Giáo án Ngữ văn 9 - Kỳ II - Tiết 165

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

 - Nắm vững kiến thức về các kiểu văn bản ( tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận, điều hành) đã được học từ lớp 6 đến lớp 9.

 - Có ý thức vận dụng các kĩ năng vào trong quá trình tạo lập văn bản.

2. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng

a. Kiến thức

 - Đặc trưng của từng kiểu văn bản và phương thức biểu đạt đã học.

 - Sự khác nhau giữa các kiểu văn bản và thể loại văn học.

b. Kĩ năng

 - Tổng hợp, hệ thống hóa kiến thức về các kiểu văn bản đã học.

 - Đọc- hiểu các kiểu văn bản theo dặc trưng của kiểu văn bản ấy

 - Nâng cao năng lực viết các kiểu văn bản thông dụng.

 - Kết hợp hài hòa, hợp lí các kiểu văn bản trong thực tế làm bài.

 

doc5 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1855 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Kỳ II - Tiết 165, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 4 / 5//2014 
Ngày gảng: 8/ 5/2014 
Tiết 165
Tổng kết Tập làm văn
I. Mục tiêu
1. Mục tiêu chung
	- Nắm vững kiến thức về các kiểu văn bản ( tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận, điều hành) đã được học từ lớp 6 đến lớp 9.
	- Có ý thức vận dụng các kĩ năng vào trong quá trình tạo lập văn bản.
2. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng
a. Kiến thức
	- Đặc trưng của từng kiểu văn bản và phương thức biểu đạt đã học.
	- Sự khác nhau giữa các kiểu văn bản và thể loại văn học.
b. Kĩ năng
	- Tổng hợp, hệ thống hóa kiến thức về các kiểu văn bản đã học.
	- Đọc- hiểu các kiểu văn bản theo dặc trưng của kiểu văn bản ấy
	- Nâng cao năng lực viết các kiểu văn bản thông dụng.
	- Kết hợp hài hòa, hợp lí các kiểu văn bản trong thực tế làm bài.
II. chuẩn bị
 Bảng phụ
III. Phương pháp/ Kĩ thuật dạy học
	Thông báo, phân tích ngôn ngữ, nêu vấn đề( động não, đặt câu hỏi); thảo luận ( Thảo luận nhóm, giao nhiệm vụ)
IV. Các bước lên lớp
1. ổn định tổ chức ( 1’)
Lớp 9a: .../ 33; Lớp 9b:.../ 31
2. Kiểm tra đầu giờ ( 1’)
 Kiểm tra vở soạn bài của học sinh.
3. Tiến hành các hoạt động dạy và học
Hoạt động của thầy và trò
T/g
Nội dung
Hoạt động 1: Khởi động
 H. Nêu các kiểu văn bản mà em đã học trong chương trình Ngữ văn THCS?
 6 kiểu văn bản:
- Tự sự, Miêu tả, Biểu cảm, Nghị luận, Thuyết minh, Điều hành (HC CV)
GV. Mỗi loại đều có đích, có các yếu tố nội dung, phương thức biểu đạt, các phương pháp cụ thể và yêu cầu về ngôn ngữ khác nhau.
- Đáng chú ý là lần đầu tiên đưa thêm loại văn bản biểu cảm và văn bản thuyết minh. Như vậy so với trước, hệ thống các kiểu văn bản của chương trình đã được bổ sung khá toàn diện.
- Điều đáng chú ý nữa là ta không nên đồng nhất tự sự với văn tự sự nghệ thuật
(Văn bản tự sự có thể dùng trong bản tin (tường thuật), trong văn bản hành chính (Bản tường trình), trong văn học (Truyện ngắn), trong lịch sử (kí sự, tiểu truyện ...)
- Văn nghị luận có thể sử dụng trong báo chí (Bình luận, nêu ý kiến, tranh luận), trong khoa học nhân văn như: Nghiên cứu, phê bình, văn học, lịch sử triết học, tư tưởng ...
-> Chương trình THCS chỉ dạy học những đặc điểm chung, cơ bản của kiểu văn bản và cách làm chứ không đi sâu vào các thể loại cụ thể.
 Phần văn học sẽ giúp chúng ta đọc – hiểu các văn bản đa dạng, thể hiện các kiểu văn bản trên.
Hoạt động 2: HD tổng kết
Mục tiêu
- Đặc trưng của từng kiểu văn bản và phương thức biểu đạt đã học.
- Sự khác nhau giữa các kiểu văn bản và thể loại văn học.
Cách tiến hành:
HS đọc thầm (1') bảng tổng kết (sgk-t169)
H. Kể tên những kiểu văn bản đã học?
H. Hãy cho biết sự khác nhau của những kiểu văn bản trên? (câu 1)
H. Các kiểu văn bản trên có thể thay thế cho nhau được không? Vì sao? (Câu 2)
H. Chỉ rõ hơn về mục đích khác nhau của các văn bản trên?
+ Để nắm được diễn biến các sự việc sự kiện (tự sự).
+ Để cảm nhận được các sự việc, hiện tượng (miêu tả)
+ Để hiểu được thái độ, tình cảm của người viết đối với sự vật, hiện tượng (biểu cảm)
+ Để nhận thức được đối tượng (thuyết minh)
+ Để thuyết phục người đọc tin theo một vấn đề nào đó (nghị luận)
+ Để tạo lập quan hệ xã hội trong khuôn khổ pháp luật (hành chính công vụ)
H: Những yếu tố cấu thành kiểu văn bản khác nhau?
+ Tự sự: Nguyên nhân, diễn biến, kết quả của sự việc, sự kiện.
+ Miêu tả: Hình tượng về một sự vật, hình tượng được người viết tái hiện, tái tạo.
+ Biểu cảm: Các cảm xúc cụ thể của người viết đối với các sự vật, hiện tượng.
+ Thuyết minh: Cung cấp các tri thức khách quan (Cấu tạo, hình dáng, kích thước, khối lượng, màu sắc, thuộc tính, đặc điểm, số liệu ..)
+ Nghị luận: Hệ thống luận điểm, luận cứ, lập luận.
+ Hành chính công vụ: Trình bày theo mẫu.
H. Các phương thức biểu đạt trên có thể được phối hợp với nhau trong một văn bản cụ thể hay không? (Câu 3)
H: Từ bảng thống kê (sgk-T169, 170), em hãy cho biết kiểu văn bản và hình thức thể hiện, thể loại tác phẩm văn học có gì giống và khác nhau? (Câu 4)
- HS thảo luận nhóm lớn/ (3') và báo cáo
- GV nhận xét và kết luận
GV. Trong các thể loại văn học như tự sự, trữ tình, kịch, kí ...thì thể loại trữ tình có thể sử dụng các kiểu văn bản tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận ...
- Trong thể loại kịch cũng có thể sử dụng các kiểu văn bản như trên
GV. Gợi dẫn các câu hỏi còn lại cho học sinh nắm vững hơn (phần giới thiệu)
2
40
I. Các kiểu văn bản đã học trong chương trình Ngữ văn THCS
 1. Kiểu văn bản
- Kiểu văn bản
+ Văn bản tự sự
+ Văn bản miêu tả
+ Văn bản biểu cảm
+ Văn bản nghị luận
+ Văn bản thuyết minh
+ Văn bản hành chính công vụ
- Các văn bản trên khác nhau về phương thức biểu đạt và hình thức thể hiện.
2. Các kiểu văn bản trên không thể thay thế cho nhau được vì:
- Phương thức biểu đạt khác nhau
- Hình thức thể hiện khác nhau.
- Mục đích khác nhau
- Các yếu tố cấu thành văn bản khác nhau
3- Các phương thức biểu đạt trên có thể phối hợp với nhau trong một văn bản cụ thể vì:
+ Trong văn bản tự sự có thể sử dụng phương thức miêu tả, thuyết minh, nghị luận,... và ngược lại.
+ Ngoài chức năng thông tin, các văn bản còn có chức năng tạo lập và duy trì quan hệ xã hội; do đó không thể có một văn bản nào đó lại ‘thuần chủng” một cách tuyệt đối được.
4- So sánh Kiểu văn bản, hình thức thể hiện, thể loại tác phẩm.
+ Giống nhau: Các kiểu văn bản và các thể loại văn học có thể dùng chung một phương thức biểu đạt nào đó.
VD: Kiểu tự sự có mặt trong thể loại tự sự
 Kiểu biểu cảm có mặt trong thể loại trữ tình.
+ Khác nhau:
+ Kiểu văn bản là cơ sở của các thể loại văn học.
+ Thể loại văn học là “môi trường” xuất hiện các kiểu văn bản.
4. Củng cố (2')
GV. Chốt lại những kiến thức học sinh cần nắm vững trong tiết học.
5. Hướng dẫn học tập ( 1’)
- Học để nắm vững nội dung tổng kết ở phần I
- Chuẩn bị phần II và phần III tiết sau tổng kết tiếp.

File đính kèm:

  • doctiet 165.doc
Giáo án liên quan