước đang có chiến tranh hoặc đói nghèo để giới thiệu với các bạn về niềm hạnh phúc của mình cũng như bày tỏ sự chia sẻ , động viên đối với các bạn.
Hoạt động 5: Hướng dẫn tự học 
Mục tiêu: HS khái quát và khắc sâu kiến thức vừa được học.
Phương pháp: Vấn đáp tái hiện, thuyết trình.
Thời gian: 5 phút.
a. Bài vừa học:
	- Tìm hiểu thực tế công việc chăm sóc, bảo vệ trẻ em ở địa phương.
	- Sưu tầm một số trang ảnh, bài viết về cuộc sống của tre em, những quan tâm của các cá nhân, các đoàn thể, các cấp chính quyền, các tổ chức quốc tế đối với trẻ em.	
b. Bài sắp học:
	 CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI/ SGK/ 36.
- Đọc mẫu chuyện “chào hỏi” để thấy được mối quan hệ giữa phương châm hội thoại với tình huống giao tiếp.
	- Có những trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại này nhưng lại tôn trọng phương châm hội thoại khác.
*********************************************
*********************************
Tuần: 03
Tiết : 13
TV: CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI (tiếp theo)
Soạn: 09/09/2014
Dạy: 11/09/2014
A.	MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
 - Mối quan hệ giữa phương châm hội thoại với tình huống giao tiếp.
 - Những trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại.
2. Kĩ năng:
 - Lựa chọn đúng phương châm hội thoại trong quá trình giao tiếp.
 - Hiểu đúng nguyên nhân của việc không tuân thủ các phương châm hội thoại.
 3. Giáo dục : Giáo dục ý thức tham gia hội thoại.
B.	CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
 1. Ổn định tổ chức:
 2. Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút) Thế nào là phương châm quan hệ, phương châm cách thức, phương châm lịch sự? Cho ví dụ.
Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới.
Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho HS.
Phương pháp: Thuyết trình.
Thời gian: 5 phút.
Truyện cười: NÓI CÓ ĐẦU CÓ ĐUÔI
	Một phú ông nọ có 1 anh đầy tớ tính rất bộp chộp, thấy gì nói nấy, gặp đâu nói đấy, chẳng có đầu có đuôi gì cả. Phú ông mới gọi anh đầy tớ đến mà dạy rằng:
Mày ăn nói chẳng có đầu có đuôi gì cả, người ta cười cho. Từ nay, muốn nói cái gì thì mày phải suy nghĩ cho kĩ xem cái đấy bắt đầu như thế nào rồi hãy nói nghe không?
	Anh đầy tớ vâng dạ.
	Một hôm phú ông mặc quần áo sắp sửa đi chơi, đang ngồi hút thuốc thì thấy anh đầy tớ đứng chắp tay trịnh trọng nói:
Thưa ông, con tằm nó nhả ra tơ. Người ta mang tơ đi bán cho người Tàu. Người Tàu đem dệt thành the rồi bán sang cho ta. Ông đi mua the về may thành áo. Hôm nay ông mặc áo, ông hút thuốc. Tàn thuốc nó rơi vào áo ông và áo ông đang cháy.
	Phú ông giật mình nhìn xuống áo thì áo đã cháy to bằng bàn tay rồi.
Câu hỏi: Thành ngữ “nói có đầu có đuôi” l/quan đến p/châm hội thoại nào? P/châm đó có được người đầy tớ tuân thủ không? 
-P/châm cách thức đc người đầy tớ tuân thủ 1 cách quá mức nên hậu quả là phú ông bị cháy mất áo.
- Do đó các p/châm hội thoại chỉ có hiệu lực khi chúng phù hợp với tình huống giao tiếp. Nếu không, hiệu quả giao tiếp khó đạt đc. 
-> Đó chính là nội dung của bài học hôm nay.
HĐ của GV
HĐ của HS
Nội dung
Hoạt động 2: Quan hệ giữa phương châm hội thoại với tình huống giao tiếp.
Mục tiêu: HS nắm được quan hệ giữa phương châm hội thoại với tình huống giao tiếp.
Phương pháp: Vấn đáp giải thích, minh hoạ; phân tích cắt nghĩa, thảo luận nhóm.
Thời gian: 10 phút.
I- Quan hệ giữa phương châm hội thoại với tình huống giao tiếp:
- Gv gọi hs đọc mẫu chuyện “CHÀO HỎI” trong sgk/36.
- Hs đọc mẫu chuyện
 1. Ví dụ:
? Câu hỏi của nhân vật chàng rễ có tuân thủ đúng phương châm lịch sự không? Tại sao?
- Hstl: Câu hỏi có tuân thủ phương châm lịch sự vì nó thể hiện sự quan tâm đến người khác.
? Câu hỏi ấy có sử dụng đúng chỗ, đúng lúc không? Vì sao?
Gv: Lời thăm hỏi này phù hợp với lời thăm hỏi ở trong nhà hay đang đứng nói chuyện. Khi đang làm việc nguy hiểm cần tập trung thì lời nói trên là không phù hợp.
- Hstl: sử dụng không đúng chỗ, đúng lúc vì người được hỏi đang ở trên cành cây cao nên phải vất vả trèo xuống để trả lời.
? Từ câu chuyện trên em rút ra được bài học gì khi giao tiếp?
- Hstl: Khi giao tiếp, không những phải tuân thủ các phương châm hội thoại, mà còn phải năm được các đặc điểm của tình huống giao tiếp như: Nói với ai? Nói khi nào? Nói ở đâu? Nói nhằm mục đích gì?
 2. Kết luận:
 Vận dụng các phương châm hội thoại cần phù hợp với đặc điểm của tình huống giao tiếp.
Hoạt động 3: Những trường hợp không tuân thủ phương châm cách thức
Mục tiêu: HS nắm được những trường hợp không tuân thủ phương châm cách thức
Phương pháp: Vấn đáp giải thích, minh hoạ; phân tích cắt nghĩa, thảo luận nhóm.
Thời gian: 10 phút.
II- Những trường hợp không tuân thủ phương châm cách thức:
? Em hãy cho biết các phương châm hội thoại đã học?
- Hstl: PC về lượng, PC về chất, PC quan hệ, PC cách thức, PC lịch sự.
 Gv hướng dẫn hs điểm lại các vd đã phân tích trong các tiết học trước.
? Vậy những tình huống nào phương châm hội thoại không được tuân thủ?
- Hs tự đọc lại vd ở các tiết 3/sgk/ 08 -> 10 và tiết 8: sgk/ 1 ->22.
- Hstl: Chỉ có 2 t/huống trong phần học về phương châm lịch sự là tuân thủ phương châm hội thoại, các tình huống còn lại không tuân thủ.
1. Ví dụ:
Gv gọi hs đọc đoạn đối thoại ở mục 2/ sgk/ 37.
? Câu trả lời của Ba có đáp ứng được yêu cầu của An không?
- Hs đọc đoạn đối thoại.
- Hstl: Không đáp ứng được yêu cầu của An.
? Trong tình huống này phương châm hội thoại nào không được tuân thủ?
- Hstl: Phương châm về lượng không được tuân thủ (vì không cung cấp đủ thông tin như An mong muốn).
? Vì sao Ba không tuân thủ phương châm hội thoại đã nêu? 
- Hstl: Vì Ba không biết chiếc máy bay đầu tiên được chế tạo vào năm nào. Để tuân thủ phương châm về chất người nói buộc phải nói một cách chung chung như vậy.
GV gợi dẫn: Giả sử có một người mắc bệnh ung thư đã đến giai đoạn cuối (có thể sắp chết) thì sau khi khám bệnh, bác sĩ có nên nói sự thật cho người ấy biết hay không? Tại sao?
- Hstl: Không nên nói sự thật vì có thể khiến cho bệnh nhân hoảng sợ, tuyệt vọng.
? Khi bác sĩ nói tránh đi để bệnh nhân yên tâm thì bác sĩ đã không tuân thủ phương châm hội thoại nào?
- Hstl: Không tuân thủ phương châm về chất (nói điều mà mình tin là không đúng)
? Việc “nói dối” của bác sĩ có chấp nhận được không?
-Hstl: có thể chấp nhận được vì nó có lợi cho bệnh nhân, giúp b/nhân lạc quan trong c/sống.
? Em hãy nêu một số tình huống khác mà phương châm đó cũng không được tuân thủ?
-Hstl: + Người chiến sĩ không may sa vào tay giặc, không thể khai báo hết sự thật về đơn vị mình; + Khi nhận xét về hình thức hay tuổi tác của người đối thoại...
? Khi nói “Tiền bạc chỉ là tiền bạc”thì có phải người nói không tuân thủ phương châm về lượng không?
Gv bổ sung: Hàm ý câu này có nội dung: tiền bạc chỉ là phương tiện để sông chứ không phải là mục đích cuối cùng của con người. Câu này có ý răn dạy người ta không nên chạy theo tiền bạc mà quên đi nhiều thứ khác quan trọng hơn...
- Hstl:+Nếu xét nghĩa tường minh thì câu nói này không tuân thủ p/châm về lượng vì nó dường như không cho người nghe thêm một thông tin nào.
+ Nếu xét nghĩa hàm ẩn (nghĩa được hiểu bằng vốn sống, quan hệ, ...)thì cách nói này vẫn tuân thủ p/châm về lượng.
- Một số cách nói tương tự: Chiến tranh là chiến tranh; nó vẫn là nó; cóc nhái vẫn là cóc nhái; Em là em, anh vẫn cứ là anh (Xuân Diệu)
 2. Kết luận:
 * Việc không tuân thủ phương châm hội thoại có thể bắt nguồn từ những nguyên nhân sau:
 - Người nói vô ý, vụng về, thiếu văn hóa giao tiếp.
 - Người

File đính kèm:

  • docGIAO AN VAN 9 3 COT TUAN 3.doc
Giáo án liên quan