Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Tuần 26

A-Mục tiêu: Giúp học sinh :

 Hiểu được những cảm nhận tinh tế của nhà thơ về sự biến đổi của đất trời từ cuối hạ sang đầu thu.

- Kiến thức: Vẻ đẹp của thiên nhiên trong khoảnh khắc giao mùa và những suy nghĩ mang tính triết lý của tác giả.

- Kĩ năng: + Đọc – hiểu một văn bản thơ trữ tình hiện đại.

+ Thể hiện những suy nghĩ, cảm nhận về một hình ảnh thơ, một khổ thơ, một tác phẩm thơ.

+ Thái độ: Giáo dục hs lòng yêu thiên nhiên, yêu văn học.

B. Chuẩn bị:

- GV: G/án; Tài liệu liên quan.

- HS: Học và chuẩn bị bài ở nhà.

C. Kiểm tra bài cũ:

I. Tổ chức(1p)

II. Kiểm tra. (5p) - Đọc thuộc lòng và diễn cảm bài thơ “Viếng lăng Bác”, phân tích những hình ảnh: Hàng tre, mặt trời, vầng trăng, tràng hoa, trời xanh trong bài thơ.

D. Bài mới:

1. Đặt vấn đề.(1p) Hữu Thỉnh là nhà thơ viết nhiều, viết hay về mùa thu. Nhiều vần thơ thu của ông mang cảm xúc bâng khuâng, vấn vương trước đất trời trong trẻo đang chuyển biến nhẹ nhàng. Bài thơ “Sang thu” là một ví dụ.

 

doc13 trang | Chia sẻ: minhanh03 | Lượt xem: 900 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Tuần 26, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. Tác giả, tác phẩm.(Sgk)
2. Đọc, giải thích từ khó.
- GV đọc mẫu -> HS đọc
? Bài thơ viết theo thể loại gì?
? Tìm bố cục của văn bản, nêu nội dung chính của từng phần ?
? Nhận xét về bố cục của bài thơ
3. Thể loại.
- Thể thơ tự do.
4. Bố cục.
(1): Từ đầu -> “đẹp nhất trên đời”
(2) Còn lại
-> Bố cục lô gic, chặt chẽ
* Hoạt động 2.(20p)
II- Phân tích.
- 1 HS đọc diễn cảm đoạn 1.
1- Đoạn 1
? ở 4 câu thơ đầu, tác giả cho chúng ta biết được điều gì?
? Nhận xét gì về các hình ảnh, các diễn đạt ở 4 câu thơ trên?
? T/d của các hình ảnh và cách diễn đạt đó?
 Tả,kể đứa trẻ lẫm chẫm tập đi, tập nói lớn lên từng ngày trong tình yêu thương, trong sự nâng đón và mong chờ của cha mẹ.
- Với các hình ảnh cụ thể, cách diễn đạt dường như vô lý song lại tạo ra sự độc đáo, đặc sắc trong tư duy và cách diễn đạt người miền núi.
-> Tạo không khí gia đình đầm ấm, quấn quýt.
? Ngoài 4 câu thơ trên, còn có câu thơ nào cũng nói về cuộc sống gia đình hạnh phúc, đầm ấm.
H. Tìm, trả lời.
-> Cha mẹ mãi thương yêu nhau => Cuộc sống gia đình thật hạnh phúc.
? Con được lớn trong tình yêu thương sự nâng đỡ của cha mẹ, bên cạnh đó con còn được lớn, trưởng thành từ đâu nữa.
- Con dần không lớn, trưởng thành trong cuộc sống lao động, trong thiên nhiên thơ mộng và nghĩa tình sâu nặng của quê hương.
? Em hiểu “Người đồng mình”: có nghĩa là gì , có thể thay thế từ này bằng những từ nào khác ? NX về cách nói ? (-> có thể thay bằng các từ : người bản mình, người buôn mình, người quê mình)
+ “Người đồng mình”: Những người cùng sống trong một môi trường -> quê hương tác giả => cách nói mộc mạc mang tính địa phương của người dân tộc Tày.
? Cuộc sống lao động của người đồng mình được gợi lên qua các h/ả nào?
? Nhận xét gì về các từ cài, ken trong hai câu thơ trên.
? Cuộc sống lao động của “Người đồng mình” là cuộc sống như thế nào.
-> Sử dụng các động từ: cài, ken
=> Miêu tả cụ thể cuộc sống lao động cần cù, tươi vui, ngoài ra còn thể hiện sự gắn bó, quấn quýt trong lao động, làm ăn của đồng bào quê hương.
? Hai câu thơ gợi cho em suy nghĩ gì?
HS suy nghĩ , phát biểu
HS khác bổ sung. GV chốt lại
-> Rừng núi quê hương thật thơ mộng và nghĩa tình. 
- 1 HS đọc diễn cảm
2- Đoạn 2
(Nhận xét về ngữ điệu của câu thơ, cách diễn đạt của tác giả)
-> Ngữ điệu cảm thán, nghệ thuật so sánh, điệp ngữ, sử dụng thành ngữ, cách nói khác lạ .
=> Cuộc sống vất vả mà mạnh mẽ, khoáng đạt bền bỉ gắn bó với quê hương dẫu còn nhọc nhằn, nghèo đói của “người đồng mình”
? Từ đó, người cha mong muốn ở con điều gì ?
-Mong muốn của người cha : con phải có nghĩa tình chung thuỷ và nghĩa tình với quê hương.
(Gợi ý: Em hiểu các câu thơ trên như thế nào)
-> Giọng điệu tha thiết, cách nói mộc mạc có sức khái quát`
`
-> Đức tính của “người đồng mình” giàu chí khí, niềm tin, không nhỏ bé về tâm hồn về ý chí và mong ước xây dựng quê hương. 
? Từ những đức tính quý báu này của “người đồng mình”, người cha mong ước ở con điều gì .
- Người cha mong muốn con biết tự hào về truyền thống quê hương, dặn dò con cần tự tin mà vững bước trên đường đời
* Hoạt động 3.(3p)
? Qua bài thơ, em cảm nhận được tình cảm của người cha dành cho con ntn? Điều lớn lao nhất mà cha muốn truyền cho con là gì.?
? Giá trị nghệ thuật đặc sắc?
H. Đọc ghi nhớ (Sgk)
III. Tổng kết.
1. Nghệ thuật : 
- Giọng điệu thủ thỉ, tâm tình, tha thiết, trìu mến.
- Hình ảnh thơ cụ thể mà có sức khái quát cao, mộc mạc mà vẫn giàu chất thơ.
-Bố cục chặt chẽ, dẫn dắt tự nhiên.
2. Nội dung-ý nghĩa văn bản : 
Bài thơ thể hiện tình yêu thương thắm thiết của cha mẹ dành cho con cái; tình yêu, niềm tự hào về quê hương đất nước.
E. Tổng kết bài học và hướng dẫn h/s học bài: (3p)
- GV khái quát toàn bộ kiến thức cơ bản.
- Học thuộc bài và nắm nội dung bìa học.
- Chuẩn bị: Nghĩa tường minh và hàm ý.
Rút kinh nghiệm: .
............................................................................................................................................
Ngày soạn: 21/02/2014	
Ngày giảng: ....................
Tiết 123 Tiếng Việt: NGHĨA TƯỜNG MINH VÀ HÀM Ý
A-Mục tiêu: Giúp h/s :
- Hiểu thế nào là nghĩa tường minh và hàm ý.
- Xác định được nghĩa tường minh và hàm ý ở trong câu.
- Biết sử dụng hàm ý trong giao tiếp hàng ngày.
- Kiến thức:	+ Khái niệm nghĩa tường minh và hàm ý.
	+ Tác dụng của việc tạo hàm ý trong giao tiếp hàng ngày.
- Kĩ năng:	+ Nhận biết được nghĩa tường minh và hàm ý trong câu.
	+ Giải đoán được hàm ý trong văn cảnh cụ thể.
	+ Sử dụng hàm ý sao cho phù hợp với tình huống giao tiếp.
B. Chuẩn bị:
- GV: G/án; Dụng cụ dạy học.
- HS: Học và chuẩn bị bài ở nhà.
C. Kiểm tra bài cũ:
I. Tổ chức (1p)
II. Kiểm tra: Kiểm tra trong giờ học.
D. Bài mới:
1. Khởi động.(1p) Trong cuộc sống hàng ngày để diễn đạt những tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của bản thân có khi ta nói ra trực tiếp điều muốn nói. Song trong một số hoàn cảnh, tình huống nhất định ta lại không diễn đạt điều muốn nói một cách trực tiếp bằng những từ ngữ trong lời nói. Để hiểu rõ hơn về hai cách diễn đạt trên, chúng ta vào tìm hiểu bài học hôm nay.
2. Triển khai bài.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức
* Hoạt động 1. (20p)
*GV treo bảng phụ ghi nội dung đoạn văn trích (SGK trang 74, 75)
I. Phân biệt nghĩa tường minh và hàm ý.
1. Ví dụ : (SGK)
? Qua câu “Trời ơi, chỉ còn có năm phút !”, em hiểu anh thanh niên muốn nói điều gì .
-> Anh thanh niên muốn nói thêm rằng anh rất tiếc vì thời gian còn lại quá ít
? Em hãy suy nghĩ xem vì sao anh không nói thẳng điều đó với hoạ sĩ và cô gái?
- Có thể do anh ngại ngùng.
- Muốn che giấu tình cảm của mình.
? Câu nói thứ hai của anh thanh niên “Ô! Cô còn quên chiếc mùi soa đây này!” có ẩn ý gì không.
-> Câu nói không có ẩn ý, câu nói này thông báo với cô gái việc cô để quên chiếc khăn mùi soa ở trên bàn.
? Qua ngữ liệu trên, cho biết thế nào
 là nghĩa tường minh và hàm ý.
? Cho ví dụ ở đó người nói có sử dụng nghĩa tường minh và hàm ý.
Ví dụ : Một bạn học sinh đến muộn, thầy giáo có thể nói :
1. Em đến muộn 10 phút. Hoặc :
2. Em cho biết bây giờ là mấy giờ rồi ?
- 1 HS đọc ghi nhớ.
2. Ghi nhớ (SGK/75)
Ví dụ : Hàm ý dùng chung: (ai cũng hiểu)
- Mua được vé chưa?
- Mua rồi. Hoặc - mua được 3 vé rồi
Ví dụ: Hàm ý dùng riêng (chỉ hiểu được khi nắm được tình huống cụ thể)
- Tối mai đi chơi với mình nhé.
- Tối mai mẹ mình về quê.
- Đành vậy.
3. Những lưu ý về hàm ý:
* Đặc tính của hàm ý
+ Có thể giải đoán được: người nghe có năng lực có thể giải đoán được hàm ý.
+ Có thể chối bỏ được: người nói có thể chối bỏ không chịu trách nhiệm về hàm ý
* Hàm ý dùng chung: Được nhiều người dùng
Hàm ý dùng riêng: Được dùng trong tình huống cụ thể mới hiểu.
* Hoạt động 2. (20p)
II. Luyện tập.
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập
1-Bài tập 1 (SGK/75)
- HS làm bài tập -> trình bày
- HS khác bổ sung
a) Câu “Nhà hoạ sĩ tặc lưỡi đứng dậy”, với cụm từ “tặc lưỡi”: cho thấy hoạ sĩ cũng chưa muốn chia tay anh thanh niên.
- GV đánh giá
-> Đây là cách dùng “hình ảnh” để diễn đạt ý của ngôn ngữ nghệ thuật
b) Trong câu cuối đoạn văn, những từ ngữ miêu tả thái độ của cô gái liên quan tới chiếc mùi soa là: "Mặt đỏ ửng"vì ngượng.
“Nhận lại chiếc khăn” vì đó là khăn của cô mà cô đã để quên như lời anh thanh niên nói.
->Đây là một hành động không thể khác được.
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập
2-Bài tập 2 (SGK/75)
- Trình bày miệng trước lớp
- Hàm ý của câu : “Tuổi già cần nước chè:
- HS khác bổ sung (nếu có)
“ở Lào Cai đi sớm quá”: Bác lái xe muốn nói : “Ông hoạ sĩ già chưa kịp uống nước chè đấy” 
3-Bài tập 3 (SGK/75, 76)
- 1HS đọc yêu cầu bài tập
- Câu có chứa hàm ý trong đoạn văn
- Làm BT và trình bày miệng
“Cơm chín rồi !”
- HS khác bổ sung (nếu có)
- GV đánh giá
- Nội dung của hàm ý: con bé muốn một lần nữa gọi ông Sáu vào ăn cơm.
4-Bài tập 4 (SGK/76)
- 1HS đọc yêu cầu bài tập
Các câu in đậm trong đoạn trích
- Trình bày miệng
- Hà, nắng gớm,về nào
- HS khác bổ sung (nếu có)
- GV đánh giá
-> Đây là câu nói lảng (nói sang chuyện khác tránh đề tài đang bàn của mọi người dân đi tản cư)
-> Đây là câu nói dở dang của bà lão.
=> Cả hai câu in đậm đều không chứa hàm ý .
E. Tổng kết bài học và hướng dẫn h/s học bài: (3p)
- GV đưa bài tập củng cố. Khái quát nội dung bài học.
- Nắm nội dung bài học.
- Làm những bài tập tương tự.
- Chuẩn bị bài: Nghị luận về đoạn thơ, bài thơ.
Rút kinh nghiệm: .
Ngày soạn: 21/02/2014	
Ngày giảng: ....................
Tiết 124 Tập làm văn: NGHỊ LUẬN VỀ MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ
A-Mục tiêu: Giúp học sinh:
 Hiểu và biết cách làm một bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
- Kiến thức: Đặc điểm, yêu cầu đối với bài văn nghị luận về 1 đoạn thơ, bài thơ
- Kĩ năng:	+ Nhận diện được bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
	+ Tạo lập văn bản nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
B. Chuẩn bị:
- GV: G/án; Dụng cụ dạy học.
- HS: Học và chuẩn bị bài ở nhà.
C. Kiểm tra bài cũ:
I. Tổ chức (1p)
II. Kiểm tra. (2p) Kiểm tra sự chuẩn bị của H/s.
D. Bài mới:
1. Đặt vấn đề. (1p) GV dẫn vào bài.
2. Triển khai bài.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức
* Hoạt động 1.(28p)
* Văn bản: “Khát vọng hoa nhập, dâng hiến cho đời” (Hà Vinh
2 HS đọc. Thảo luận, hoạt động nhóm. 
? Vấn đề nghị luận?
? Em có nhận xét gì về vấn đề này. 
I. Tìm hiểu bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
1. Văn bản: Khát vọng hòa nhập, dâng hiến cho đời.
2. Nhận xét.
- Hình ảnh mùa xuân và tình cảm thiết tha của Thanh Hải trong bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”
- Đây là một vấn đề thuộc lĩnh vực văn học : đề tài của một bài thơ 
? Văn bản để nêu lên những luận điểm gì về hình ảnh mùa xuân trong bài thơ?
-> Những luận điểm được nêu lên trong bài.
+ Hình ảnh mùa xuân trong bài thơ của Thanh Hải mang nhiều tầng ý nghĩa. Trong đó, hình ảnh nào cũng thật gợi cảm, thật đáng yêu .
+ Hình ảnh mùa xuân rạo rực của thiên nhiên, đất nước trong cảm xúc thiết tha, trìu mến của nhà thơ .
+ Hình ảnh mùa xuân nho nhỏ thể hiện khát vọng hoà nhập, dâng hiến được nối kết tự 

File đính kèm:

  • docTuan 26.doc
Giáo án liên quan