Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Tuần 11 - Trường THCS Hoàng Văn Thụ

 

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:

 - Những hiểu biết bước đầu về nhà thơ Phạm Tiến Duật.

 - Đặc điểm của thơ Phạm Tiến Duật qua một sáng tác cụ thể: giàu chất hiện thực và tràn đầy cảm hứng lãng mạn.

 - Hiện thực cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước được phản ánh trong tác phẩm; vẻ đẹp hiên ngang, dũng cảm, tràn đầy niềm lạc quan cách mạng,. của nghững con người là nên con đường Trường Sơn huyền thoại được khắc hoạ trong bài thơ.

2. Kĩ năng:

 - Đọc- hiểu một bài thơ hiện đại.

 - Phân tích được vẻ đẹp hình tượng người chiến sĩ lái xe Trường Sơn trong bài thơ.

 - Cảm nhận được giá trị của ngôn ngữ, hình ảnh độc đáo trong bài thơ.

B. PHƯƠNG PHÁP:

 Vấn đáp tái hiện, thuyết trình, dùng sơ đồ, đọc sáng tạo tái hiện hình tượng, tổng kết, khái quát.

C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

 1. Ổn định tổ chức:

 2. Kiểm tra bài cũ: ( 4 phút)

Đọc thuộc lòng bài thơ “Đồng chí” ? Phân tích ND, NT

 3. Bài mới:

Hoạt động 1: Giới thiệu bài

Mục tiêu: Tạo tâm thế, định hướng chú ý cho HS.

Phương pháp: Thuyết trình.

Thời gian: 3 phút.

 

doc20 trang | Chia sẻ: minhanh03 | Lượt xem: 921 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Tuần 11 - Trường THCS Hoàng Văn Thụ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ờng mới “Lại đi, lại đi, trời xanh thêm”.
Hãy Đọc khổ thơ cuối cùng.
GV? Câu kết bài thơ có gì đặc sắc ? 
- Hstl: -H/A hoán dụ “trái tim”-> Trái tim yêu nước, lòng dũng cảm, ý chí vì sự thống nhất của dân tộc.
=> Sức mạnh tinh thần của những người chiến sĩ của một dân tộc kiên cường, bất khuất.
GV? Hình ảnh được sắp xếp ntn? Phân tích hình ảnh “trái tim” GV cho HS thảo luận.
 GV: BP hoán dụ ,đối lập để khẳng định :ý chí nghị lực phi thường là yếu tố hoàn thiện chân dung của họ.
“Trái tim” là một “hoán dụ kép”.Người ta gọi những trạng thái cảm xúc mãnh liệt như thế ( những trạng thái cảm xúc cao, mãnh liệt đều tác động đến hoạt động của tim) bằng tên gọi cái bộ phận thể hiện nó- trái tim. Cách gọi ấy là hoán dụ. Và, ở câu thơ này, “trái tim”lại là một hoán dụ để chỉ con người, theo kiểu lấy bộ phận để chỉ toàn thể. Hay nói đầy đủ hơn, “trái tim”ở đây nói về người chiến sĩ yêu nước, dũng cảm “tất cả vì miền Nam thân yêu”.
 ( VHTT- Số 188- trang 57,58)
Kết thúc bài thơ là h/a trái tim ,có trái tim chiếc xe trở thành cơ thể sống để không có 1 bom đạn nào,sức mạnh quân sự nào, mất mát đau thương nào có thể ngăn trở những đoàn xe đêm ra trận.Trái tim là nhãn tự của bài hội tụ vẻ đẹp của người chiến sĩ. Ta lại nhớ đến chàng Đan –Kô xé toang lồng ngực móc trái tim làm ngon đuốc đưa bộ lạc thoát khỏi đầm lầy,hay nhà thơ Lâm Thị Mĩ Dạ lấy trái tim tượng trưng cho sự bất tử .Phải chăng trong các anh đã thấm nhuần CN yêu nước được kết tụ và lưu truyền qua các thế hệ cha ông “Một trái tim biết yêu ”
Hoạt động 4: Tổng kết
 Mục tiêu: HS khái quát giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm.
Phương pháp: Tổng kết, khái quát.
Thời gian: 10 phút
III/Tổng kết
GV? Nêu ý nghĩa văn bản?
Ý nghĩa văn bản:
 Bài thơ ca ngợi người chiến sĩ lái xe Trường Sơn dũng cảm, hiên ngang, tràn đầy niềm tin chiến thắng trong thời kì chống giặc Mĩ xâm lược.
GV? Nhận xét về ngôn ngữ, giọng điệu của bài thơ? Những yếu tố đó góp phần như thế nào trong việc khắc hoạ hình ảnh người lính lái xe Trường Sơn?
Nghệ thuật: 
- Lựa chọn chi tiết độc đáo, có tính chất phát hiện, hình ảnh đậm chất hiện thực.
- Sử dụng ngôn ngữ của đời sống, tạo nhịp điệu linh hoạt thể hiện giọng điệu ngang tàng, trẻ trung tinh nghịch
Qua h/a thơ này em thấy t/g là người ntn?
 A/Có sự am hiểu về hiện thực chiến tranh
 B.Có sự gắn bó với đời sống chiến đấu nơi chiến trường.
 C.Hồn thơ nhạy cảm trẻ trung sôi nổi
 D.Cả 3 ý trên.
 GV? Cảm nghĩ của em về thế hệ trẻ thời kháng chiến chống Mĩ, liên hệ với thế hệ trẻ ngày hôm nay ? 
 Gọi 1 em đọc ghi nhớ
- Tự bộc lộ.
- Đọc ghi nhớ / 133.
* Ghi nhớ /sgk.
Hoạt động 5: Hướng dẫn tự học ( 5 phút)
1. Bài vừa học:
- Học thuộc lòng bài thơ.
- Thấy được sức mạnh và vẻ đẹp tinh thần của người lính cách mạng- những người đồng chí được thể hiện qua những chi tiết, hình ảnh, ngôn ngữ giản dị, chân thực, cô đọng, giàu sức biểu cảm.
- So sánh để thấy được vẻ đẹp độc đáo của hình tượng người chiến sĩ trong hai bài thơ Đồng chí và Bài thơ về tiểu đội xe không kính.
2. Bài sắp học: KHÚC HÁT RU NHỮNG EM BÉ LỚN TRÊN LƯNG MẸ/ SGK/ 152.
 - Vài nét về tác giả, tác phẩm.
 - Đọc và trả lời câu hỏi phần Đọc-hiểu văn bản. Sgk/ 154.
***************************************
***********************
Tuần: 11
Tiết: 53
VB: KHÚC HÁT RU NHỮNG EM BÉ LỚN TRÊN LƯNG MẸ(thchd)
 (Nguyễn Khoa Điềm)	 
 Soạn: 03/11/2014
Dạy: 05/11/2014
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
 - Tác giả Nguyễn Khoa Điềm và hoàn cảnh ra đời của bài thơ.
 - Tình cảm bà mẹ Tà-ôi dành cho con gắn chặt với tình yêu quê hương đất nước và niềm tự hào và sự tất thắng của cách mạng.
 - Nghệ thuật ẩn dụ, phóng đại, hình ảnh thơ mang tính biểu tượng, âm hưởng của những khúc hát ru thiết tha, trìu mến.
2. Kĩ năng: 
 - Nhận diện các yếu tố ngôn ngữ, hình ảnh mang màu sắc dân gian trong bài thơ.
 - Phân tích được mạch cảm xúc trữ tình trong bài thơ qua những khúc hát của bà mẹ, của tác giả.
 - Cảm nhận được tinh thần kháng chiến của nhân dân ta trong thời kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
B. PHƯƠNG PHÁP:
Vấn đáp tái hiện, thuyết trình, dùng sơ đồ, đọc sáng tạo tái hiện hình tượng, tổng kết, khái quát.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
	1. Ổn định tổ chức:
	2. Kiểm tra bài cũ: (4p) Đọc thuộc lòng Bài thơ về tiểu đội xe không kính, và neey ý nghĩa của bài thơ?
	3. Bài mới:	
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Mục tiêu: Tạo tâm thế, định hướng chú ý cho HS.
Phương pháp: Thuyết trình.
Thời gian:1 phút.
 Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, Mỹ của dân tộc ta, người phụ nữ, người mẹ, người vợ đã đóng góp vai trò tích cực làm nên thắng lợi ... Bài " Khúc hát ru " ra đời giữa những năm tháng quyết liệt của cuộc kháng chiến chống Mỹ... Đây là thời kỳ cuộc sống của cán bộ, nhân dân ( Đồng bào miền núi ) rất gian nan...
HĐ của GV 
HĐ của HS
Nội dung
Hoạt động 2: Tìm hiểu chung về văn bản
Mục tiêu: HS nắm được những nét chính về tác giả, tác phẩm.
Phương pháp: Vấn đáp tái hiện, thuyết trình.
Thời gian: 8 phút.
I. Tìm hiểu chung
GV? Nêu những hiểu biết của em về tác giả Nguyễn Khoa Điềm? Quan sát chân dung tác giả.
- Hstl: - Quê quán: Sinh năm 1943- xã Phong Hoà - Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên, Huế.
- Nguyễn Khoa Điềm là nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Chất chính luận làm cho thơ Nguyễn Khoa Điềm vừa dạt dào cảm xúc vừa lắng đọng suy nghĩ.
1 - Tác giả :
- Nguyễn Khoa Điềm là nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. 
- Chất chính luận làm cho thơ Nguyễn Khoa Điềm vừa dạt dào cảm xúc vừa lắng đọng suy nghĩ.
GV? Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh nào ? 
 - Hstl: + Bài thơ viết vào năm 1971, tại chiến khu miền tây Thừa Thiên. -> Nước ta đang trong thời kì kháng chiến chống Mĩ ở cả hai miền Nam Bắc. 
 + Thời kì này cuộc sống của cán bộ, nhân dân ta trên các chiến khu rất gian nan, thiếu thốn, bám đất tăng gia sản xuất vừa chiến đấu bảo vệ căn cứ.
2 - Tác phẩm :
- Bài thơ viết vào năm 1971, tại chiến khu miền tây Thừa Thiên.
- Bài thơ là lời hát có ba khúc (mỗi khúc có hai khổ thơ), ý thơ phát triển, xác thực và giàu tính biểu tượng. 
GV? Em hiểu gì về nhan đề bài thơ ? Từ đó em thấy về thể loại bài thơ có điểm gì đáng lưu ý ?
- Hstl: + Bài thơ là lời hát có ba khúc ( mỗi khúc có hai khổ thơ), ý thơ phát triển, xác thực và giàu tính biểu tượng.
 + Thể loại: Thơ trữ tình tám chữ ( Vần chân - liền - cách ) nhưng lại mang tính chất của bài hát ru - ru con.
-> Tạo âm điệu dìu dặt, vấn vương của lời ru, thể hiện một cách đặc sắc tình cảm tha thiết trìu mến của người mẹ.
GV? Bài thơ là lời ru của những ai ?
- Hstl: - Nội dung ( em bé lớn trên lưng mẹ ) -> hình ảnh thực ấy đặt trong hoàn cảnh giặc Mĩ xâm lược, nó có ý nghĩa sâu xa : sự sống nảy mầm, sinh sôi lớn ngay trên lưng mẹ.
GV hướng dẫn đọc - Đọc với giọng tha thiết, trầm ấm thể hiện cảm xúc của chủ thể trữ tình.
=> Hs đọc, nhận xét. 
GV? Xác định bố cục bài thơ ? Tác dụng của bố cục này ?
- Hstl: bài thơ chia làm 3 khúc hát. Mỗi khúc đều mở đầu bằng câu: Em cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi.
Hoạt động 3: Tìm hiểu chi tiết 
Mục tiêu: HS hiểu, cảm thụ được giá trị nội dung và nghệ thuật tác phẩm.
Phương pháp: Vấn đáp tìm tòi; nêu vấn đề. thuyết trình; đọc sáng tạo tái hiện hình tượng.
Thời gian: 20 phút.
II - Đọc - Hiểu văn bản 
GV nói: Như vậy hình ảnh nổi bật trong bài thơ khúc hát ru này là người mẹ Tà Ôi
GV? Qua từng đoạn thơ, người mẹ được miêu tả những công việc gì? Hoàn cảnh nào?
1. Hình ảnh bà mẹ Tà- ôi:
GV? Tìm những chi tiết, hình ảnh thể hiện sự vất vả, gian khổ của người mẹ trong khúc hát thứ nhất.
HS tìm các chi tiết thơ: Mẹ giã gạo nuôi bộ đội ( Nhịp chày nghiêng giấc ngủ em nghiêng, Mồ hôi mẹ rơi má con nóng hổi )
GV? Tìm những chi tiết, hình ảnh thể hiện sự vất vả, gian khổ của người mẹ trong khúc hát thứ hai?
HS tìm các chi tiết thơ: “Mẹ đang tỉa bắp trên núi Ka-lưi”: sự chịu đựng gian khổ của nguời mẹ “Lưng núi thì to mà lưng mẹ nhỏ”
GV? Tìm những chi tiết, hình ảnh thể hiện sự vất vả, gian khổ của người mẹ trong khúc hát thứ ba?
HS tìm các chi tiết thơ: “Mẹ đang chuyển lán, mẹ đi đạp rừng” “ Mẹ địu em đi để dành trận cuối”... Mẹ cùng các anh trai, chị gái trham gia chiến đấu với tinh thần quyết tâm, với lòng tin vào thắng lợi.
GV? Hình ảnh bà mẹ Tà-ôi được khắc họa như thế nào?
-Hstl: Hình ảnh bà mẹ Tà-ôi được khắc hoạ với những công việc cụ thể: mẹ địu con giã gạo nuôi bộ đội, tỉa bắp trên núi Ka-lưi, tham gia kháng chiến.
à Hình ảnh bà mẹ Tà-ôi được khắc hoạ với những công việc cụ thể: mẹ địu con giã gạo nuôi bộ đội, tỉa bắp trên núi Ka-lưi, tham gia kháng chiến.
GV? Mối liên hệ giữa công việc người mẹ đang làm với tình cảm, ước mong của mẹ qua các khúc ru? 
2. Những khúc ru và khát vọng của người mẹ:
GV? Hãy đọc kĩ các lời ru trực tiếp (4 dòng thơ cuối mỗi đoạn) để nhận xét mối liên hệ giữa tình cảm, ước mong với hoàn cảnh công việc trước đó?
- Hstl: Tình cảm và những ước vọng của bà mẹ
 Tà-ôi được gửi vào trong những khúc hát 
( ước nguyện gắn liền với cong việc):
Mẹ giã gạo- “Con mơ cho mẹ hạt gạo trắng ngần”
Mẹ tỉa bắp- “Con mơ cho mẹ hạt bắp lên đều”
à Cả hai khúc ru, bà mẹ mong con khôn lớn, có sức vóc phi thường.
- Mẹ địu con- “Con mơ cho mẹ được thấy Bác Hồ- Mai sau con lớn làm người tự do”à Ở lời ru thứ ba, bà mẹ mong con khôn lớn về phương diện tinh thần, mang lí tưởng của cả dân tộc.
Tình cảm và những ước vọng của bà mẹ Tà-ôi được gửi vào trong những khúc hát 
à Cả hai khúc ru, bà mẹ mong con khôn lớn, có sức vóc phi thường.
à Ở lời ru thứ ba, bà mẹ mong con khôn lớn về phương diện tinh thần, mang lí tưởng của cả dân tộc “Con mơ cho mẹ được thấy Bác Hồ- Mai sau con lớn làm người Tự do...”
GV? Em hiểu được điều gì qua cụm từ “con mơ cho mẹ”?
-Hstl:	Cụm từ “con mơ cho mẹ” lặp lại thể hiện tình yêu tha thiết của mẹ với con, con là niềm tin của mẹ
.
GV: Tác giả không để người mẹ trực tiếp nói mẹ mơ, mẹ ước điều gì. Với cụm từ “con mơ cho mẹ”, người mẹ đã gửi trọn niềm mong mỏi vào giấc mơ của đứa con. Mẹ mong con mình ngủ ngoan và có những giấc mơ đẹp. Thêm nữa, giọng điệu của lời ru càng th

File đính kèm:

  • docGIAO AN VAN 9 3 COT TUAN 11.doc
Giáo án liên quan