Giáo án môn Ngữ văn lớp 8 - Tuần 32

A. Mục tiêu cần đạt:

- Nắm lại kiến thức về văn bản nhật dụng đã học ở lớp 8.

- Biết cách lựa chọn, tìm hiểu một hiện tượng hay một vài khía cạnh của các vấn đề mà văn nhật dụng trong chương trình lớp 8 đề cập.

- Biết cách trình bày hiện tượng, khía cạnh đời sống ở địa phương đã tìm hiểu bằng văn bản.

- Giáo dục tinh thần trách nhiệm, sự quan tâm đúng đắn đến đời sống xung quanh.

- Tích hợp: Với phần Văn: Các văn bản nhật dụng đã học ở lớp 8; phần Tập làm văn: Các kiểu văn bản đã học; phần Tiếng Việt: Các kiểu câu đã học.

B. Chuẩn bị:

1. GV: GV giao đề tài cho các tổ, gợi ý đề cương.

2. HS: Chuẩn bị đề tài theo tổ nhóm của mình.

C. Tiến trình tổ chức các hoạt động.

1/ Ổn định:

2/ Kiểm tra: - Kiểm tra xác suất sự chuẩn bị của h/s.

 

doc5 trang | Chia sẻ: minhanh03 | Lượt xem: 1020 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn lớp 8 - Tuần 32, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
T HIỆN TƯỢNG
 HAY MỘT KHÍA CẠNH ĐỜI SỐNG Ở THANH HOÁ
A. Mục tiêu cần đạt:
- Nắm lại kiến thức về văn bản nhật dụng đã học ở lớp 8.
- Biết cách lựa chọn, tìm hiểu một hiện tượng hay một vài khía cạnh của các vấn đề mà văn nhật dụng trong chương trình lớp 8 đề cập.
- Biết cách trình bày hiện tượng, khía cạnh đời sống ở địa phương đã tìm hiểu bằng văn bản.
- Giáo dục tinh thần trách nhiệm, sự quan tâm đúng đắn đến đời sống xung quanh.
- Tích hợp: Với phần Văn: Các văn bản nhật dụng đã học ở lớp 8; phần Tập làm văn: Các kiểu văn bản đã học; phần Tiếng Việt: Các kiểu câu đã học.
B. Chuẩn bị: 
1. GV: GV giao đề tài cho các tổ, gợi ý đề cương.
2. HS: Chuẩn bị đề tài theo tổ nhóm của mình.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động.
1/ Ổn định: 
2/ Kiểm tra: - Kiểm tra xác suất sự chuẩn bị của h/s.
3/ Bài mới: 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
- GV yêu cầu các tổ chuẩn bị trong 5 phút chọn bài của tổ mình.
- Lần lượt các tổ cử đại diện trình bày vấn đề của tổ mình dưới dạng văn bản hoàn chỉnh.
- Các tổ nhóm khác nhận xét về nội dung và hình thức trình bày của tổ, nhóm đó.
- GV tổng hợp ý kiến - nhận xét các nhóm.
- Chọn các bài làm tiêu biểu ra báo tường của lớp về chuyên đề địa phương.
I. Ôn tập lý thuyết:
1- Tổ 1: Vấn đề ô nhiễm môi trường.
VD: - Việc thu gom rác thải.
 - Hiện trạng nước sạch sinh hoạt.
 - Khói lò gạch
2- Tổ 2: Vấn đề dân số KHHGĐ 
VD: - Dân số địa phương hiện nay.
 - Hậu quả của sự tăng nhanh dân số đối với gia đình, địa phương.
 - Giải pháp khắc phục.
3- Tổ 3: Vấn đề tệ nạn xã hội:
VD: - Hiện tượng hút thuốc lá ở gia đình địa phương.
 - Hoạt động chống ma tuý ở địa phương.
 - Tấm gương cai nghiện ma tuý, bỏ thuốc lá
II. Luyện tập:
1. Trình bày văn bản do cá nhân hoặc tổ, nhóm đã chuẩn bị. Các học sinh và giáo viên đánh giá, nhận xét.
2. Sử dụng dẫn liệu kết hợp với trả lời câu hỏi nêu ra sau đây, em hãy viết bài về “rác ni lông”.
a) Dẫn liệu:
- Rác thải là tất cả những thứ con người không sử dụng, vứt bỏ ra môi trường. Nó là anh em sinh đôi với con người và cuộc sống. Rác thải làm cho môi trường sống bẩn thỉu, hôi hám, ô nhiễm. Rác thải chia làm 3 loại: rác thải sinh hoạt, rác thải công nghiệp và rác thải y tế.
- Nước ta mỗi ngày thải ra khoảng 50 nghìn tấn rác, trong đó có 22.220 tấn rác thải sinh hoạt.
- Xã hội càng phát triển, dân số càng tăng nhanh, rác thải sẽ càng nhiều.
- Trong loại rác thải sinh hoạt không phân huỷ được, nguy hiểm nhất là rác ni lông.
- Năm 1983, rùa biển nhiều nước chết do nuốt phải túi ni lông mà chúng nhầm tưởng là sứa. Nước Anh có con rùa 9 tạ và nước Mĩ có một chú cá voi chết vì túi ni lông làm tắc ruột.
- Các nhà khoa học ước tính mỗi năm có khoảng 100.000 động vật biển chết do túi ni lông gây ra.
- Một số loại túi ni lông còn chứa chất độc, hại não và gây unh thư phổi. Tiêu huỷ ni lông bằng cách đốt, có thể sinh ra chất đi-ô-xin rất độc.
- Các sản phẩm từ nhựa, khi mới làm ra, người ta gọi là cuộc “cách mạng màu trắng”. Bây giờ được coi là “thảm hoạ màu trắng”.
b) Trả lời câu hỏi:
- Rác thải ni lông gây tác hại như thế nào đến môi trường đất và nước?
- Bản thân em và mọi người xung quanh xử lí rác ni lông như thế nào?
- Em có đề xuất gì và góp phần như thế nào để hạn chế rác ni lông?
4/ Củng cố: - Củng cố những vấn đề của địa phương, đưa ra giải pháp góp phần phát huy mặt tích cực và hạn chế những yếu kém.
- Giới thiệu một hoạt động hoặc tấm gương bảo vệ môi trường mà em biết.
5/ HDVN: - Tiếp tục tìm hiểu, trình bày các vấn đề của địa phương, Ôn tập phần văn.
RÚT KINH NGHIỆM:	
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 05/04/2013	
Ngày giảng: ....................
Tiết 122: Tiếng Việt CHỮA LỖI DIỄN ĐẠT (Lỗi lô-gic)
I. Mục tiêu: Giúp học sinh
 1. Kiến thức:
 _ Hiểu quả của việc diễn đạt lô-gíc.
 2. Kỹ năng:
 _ Phát hiện và chữa được các lỗi diễn đạt liên quan đến lô-gíc.
 3. Thái độ:
 _ Giáo dục HS ý thức tự sửa lỗi.
II. Trọng tâm: 
 _ Luyện tập 
III. Chuẩn bị:
 Giáo viên: Phiếu học tập ghi bài tập. 
 Học sinh: Làm bài tập vào VBT. 
IV. Tiến trình:
 1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: 
 2. Kiểm tra miệng:
 Kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS.
Câu hỏi: Hôm nay chúng ta học bài gì? Em đã chuẩn bị gì cho bài học hôm nay? (2đ)
 _ HS trả lời, GV dẫn vào bài. 
 3. Bài mới: 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
* GV gọi HS đọc bài tập 1: (sgk/127)
* Những câu dưới đây mắc 1 số lỗi diễn đạt liên quan đến lôgic. Hãy phát hiện và sửa những lỗi đó.
* HS thảo luận (5’)
Nhóm 1: câu a,b Nhóm 2: câu c,d
Nhóm 3: câu e,g Nhóm 4: câu h,i
* HS trao đổi bài, tìm trong bài TLV của bạn những câu sai về diễn đạt, yêu cầu sửa lại cho đúng.
- GV gọi HS lên bảng ghi lại một số lỗi tiêu biểu, cùng sửa chữa.
1. Bài tập 1: 
* Ví dụ một số cách chữa như sau:
a. Quần áo, dày dép, đồ dùng sinh hoạt nó không thể nằm trong hệ thống của đồ dùng học tập.
=> Chúng em đã giúp các bạn hs những vùng bị bão lụt quần áo, giày dép và các vật dụng sinh hoạt khác.
b. Thanh niên là tập hợp của những người trẻ tuổi, còn bóng đá là 1 môn thể thao, 2 khái niệm này không đồng nhất với nhau. Trong thanh niên có hs, sinh viên, bộ đội còn trong bóng đá có thể có huấn luyện viên, cầu thủ...
=> c1: Trong thanh niên nói chung và trong tầng lớp sinh viên nói riêng, niềm say mê là nhân tố quan trọng dẫn đến thành công.
=> c2: Trong thể thao nói chung và trong bóng đá nói riêng, niềm say mê là nhân tố quan trọng dẫn đến thành công.
c. Lão Hạc, Bước đường cùng là 2 tác phẩm của VN từ thời kì 1930-1945 không nằm trong hệ thống tác giả là Ngô Tất Tố.
=> c1: Lão hạc (Nam Cao); Bước đường cùng (Nguyễn Công Hoan); Tắt đèn (Ngô Tất Tố) đã giúp chúng ta...
=> c2: Lão Hạc, Bước đường cùng và Tắt đèn đã giúp...
d. Em muốn trở thành kĩ sư hay bác sĩ.
e. Bài thơ không chỉ hay về nghệ thuật mà còn sâu sắc về nội dung tư tưởng.
g. Trên sân ga chỉ còn lại 2 người, 1 người thì cao, gầy còn 1 người thì lùn và béo.
h/ c1: Chị Dậu rất cần cù, chịu khó nên chị đã đảm đang gánh vác mọi trách nhiệm cho chồng.
c2: Chị Dậu rất nhân hậu, thuỷ chung nên chị rất mực yêu thương chồng con.
i./ c1: Nếu không phát huy những đức tính tốt đẹp của người phụ nữ thì phụ nữ VN ngày nay không thể xứng đáng với 8 chữ vàng của Bác Hồ trao tặng. Đó là anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang.
C2: Nếu như không phát huy cao độ những đức tính tốt đẹp của phụ nữ xưa thì phụ nữ VN ngày nay không thể đảm đang được những nhiệm vụ vinh quang và nặng nề đó.
k./ c1: Hút thuốc lá vừa có hại cho sức khoẻ của chính mình, vừa gây hại cho sức khoẻ của những người xung quanh.
2.Bài tập 2/128 (10')
 4.Câu hỏi và bài tập củng cố:
 GV nhắc lại các chú ý khi viết văn. Tránh một số lỗi thường gặp.
 5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: 
 1. Tiếp tục trao đổi bài, tìm trong bài TLV của bạn những câu sai về diễn đạt, sửa lại cho đúng.
 2. Chuẩn bị: Ôn tập Tiếng Việt HKII
 Đọc và trả lời các câu hỏi ôn tập (SGK/130,131,132, 133)
 Làm các bài tập 
V. Rút kinh nghiệm:
....................................................................................................................................
Ngày soạn: 05/04/2013	
Ngày kiểm tra: ....................
Tiết 123,124: VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 7 - VĂN NGHỊ LUẬN
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
 1. Kiến thức:
 _ HS biết vận dụng kỹ năng để viết bài văn nghị luận một vấn đề về văn học hoặc xã hội. 
 2. Kỹ năng:
 _ Tiếp tục rèn luyện kỹ năng viết văn nghị luận.
 _Xác định và lập hệ thống luận điểm cho bài văn nghị luận.
 _Biết đưa các yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm vào một bài văn nghị luận.
 3. Thái độ:
 _ Học sinh luôn có ý thức vận dụng các kiến thức đã học vào bài văn nghị luận.
II. Đề kiểm tra:
 “Hãy nói không với ma tuý”. Em hãy viết một bài văn nghị luận để nêu rõ tác hại của ma túy. Là học sinh em cần phải làm gì để phòng, tránh ma tuý.
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA
 Chủ đề
Cấp độ
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Văn nghị luận
Kiểm tra kiến thức của học sinh về văn nghị luận.
Số câu : 
Số điểm: 
Tỉ lệ:
Số câu: 
Số điểm:
Số câu: 1
SĐ: 10
Tỉ lệ: 100%
III. Đáp án:
Nội dung 
Điểm
a. Mở bài: 
- Dẫn dắt vấn đề.
- Khẳng định ma tuý ảnh hưởng lớn tới kinh tế, sức khoẻ, nhân cách của con người.
(1.5 điểm)
b. Thân bài:
* Giải thích: Tại sao lại: Hãy nói không với ma tuý.
 Hãy nói không với ma tuý là như thế nào? (2đ)
* Chứng minh: (5đ)
- Ma tuý ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội. 
(Dẫn chứng cụ thể: người nghiện ma tuý đã tiêu hết số tiền là bao nhiêu, kinh tế gia đình, xã hội bị ảnh hưởng như thế nào?)
- Ma túy huỷ hoại sức khoẻ con người.
 (Dẫn chứng cụ thể.)
 - Ma tuý huỷ hoại nhân cách con người.
 (Bao nhiêu người nghiện ma tuý phạm tội.
 Con giết cha, mẹ. Chồng giết vợ )
- Ma tuý dẫn đến căn bệnh nguy hiểm HIV/AIDS.
 (Dẫn chứng cụ thể.)
- Ma tuý xâm nhập vào học đường có ảnh hưởng tới nhân cách của học sinh.
- Nêu một vài biện pháp phòng, chống ma tuý 
(7 điểm)
c. Kết bài:
- Khái quát lại vấn đề.
- Suy nghĩ, hành động của bản thân.
(1.5 điểm)
IV. CỦNG CỐ, DẶN DÒ, HƯỚNG DẪN TỰ HỌC 
 - Gv nhận xét. Thu bài 
 - Sọan bài : Tổng kết phần Văn. 
V. RÚT KINH NGHIỆM
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... 
Kiểm tra, ngày 06 tháng 04 năm 2013
Nhận xét

File đính kèm:

  • docTuan 32.doc
Giáo án liên quan