Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Tuần 21
A. Mục tiêu cần đạt: Giúp hs:
- Hiểu được nội dung của văn nghệ và sức mạnh kì diệu của nó đối với đời sống của con người.
- Biết cách tiếp cận một văn bản nghị luận về lĩnh vực văn học nghệ thuật
-Tích hợp phần Tập làm văn với bài: Nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống,Tiếng Việt với bài: Các thành phần biệt lập
1.Kiến thức:
- Nội dung và sức mạnh của văn nghệ trong cuộc sống của con người
- Nghệ thuật lập luận của nhà văn Nguyễn Đình Thi trong văn bản
2.Kĩ năng:
- Đọc – hiểu một văn bản nghị luận
- Rèn luyện thêm cách viết một văn bản nghị luận
- Thể hiện những suy nghĩ, tình cản về một tác phẩm văn nghệ
3.Thái độ:
- Thấy được sức mạnh của văn nghệ trong đời sống con người, yêu mến và có ý thức bảo vệ di sản tinh thần của nhân loại.
B.Chuẩn bị:
* Giáo viên: Giáo án, tài liệu tham khảo, bảng phụ, chuẩn kiến thức.
* Học sinh: Vở soạn soạn bài theo câu hỏi sgk, vở bài tập.
như thế nào? - Hs hoạt động độc lập – trình bày. HD LUYỆN TẬP 1. Cách nghị luận trong Tiếng nói của văn nghệ có gì giống và khác so với Bàn về đọc sách? 2.Chọn một tác phẩm văn nghệ mà em thích (Làng; Cố hương) và phân tích ý nghĩa, tác động của nó đối với mình. 2. Sức mạnh kì diệu của văn nghệ: - Văn nghệ giúp chúng ta được sống phong phú hơn, “làm thay đổi hẳn mắt ta nhìn, óc ta nghĩ”, là sợi dây kết nối con người với cuộc sống đời thường; mang lại niềm vui, ước mơ và những rung cảm thật đẹp cho tâm hồn - Sức mạnh kì diệu của văn nghệ: lay động cảm xúc, tâm hồn và làm thay đổi nhận thức của con người.. b.Nghệ thuật: - Có bố cục chặt chẽ, hợp lí, cách dẫn dắt tự nhiên. - Lập luận xác đáng, dẫn chứng phong phú, thuyết phục. - Giọng văn chân thành, say mê III.Tổng kết: Nội dung phán ánh của văn nghệ, công dụng và sức mạnh kì diệu của văn nghệ đối với cuộc sống của con người (Ghi nhớ - sgk) IV. Luyện tập: 1. Cách nghị luận trong Tiếng nói của văn nghệ: - Giống: Lập luận giàu lí lẽ, dẫn chứng và giàu nhiệt huyết. - Khác: “ Bàn về đọc sách” là nghị luận vấn đề xã hội, giọng văn khúc chiết. “Tiếng nói của văn nghệ “ là nghị luận văn học nên có sự tinh tế trong phân tích, lời văn giàu hình ảnh, gợi cảm. 2.HS tự làm *Hoạt động 4 - CỦNG CỐ: - Tác động của văn nghệ đối với người đọc như thế nào? *Hoạt động 5 – HƯỚNG DẪN TỰ HỌC - Đọc và nắm chắc nội dung văn bản. - Lập lại hệ thống luận điểm của văn bản. - Học thuộc phần ghi nhớ SGK – 17. - Chuẩn bị bài “ Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới” RÚT KINH NGHIỆM:.. Ngày soạn: 03/01/2014 Ngày dạy: ..................... Tiết 98 Tiếng Việt: CÁC THÀNH PHẦN BIỆT LẬP A. Mức độ cần đạt: Giúp hs: - Nắm được đặc điểm và công dụng hai thành phần biệt lập là thành phần tình thái và thành phần cảm thán. - Biết đặt câu có sử dụng các thành phần đó. 1.Kiến thức. - Đặc điểm của thành phần tình thái và cảm thán - Công dụng của các thành phần trên 2.Kĩ năng: - Nhận biết thành phần tình thái và cảm thán trong câu - Đặt câu có thành phần tình thái và cảm thán. 3.Thái độ: - Thấy được sự trong sáng và giàu đẹp của tiếng Việt B.Chuẩn bị: * Giáo viên: Giáo án, bảng phụ. * Học sinh: Nghiên cứu bài mới, vở bài tập. C.Tiến trình các hoạt động: *Hoạt động 1 – KIỂM TRA BÀI CŨ - Em hiểu như thế nào về khởi ngữ? Cho ví dụ . *Hoạt động 2 – GIỚI THIỆU BÀI Các em đã được học các thành phần chính và thành phần phụ của câu. Đó là những thành phần nào? (thành phần chính: CN và VN, thành phần phụ: trạng ngữ và khởi ngữ). Bài học hôm nay sẽ cho chúng ta biết thêm một thành phần mới ngoài các thành phần câu đã học. *Hoạt động 3 – BÀI MỚI Hoạt động của GV - HS Nội dung bài học HDHình thành kiến thức - Gv treo bảng phụ - gọi hs đọc ví dụ. - Các từ ngữ in đậm trong ví dụ a và b thể hiện nhận định của người nói đối với sự việc nêu trong câu như thế nào? a)Từ “chắc” là nhận định của người nói đối với sự việc à thể hiện độ tin cậy cao. b) Từ “có lẽ” là nhận định của người nói đối với sự việc nêu ở trong câu à thể hiện độ tin cậy thấp hơn. - Nếu không có những từ in đậm trên thì nghĩa sự việc của câu chứa chúng có thay đổi không? Vì sao? Nghĩa của câu không thay đổi mà chỉ không thể hiện rõ thái độ của người nói đối với sự việc trong câu Những từ in đâm đó là thành phần tình thái. - Vậy thành phần tình thái là gì ? - Tại sao gọi thành phần này là thành phần biệt lập? - Tìm những câu thơ, câu văn dùng thành phần tình thái hay trong chương trình Ngữ Văn.? VD: 1- “Sương chùng chình qua ngõ Hình như thu đã về” 2- “Lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam và có lẽ cả thế giới, có một vị Chủ tịch nước lấy chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh chiếc ao làm “cung điện “ của mình. HD hoc sinh tìm hiểu mục II - Những từ in đậm có dùng để chỉ sự vật, sự việc trong câu không ? - Những từ in đậm không nêu sự vật, sự việc ở trong câu. - Nhờ những từ ngữ nào trong câu mà chúng ta hiểu được tại sao người nói kêu “ồ” hay “trời ơi’? Chúng ta hiểu được tại sao người nói kêu “ồ ”, “trời ơi” là nhờ phần câu tiếp theo sau những tiếng này - Các từ đó dùng để làm gì? - Giúp người nói giãi bày nỗi lòng - Tìm những câu thơ, câu văn dùng thành phần cảm thán hay trong chương trình Ngữ Văn? VD “Ôi kỳ lạ và thiêng liêng – bếp lửa” - Qua đó em hiểu như thế nào là thành phần cảm thán? - Tại sao gọi thành phần cảm thán là thành phần biệt lập? - Thành phần này cũng không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu nên được gọi là thành phần biệt lập. HD luyện tập - Đọc và xác định yêu cầu bài 1. - Cho hs hoạt động độc lập làm bài tập1 - Xác định yêu cầu bài 2. - Gv hướng dẫn hs làm bài 2. - Hs thảo luận nhóm, trình bày ra phiếu học tập- Đại diện nhóm trình bày. - Xác định yêu cầu bài 3. - Hs dùng phiếu học tập để làm bài. - Gv thu phiếu đánh giá. I.HÌNH THÀNH KIẾN THỨC: 1. Thành phần tình thái: - Thành phần tình thái được dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu. - Thành phần này không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu nên gọi là thành phần biệt lập. 2. Thành phần cảm thán: - Thành phần cảm thán được dùng để bộc lộ tâm lí của người nói ( vui, buồn, mừng, giận); có sử dụng những từ ngữ như:chao ôi, a, trời ơi.. Thành phần cảm thán có thể được tách ra thành một câu riêng theo kiểu câu đơn đặc biệt II. Luyện tập: 1. Bài tập 1: Tìm thành phần tình thái, cảm thán: a) Có lẽ (tình thái) b) Chao ôi (cảm thán) c) Hình như (tình thái) d) Chả nhẽ (tình thái) 2. Bài tập 2: Xếp những từ nhữ sau theo trình tự tăng dần độ tin cậy. - Dường như, hình như, có vẻ như - Có lẽ, chắc là, chắc hẳn, chắc chắn 3. Bài tập 3: - Từ “chắc chắn” là từ người nói phải chịu trách nhiệm cao nhất, từ “hình như” có độ tin cậy thấp nhất. - Tác giả chọn từ “Chắc” cho thấy người kể chuyện cũng chỉ dự đoán theo lôgíc, chưa biết chuyện gì sẽ thực sự xảy ra. *Hoạt động 4 : CỦNG CỐ - Thế nào là thành phần tình thái, cảm thán trong câu? - Tại sao gọi những thành phần này là thành phần biệt lập? *Hoạt động 5 – HƯỚNG DẪN TỰ HỌC - Học phần ghi nhớ SGK. - Làm bài tập 4. - Viết một đoạn văn có chứa thành phần tình thái, thành phần cảm thán - Chuẩn bị: Nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống RÚT KINH NGHIỆM: . Ngày soạn: 03/01/2014 Ngày dạy: ..................... Tiết 99 NGHỊ LUẬN VỀ MỘT SỰ VIỆC, HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG A. Mức độ cần đạt: Giúp HS: - Hiểu và biết cách làm một bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống - Tích hợp phần văn với: Tiếng nói của ăn nghệ, Bàn về đọc sách. Phần Tiếng Việt: các thành phần biệt lập 1.Kiến thức: - Đặc điểm, yêu cầu của kiểu bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống. 2.Kĩ năng: - Làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống. 3.Thái độ: - Thấy được cái hay và tác dụng của bài nghị luận về một hiện tượng đời sống. B.Chuẩn bị : * Giáo viên: Giáo án, bảng phụ * Học sinh: Nghiên cứu bài mới, vở bài tập. C.Tiến trình các hoạt động : *Hoạt động 1 – KIỂM TRA BÀI CŨ - Thế nào là phép phân tích và tổng hợp? *Hoạt động 2 – GIỚI THIỆU BÀI - Trong đời sống hằng ngày thường có những sự việc, hiện tượng như : HS đam mê trò chơi game, điện tử bỏ bê học tập, thói ăn quà vặt xả rác , hiện tượng nói tục ...Trước những sự việc, hiện tượng như vậy , em có quan niệm, ý kiến ntn?( HS trả lời) - Việc trình bày nhận thức, quan niệm của mình về sự việc, hiện tượng trên gọi là nghị luận xã hội( Nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống) *Hoạt động 3 – BÀI MỚI Hoạt động của GV - HS Nội dung bài học HD HÌNH THÀNH KT - Gv gọi hs đọc văn bản. - Văn bản bàn về hiện tượng gì trong đời sống? Vấn đề lề mề khá phổ biến ở nhiều nơi, với nhiều người(đi họp trễ) - Để bàn bạc vấn đề này, tác giả đưa ra những luận điểm cơ bản nào? - L/ điểm 1: Biểu hiện của bệnh lề mề - L/điểm 2: Nguyên nhân của bệnh lề mề - L/điểm 3: Tác hại của bệnh lề mề. - L/điểm 4: Làm gì để chống lại căn bệnh lề mề - Hiện tượng ấy có những biểu hiện như thế nào (Sai hẹn, đi chậm, không coi trọng mình và người khác ) - Cách trình bày hiện tượng trong văn bản có nêu được vấn đề của hiện tượng bệnh lề mề không ? ( Nêu bật được vấn đề của hiện tượng bệnh lề mề) - Nguyên nhân của hiện tượng đó là do đâu ? (Coi thường việc chung, thiếu tự trọng, thiếu tôn trọng người khác) - Bệnh lề mề có tác hại gì ? - Đọc đoạn văn kết ? đoạn văn nói lên điều gì ?Đó là những giải pháp gì? - Em có nhận xét gì về vấn đề được đưa ra nghị luận? ( Đây là vấn đề phổ biến trong cuộc sống xã hội) - Bố cục bài viết có mạch lạc, chặt chẽ không? Vì sao? Bố cục hợp lí, chặt chẽ - Luận điểm xuất phát: Nêu sự việc, hiện tượng cần bàn luận là bệnh lề mề. - Luận điểm triển khai: Nêu các biểu hiện cụ thể của bệnh lề mề, nguyên nhân, tác hại.. - Luận điểm kết luận: Bày tỏ thái độ, ý kiến Bài viết theo cách lập luận phân tích ? Qua đó em hãy cho biết thế nào là kiểu bài nghị luận về 1 hiện tượng, sự việc trong đời sống xã hội? ? Em có nhận xét gì về nội dung của bài viết? ? Nhận xét về bố cục, hình thức của văn bản? Đọc Ghi nhớ ( Sgk – tr21) HD luyện tập - Gv cho hs thảo luận theo nhóm. - Gọi đại diện nhóm lên ghi các sự việc, hiện tượng. ? Sự việc, hiện tượng nào có vấn đề xã hội quan trọng đáng để viết bài bày tỏ thái độ đồng tình hay phản đối. - Gv hướng dẫn chi tiết hs viết một đoạn trong một hiện tượng đó. I. HÌNH THÀNH KT: 1.Tìm hiểu bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống: *Biểu hiện: Sai hẹn, trễ giờ trong các cuộc họp, đi chậm... *Nguyên nhân: - Coi thường việc chung. - Thiếu tự trọng. -Thiếu tôn trọng người khác, thiếu trách nhiệm với mọi người. *Tác hại: - Làm phiền mọi người. - Làm mất thì giờ. - Làm nảy sinh cách đối phó. *Khắc phục: - Mọi người phải khắc phục và hợp tác - Những cuộc họp không cần thiết không tổ chức. Nếu là công việc cần thiết mọi người phải tự giác, đúng giờ. - Làm việc đúng giờ là tác phong của người có văn hóa * Nghị luận về một sự việc, hiện tượng của đời sống xã hội là bàn về một sự việc, hiện tượng có ý nghĩa đối với xã hội
File đính kèm:
- Tuan 21.doc