Giáo án môn Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 105+106: Viết bài tập làm văn số 5: Nghị luận xã hội

B. Hướng dẫn chấm:

a.Mức tối đa:

*.Về phương diện nội dung ( 8 đ)

*Về nội dung:

+ Đảm bảo hệ thống ý:

- Giải thích, lập luận chứng minh tính đúng đắn của vấn đề, học sinh đưa ra được thái độ và hành động đúng đắn của bản thân.

+ Lập luận chặt chẽ, có những kiến giải riêng hợp lý.

+ Bài viết của học sinh đảm bảo các ý cơ bản về nội dung như sau:

I. Mở bài( 1đ):

- Thời đại công nghệ thông tin đang ngày càng phát triển, tuổi thơ hôm nay đã dần xa rời các trò chơi dân gian quen thuộc và bổ ích như nhảy dây, bịt mắt bắt dê, ô ăn quan mà thay vào đó là việc chơi trò chơi điện tử trên mấy tính.

- Có nhiều bạn vì mải chơi trò chơi này mà sao nhãng việc học tập và còn phạm nhiều sai lầm khác.

II. Thân bài( 6đ):

1. Giải thích “Trò chơi điện tử” là gì?( 1đ)

- Một nhà tâm lý Mỹ đã đưa ra định nghĩa: “Trò chơi điện tử là trò chơi mà hành động trong đó cần công nghệ thông tin điều khiển”.

- Hiểu một cách đơn giản, trò chơi điện tử là những trò chơi được chơi trên thiết bị điện tử ( thường được gọi là game).

2. Thực trạng của trò chơi điện tử trong lứa tuổi học sinh hiện nay( 1đ):

- Ta có thể bắt gặp những quán điện tử ở bất cứ nơi đâu, từ các thành thị đến các nẻo đường thôn xóm ngõ ở nông thôn.

- Món tiêu khiển hấp dẫn đó đã thu hút rất nhiều đối tượng, mọi lứa tuổi, đặc biệt là học sinh ở độ tuổi mới lớn, ưa thích khám phá cái mới.

- Nhiều bạn học sinh ngồi hàng giờ, hàng ngày trước màn hình máy tính, mê mẩn với những trò chơi trên máy mà quên cả học hành.

- Hiện tượng đi sớm về muộn vì “nghiện” game của một bộ phận học sinh đã chẳng còn xa lạ nữa.

 

doc3 trang | Chia sẻ: Khải Anh | Ngày: 04/05/2023 | Lượt xem: 284 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 105+106: Viết bài tập làm văn số 5: Nghị luận xã hội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 105 - 106.Tập làm văn 
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 5 – NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
MÔN: NGỮ VĂN 9
A. Đề bài: Trò chơi điện tử là món tiêu khiển hấp dẫn. Nhiều bạn vì mải chơi mà sao nhãng học tập và còn phạm những sai lầm khác. Hãy nêu ý kiến của em về hiện tượng đó.
B. Hướng dẫn chấm:
a.Mức tối đa:
*.Về phương diện nội dung ( 8 đ)
*Về nội dung: 
+ Đảm bảo hệ thống ý: 
- Giải thích, lập luận chứng minh tính đúng đắn của vấn đề, học sinh đưa ra được thái độ và hành động đúng đắn của bản thân.
+ Lập luận chặt chẽ, có những kiến giải riêng hợp lý.
+ Bài viết của học sinh đảm bảo các ý cơ bản về nội dung như sau:
I. Mở bài( 1đ):
- Thời đại công nghệ thông tin đang ngày càng phát triển, tuổi thơ hôm nay đã dần xa rời các trò chơi dân gian quen thuộc và bổ ích như nhảy dây, bịt mắt bắt dê, ô ăn quan mà thay vào đó là việc chơi trò chơi điện tử trên mấy tính.
- Có nhiều bạn vì mải chơi trò chơi này mà sao nhãng việc học tập và còn phạm nhiều sai lầm khác.
II. Thân bài( 6đ):
1. Giải thích “Trò chơi điện tử” là gì?( 1đ)
- Một nhà tâm lý Mỹ đã đưa ra định nghĩa: “Trò chơi điện tử là trò chơi mà hành động trong đó cần công nghệ thông tin điều khiển”.
- Hiểu một cách đơn giản, trò chơi điện tử là những trò chơi được chơi trên thiết bị điện tử ( thường được gọi là game).
2. Thực trạng của trò chơi điện tử trong lứa tuổi học sinh hiện nay( 1đ):
- Ta có thể bắt gặp những quán điện tử ở bất cứ nơi đâu, từ các thành thị đến các nẻo đường thôn xóm ngõ ở nông thôn.
- Món tiêu khiển hấp dẫn đó đã thu hút rất nhiều đối tượng, mọi lứa tuổi, đặc biệt là học sinh ở độ tuổi mới lớn, ưa thích khám phá cái mới.
- Nhiều bạn học sinh ngồi hàng giờ, hàng ngày trước màn hình máy tính, mê mẩn với những trò chơi trên máy mà quên cả học hành.
- Hiện tượng đi sớm về muộn vì “nghiện” game của một bộ phận học sinh đã chẳng còn xa lạ nữa.
- Điều đó, đã khiến nhiều bạn vì mải chơi mà sao nhãng học tập và còn phạm nhiều sai lầm khác nữa.
3, Nguyên nhân( 1đ):
- Trò chơi điện tử là một món tiêu khiến hấp dẫn, người chơi dễ bị cuốn hút, mê mải không làm chủ bản thân mình:
+ Trò chơi điện tử là một thú vui tiêu khiển rẻ tiền, dễ chơi với những âm thanh được đồ họa rất sống động, bắt mắt, mới lạ, hợp với tính cách của giới trẻ. Càng chơi, các bạn càng thích thú hơn, càng tò mò hơn, và càng thõa mãn tính hiếu thắng khi chơi thắng một trò chơi nào đó, rất phù hợp với tâm lí tuổi mới lớn, ưa khám phá, thích thú trước những điều mới lạ.
+ Trò chơi điện tử giúp ta mở rộng quen biết với mọi người bởi tính cộng đồng của trò chơi điện tử rất cao, nhất là các trò chơi trực tuyến.
- Do bản thân chưa có ý thức tự giác, mà còn mải chơi; do gia đình, bố mẹ còn lỏng lẻo trong việc quản lí con cái
4. Phân tích mặt lợi và mặt hại của trò chơi điện tử( 1đ)
- Trò chơi điện tử giúp con người rèn luyện tư duy, nhạy bén, nhanh tay, nhanh mắt, xử lí các tình huống một cách sáng tạo và khéo léo.
- Một số trò chơi điện tử du nhập từ nước ngoài vào, do đó khi chơi chúng sẽ giúp ta trau dồi vốn từ tiếng Anh của mình, mở rộng hiểu biết.
- Đồng thời ,cũng giúp chúng ta thư dãn sau những giờ làm việc mệt mỏi, căng thẳng.
- Tác hại của trờ chơi điện tử:
+ Ngồi quá gần màn hình vi tính trong một thời gian dài có thể làm cho mắt bị cận thị , người mệt mỏi, sức khoẻ bị tổn hại .
+ Ham mê trò chơi điện tử còn dẫn đến sao nhãng nhiệm vụ chính của người học sinh là học tập : Mải chơi , bỏ tiết, trốn học, không hiểu bài , không làm bài tập , học tập sút kém dẫn đến chán học ..vô tình tự huỷ hoại tương lai của chính bản thân mình .
+ Trò chơi điện tử khiến người chơi luôn sống với thế giới ảo sẽ làm đầu óc trên nên mụ mẫm, thiếu vốn sống thực tế, khiến tâm hồn bị đầu độc bởi bạo lực, chém giết, bắn phá , cuốn con người vào một thế giới ảo đầy những mưu mô, thủ đoạn 
+ Ham chơi điện tử còn tiêu tốn tiền bạc một cách vô ích , có khi còn làm thay đổi nhân cách con người . Để có tiền chơi điện tử nhiều thói hư tật xấu bắt đầu nảy sinh như dối trá , thủ đoạn , trộm cắp tiền bạc, tài sản của gia đình , bạn bè Và không ai có thể lường trước được những hậu quả tai hại khác nếu niềm đam mê kia vẫn còn tiếp diễn .
+ Bị ảnh hưởng bởi những nội dung không lành mạnh hoặc bị bạn bè xấu rủ rê, lôi kéo dễ mắc vào các tệ nạn xã hội. ( Nêu một vài dẫn chứng cụ thể).
5. Đánh giá, bình luận( 2đ):
- Việc mải chơi điện tử rất nguy hại với lứa tuổi học sinh. Vì vậy:
+ Mỗi học sinh cần phải tự giác thực hiện qui định thời gian, không ảnh hưởng đến học tập.
+ Các bậc phụ huynh cần quản lí con em mình chặt chẽ.
+ Nhà trường và các tổ chức xã hội cần tổ chức các sân chơi bổ ích và lành mạnh.
+ Các cơ quan chức năng cũng cần quản lí và kiểm soát chặt chẽ các dịch vụ điện tử, cần có hình thức xử phạt nghiêm đối với các đối tượng vi phạm.
III. Kết bài( 1đ):
- Bản thân mỗi bạn trẻ cần ý thức rõ ràng những mặt lợi, mặt hại của trò chơi điện tử để tự điều chỉnh mình, tự rèn luyện ý thức tự giác.
* Về hình thức và các tiêu chí khác( 2đ):
+ Bài viết đảm bảo bố cục ba phần
+ Bài viết không sai lỗi diễn đạt, lỗi chính tả, lỗi dùng từ, đặt câu....
+ Lời văn mạch lạc trong sáng, từ ngữ giàu hình ảnh, lập luận chặt chẽ, thuyết phục.
b. Mức chưa tối đa: Chưa đảm bảo đầy đủ các yêu cầu về nội dung và hình thức nêu trên
c. Mức không đạt: Không làm bài hoặc làm lạc đề.

File đính kèm:

  • docgiao_an_mon_ngu_van_lop_9_tiet_105106_viet_bai_tap_lam_van_s.doc
Giáo án liên quan