Giáo án môn Ngữ văn lớp 8 - Tuần 30

I. Mục tiêu: Giúp học sinh

 1. Kiến thức:

 _ Củng cố kiến thức Văn học đã học ở HKII.

 2. Kỹ năng:

 _ Vận dụng kiến thức đã học vào thực hành.

 _ Rèn luyện kỹ năng khái quát, phân tích, thực hành, viết đoạn văn.

 3. Thái độ:

 _ Giáo dục HS tính cẩn thận, trung thực, tư duy, sáng tạo trong kiểm tra.

 

doc10 trang | Chia sẻ: minhanh03 | Lượt xem: 1218 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn lớp 8 - Tuần 30, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 dụ minh họa. Phiếu học tập ghi bài tập. 
 Học sinh: Đọc và trả lời câu hỏi trong SGK. Làm bài tập vào VBT. 
IV. Tiến trình:
 1. Ổn định tổ chức và kiểm diện:
 2. Kiểm tra miệng:
Câu hỏi 1: Qua bài học em hiểu thế nào là lượt lời? Khi sử dụng lượt lời cần chú ý điều gì? (8đ) 
Trả lời: - Trong hội thoại, ai cũng được nói. Mỗi lần có một người tham gia hội thoại nói được gọi là một lượt lời.
 - Để giữ lịch sự, cần tôn trọng lượt lời của người khác, tránh nói tranh lượt lời, cắt lời hoặc chêm vào lời người khác.
 - Nhiều khi, im lặng khi đến lượt lời của mình cũng là một cách biểu thị thái độ.
Câu hỏi 2: Hôm nay chúng ta học bài gì? Em đã chuẩn bị gì cho bài học hôm nay? (2đ)
 _ HS trả lời, GV dẫn vào bài. 
 3. Bài mới: 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
HĐ1: (Vào bài)
* Nêu trật tự bình thường trong hai câu thơ sau:
Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông chợ mấy nhà.
=> Vào bài.
HĐ2:
* Gọi HS đọc đoạn trích, sgk/110.
* Có thể thay đổi trật tự từ trong câu in đậm theo những cách nào mà không làm thay đổi nghĩa cơ bản của câu?
1. Cai lệ gõ đầu roi xuống đất, thét bằng giọng khàn khàn của người hút nhiều xái cũ.
2. Cai lệ thét bằng giọng khàn khàn của một người hút nhiều xái cũ, gõ đầu roi xuống đất.
. (có 6 cách sắp xếp)
* Sau khi biến đổi như vậy, em có nhận xét gì?
_ Với một câu cho trước, nếu thay đổi trật tự các từ có trong câu, chúng ta có thể có 6 cách diễn đạt khác nhau mà không làm thay đổi nghĩa cơ bản của nó.
* Vì sao tác giả lại chọn trật tự từ như trong đoạn trích?
_ Cách viết của tác giả có thể nhằm mục đích sau: nhấn mạnh vị thế xã hội, thái độ hung hãn của cai lệ, tạo liên kết câu, tạo nhịp điệu cho câu văn...
+ Từ roi tạo liên kết với câu trước.
+ Từ thét tạo liên kết với câu sau.
+ Cụm từ gõ đầu roi xuống đất nhấn mạnh vị thế xã hội và thái độ hung hãn của cai lệ.
=> Trật tự từ là cách sắp xếp từ ngữ trong một câu.
HĐ3:
* Gọi HS đọc đoạn trích 1, sgk/111.
* Nêu tác dụng của việc sắp xếp trật tự từ (in đậm) trong các câu?
- giật phắt cái thừng trong tay anh và chạy sầm sập đến chỗ anh Dậu à Thể hiện thứ tự trước sau của hoạt động.
- xám mặt, vội vàng đặt con xuống đất, chạy đến đỡ lấy tay hắn à Thể hiện thứ tự trước sau của hoạt động.
- cai lệ và người nhà lí trưởng à Thể hiện thứ bậc cao thấp của các nhân vật và thứ tự xuất hiện của các nhân vật.
- roi song, tay thước và dây thừng à Thể hiện thứ tự tương ứng với trật tự của cụm từ đứng trước: cai lệ mang roi song, người nhà lí trưởng mang tay thước và dây thừng.
*Gọi HS đọc đoạn trích 2, sgk/112. 
* So sánh cách sắp xếp trật tự từ (in đậm) của nhà văn Thép Mới với những cách sắp xếp khác?
_ Cách viết của nhà văn Thép Mới cớ hiệu quả diễn đạt cao hơn vì nó có nhịp điệu hơn (đảm bảo được sự hài hòa về ngữ âm).
=> Cách sắp xếp trật tự từ có tác dụng:
- Thể hiện thứ tự của sự việc, hành động
- Thể hiện vị thế xã hội của các nhân vật
- Nhấn mạnh tính chất, đặc điểm của sự việc, hành động.
- Tạo liên kết câu.
- Tạo nhịp điệu cho câu.
* Từ các ví dụ trên, hãy rút ra nhận xét về tác dụng của việc sắp xếp trật tự từ trong câu?
Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập.
* Gọi học sinh đọc các câu trong bài tập. GV hướng dẫn học sinh làm bài.
Câu a:
	Kể tên các vị anh hùng dân tộc theo thứ tự xuất hiện của các vị ấy trong lịch sử của dân tộc.
Câu b:
	Đẹp vô cùng đảo lên trước để nhấn mạnh vẻ đẹp của Tổ quốc mới được giải phóng.
	Hò ô đưa lên phía trước để bắt vần lưng với sông Lô, gợi ra một không gian mênh mang sông nước, đồng thời bắt vần chân ngạt – hát để tạo ra sự hài hòa về ngữ âm cho khổ thơ.
Câu c: 
	Lặp từ và cụm từ mật thám, đội con gái để tạo liên kết với câu đứng trước.
I. Nhận xét chung: 
Ghi nhớ (SGK/111)
II. Một số tác dụng của sự sắp xếp trật tự từ
- Tác dụng: 
+ Thể hiện thứ tự nhất định của sự vật, hiện tượng, hoạt động, đặc điểm,
+ Nhấn mạnh hình ảnh, đặc điểm của sự vật, hiện tượng;
+ Liên kết câu với những câu khác trong văn bản.
+ Đảm bảo sự hài hòa về ngữ âm của lời nói.
Ghi nhớ (SGK/112)
III. Luyện tập:
* Giải thích lý do sắp xếp trật tự từ: 
 4.Câu hỏi và bài tập củng cố:
Câu hỏi 1: Tác dụng của việc sắp xếp trật tự từ trong câu?
Trả lời: + Thể hiện thứ tự nhất định của sự vật, hiện tượng, hoạt động, đặc điểm,
 + Nhấn mạnh hình ảnh, đặc điểm của sự vật, hiện tượng;
 + Liên kết câu với những câu khác trong văn bản.
 + Đảm bảo sự hài hòa về ngữ âm của lời nói.
 5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: 
 1. Xem lại các ví dụ, học thuộc phần ghi nhớ; hoàn thành các bài tập còn lại.
 Tập viết một đoạn văn nghị luận, giải thích cách sắp xếp trật tự từ trong một vài câu văn cụ thể.
 2. Chuẩn bị: Lựa chọn trật tự từ trong câu (tt).
 Làm trước các bài tập (SGK/122).
V. Rút kinh nghiệm:
...................................................................................................................................
Ngày soạn: 22/03/2013	
Ngày giảng: ....................
Tiết 115 	 Tập làm văn: 	TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 6
 (VĂN NGHỊ LUẬN)
I. Mục tiêu: Giúp học sinh
 1. Kiến thức:
 _ HS biết hệ thống kiến thức về văn nghị luận.
 2. Kỹ năng:
 _ Biết cách làm một bài văn nghị luận hoàn chỉnh. 
 3. Thái độ:
 _ Giáo dục HS ý thức sửa chữa các lỗi sai khi mắc phải. 
II. Trọng tâm: 
 _ Phát hiện và sửa lỗi bài làm của mình.
III. Chuẩn bị:
 Giáo viên: Chấm bài kiểm tra, điểm, các lỗi cần sửa. 
 Học sinh: Nhớ lại đề bài và lập dàn ý cho đề Tập làm văn đã làm.
IV. Tiến trình:
 1. Ổn định tổ chức và kiểm diện:
 2. Kiểm tra miệng:
 Kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS 
 3. Bài mới: 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
HĐ1:
- Học sinh biết làm bài văn nghị luận.
- Bố cục rõ ràng, mạch lạc.
- Vận dụng được phương pháp nghị luận, đưa được các yếu tố miêu tả, tự sự và biểu cảm vào trong bài viết.
HĐ2:
* GV nhận xét ưu - khuyết điểm:
1. Ưu điểm:
 HS nắm được yêu cầu và thể loại của đề bài. 
 HS biết giải thích nghĩa của câu tục ngữ.
 HS có liên hệ thực tế bản thân.
 2. Khuyết điểm:
 * Nội dung:
 Vài em chưa biết cách giải thích, chủ yếu phát biểu cảm nghĩ của bản thân.
 Một số em làm kiểu bài chứng minh.
* Hình thức: Viết chữ còn cẩu thả, sai lỗi chính tả.
 Diễn đạt chưa trọn ý, dùng từ chưa đúng nghĩa.
HĐ3:
GV trả bài và lấy điểm vào sổ.
HĐ4:
GV gọi 2 HS lên bảng lập dàn bài
GV cùng HS nhận xét dựa vào dàn bài ở tiết 103,104
HĐ5:
GV gọi HS lên bảng ghi lại các lỗi (chính tả, dấu câu, diễn đạt) và sửa lại.
GV kết hợp đọc các đoạn văn sai, cùng sửa lỗi.
GV gọi HS đọc bài văn hay cho các bạn cùng học tập kinh nghiệm.
HĐ6:
_ Tìm đọc nhiều bài tham khảo, rút ra bài học cho bản thân.
_ Học cách viết văn nghị luận đúng yêu cầu.
_ Thường xuyên kiểm tra các em học sinh có kết quả thấp.
_ Trao đổi bài, phát hiện và sửa lỗi.
_ Ra đề cho HS tập viết đoạn văn trình bày luận điểm, có kiểm tra sát xuất.
I. Đề - tìm hiểu đề:
Đề: Bạn em chỉ thích trò chơi điện tử mà tỏ ra thờ ơ không quan tâm tới thiên nhiên, em hãy chứng minh cho bạn thấy: Thiên nhiên là nơi cho ta sức khoẻ, hiểu biết, niềm vui vô tận. Và vì thế, chúng ta cần gần gũi với thiên nhiên, yêu mến thiên nhiên. 
II. Nhận xét ưu - khuyết điểm:
III. Trả bài và lấy điểm vào sổ:
IV. Lập dàn bài: 
V. Sửa lỗi và đọc bài văn hay:
 GV đọc bài văn hay và rút kinh nghiệm cho cả lớp.
VI. Hướng khắc phục:
 4.Câu hỏi và bài tập củng cố:
 Giáo viên nhắc lại các vấn đề cần chú ý khi làm bài văn giải thích. Chú ý HS rút kinh nghiệm cho bài sau.
 5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: 
 1. - Đọc và phát hiện yếu tố biểu cảm, cách đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận ( qua từ ngữ, câu cảm, giọng điệu) trong văn bản cụ thể
 - Xác định cảm xúc trước vấn đề nêu ra ở đề bài trên
 2. Chuẩn bị: Tìm hiểu yếu tố tự sự và miêu tả trong bài văn nghị luận.
 Đọc ví dụ và trả lời câu hỏi trong SGK, làm bài tập vào VBT
V. Rút kinh nghiệm:
....................................................................................................................................
Ngày soạn: 22/03/2013	
Ngày giảng: ....................
Tiết 116 Tập làm văn: TÌM HIỂU VỀ CÁC YẾU TỐ TỰ SỰ VÀ MIÊU TẢ 
 TRONG VĂN NGHỊ LUẬN
I. Mục tiêu: Giúp học sinh
 1. Kiến thức:
 _ Hiểu sâu hơn về văn nghị luận , thấy được tự sự và miêu tả là những yếu tố rất cần thiết trong bài văn nghị luận.
 _ Nắm được cách thức cơ bản khi đưa các yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận. 
 2. Kỹ năng:
 _ Vận dụng các yếu tố tự sự và miêu tả vào đoạn văn nghị luận.
 3. Thái độ:
 _ Giáo dục học sinh yêu thích môn học.
II. Trọng tâm: 
 _ Vận dụng các yếu tố tự sự và miêu tả vào trình bày đoạn văn nghị luận.
III. Chuẩn bị:
 Giáo viên: Nghiên cứu sgk, sgv, Thiết kế bài giảng Ngữ văn theo hướng tích hợp. 
 Học sinh: Soạn bài theo sự hướng dẫn của giáo viên.
IV. Tiến trình:
 1. Ổn định tổ chức và kiểm diện:
 2. Kiểm tra miệng:
 Kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS
Câu hỏi: Hôm nay chúng ta học bài gì? Em đã chuẩn bị gì cho bài học hôm nay? 
 _ HS trả lời, GV dẫn vào bài. 
 3. Bài mới: 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
HĐ1:
* Gọi HS đọc đoạn văn 1a, sgk/113.
* Xác định các yếu tố tự sự trong đoạn văn trên?
_ “Vị chúa tỉnh  không quan trọng.”
_ Thoạt nhiên, chúng tóm  hoặc xì tiền ra.
* Vì sao đoạn trích 1a có nhiều yếu tố tự sự nhưng không phải là văn bản tự sự?
_ Vì mục đích chính ở đây không phải là kể chuyện bắt lính mà là để vạch trần sự giả dối của bọn cai trị thực dân.
* Hãy tước bỏ các yếu tố tự sự để đoạn văn trên trở thành một đoạn văn khác?
_ Sau nữa, việc săn bắt thứ vật liệu biết nói đó, mà lúc bấy giờ người ta gọi là chế độ lính tình nguyện đã gây ra những vụ nhũng lạm hết sức trắng trợn. Sự thật đó được thể hiện trong suốt quá trình bắt lính ở các tỉnh, huyện, xã, thôn trong cả nước Việt Nam. Hoặc đi lính tình nguyện hoặc phải nộp tiền.
* So sánh đoạn văn 1a với đoạn văn đã tước bỏ các yếu tố tự sự?
_ Đoạn văn 1a hay hơn, sinh động, rõ ràng hơn. Các luận cứ tạo cho đoạn văn sức thuyết phục, tố cáo mạnh mẽ hơn.
ð Như vậy, yếu tố tự sự cũng có vai trò rất quan trọng trong văn nghị luận.
* Gọi

File đính kèm:

  • docTuan 30.doc
Giáo án liên quan