Giáo án môn Ngữ văn lớp 8 - Tuần 24

A. Mục tiêu bài học:

 1, Kiến thức:

 - Hiểu rõ đặc điểm hình thức của câu trần thuật.

 - Chức năng của câu trần thuật.

 2, Kỹ năng:

- Ra quyết định: - Nhận ra và biết sử dụng câu trần thuật theo mục đích giao tiếp cụ thể

- Giao tiếp: -Trình bày suy nghĩ ý tưởng, trao đổi về đặc điểm, cách sử dụng câu trần thuật phù hợp với tình huống giao tiếp.

 3,Thái độ: Có ý thức trong việc sử dụng câu trần thuật khi nói, viết .

B. Chuẩn bị:

1. Giáo viên: Chuẩn bị bảng phụ, tham khảo tài liệu.

2. Học sinh : Ôn bài cũ, chuẩn bị bài mới theo yêu cầu của GV.

C. Tiến trình tổ chức các hoạt động:

 * Hoạt động 1: Kiểm tra trong tiết học

 Hoạt động 2: Giới thiệu bài ( 1' )

 Chúng ta đã tìm hiểu xong đặc điểm hình thức và chức năng của câu cảm thán; tiết học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu một loại câu mới: Câu trần thuật.

 

doc9 trang | Chia sẻ: minhanh03 | Lượt xem: 972 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn lớp 8 - Tuần 24, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
y dựng đất nước Đại Việt hùng mạnh và bền vững muôn đời, sau khi được triều thần suy tôn lên làm vua, Lý Công Uẩn đã đổi tên nước từ Đại Cồ Việt thành Đại Việt, đặt niên hiệu là Thuận thiên ( thuận theo trời) và quyết định dời kinh đô từ Hoa Lư ( Ninh Bình) ra thành Đại La (Sau đôỉ tên thành Thăng Long – Rồng bay). Vua ban "Thiên đô chiếu” cho triều đình và nhân dân được biết.
 *Hoạt động 3: Bài mới( 40' ) 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Gọi HS đọc chú thích dấu *
? Nêu hiểu biết của em về tác giả? Hoàn cảnh ra đời của bài chiếu?
GV: Lý Công Uẩn là người thông minh, nhân ái, có chí lớn, sáng lập vương triều nhà Lý.
Gv nêu yêu cầu đọc: Giọng mạch lạc, rõ ràng, chú ý các câu hỏi, câu cảm...
GV đọc đoạn 1
GV hướng dẫn H/s tìm hiểu một số từ khó SGK
?Trình bày hiểu biết của em về thể chiếu?
? Bài chiếu này thuộc kiểu văn bản nào mà em đã học? 
? Nếu là văn bản nghị luận thì vấn đề nghị luận của bài chiếu này là gì?
? Vấn đề đó được trình bày bằng mấy luận điểm? Mỗi luận điểm được ứng với phần văn bản nào ?
 Đọc: Từ đầu...không thể không dời đổi.
-GV Luận điểm trong bài văn nghị luận thường được triển khai bằng một số luận cứ.
? Qua phần vừa đọc em hãy cho biết luận điểm" vì sao phải dời đô" được làm sáng tỏ bằng các luận cứ nào?
 Hãy theo dõi đoạn văn bản trình bày luận cứ 1:
? Những lý lẽ và chứng cớ nào được viện dẫn?
? Ý định dời đô bắt nguồn từ kinh nghiệm lịch sử cho em sự hiểu biết nào về Lý Công Uẩn?
Gv: Một trong những đặc điểm tâm lý của con người thời đại là noi theo người xưa và làm theo ý trời, mệnh trời. Bởi vậy mở đầu bài chiếu Lý Công Uẩn đã trích dẫn điển tích, điển cố xưa. Số lần dời đô của các triều đại Trung Quốc không phải là ít, nhưng quan trọng nhất là mục đích của những lần dời đô ấy.
Hãy theo dõi văn bản trình bày luận cứ 2 và cho biết:
? Những chứng cứ nào được viện dẫn? Kết quả ra sao?
? Theo Lý Công Uẩn, kinh đô cũ ở vùng Hoa Lư (Ninh Bình) của hai triều Đinh, Lê là không thích hợp vì sao?
? Câu văn" Trẫm rất đau xót... dời đô" Nói lên điều gì, có tác dụng gì trong bài nghị luận?
? Em đánh giá như thế nào về Lý Công Uẩn và việc dời đô?
Gọi hs đọc diễn cảm đoạn hai của bài
? Luận điểm hai của bài được trình bày bằng những luận cứ nào?
Theo dõi đoạn văn trình bày luận cứ 1 em hãy cho biết:
? Để làm rõ lợi thế của thành Đại La, tác giả bài chiếu đã dùng những chứng cớ nào?
? Các chứng cớ đó có sức thuyết phục không ? Vì sao những chứng cớ đó có sức thuyết phục?
? Từ đó em hãy khái quát lợi thế của thành Đại La ?
 Ở luận cứ hai, tác giả gọi Đại La là thắng địa của đất Việt
? Đất như thế nào được gọi là thắng địa?
? Khi tiên đoán Đại La sẽ là chốn hội tụ trọng yếu của bốn phương đất nước cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời, tác giả đã bộc lộ khát vọng nào của của nhà vua cũng như của dân tộc ta lúc bấy giờ?
? Cuối bài chiếu là lời tuyên bố: Trẫm muốn dựa vào sự thuận lợi của đất ấy để định chỗ ở. Các khanh nghĩ thế nào? Em hiểu gì về tư tưởng tình cảm của Lý Công Uẩn qua lời tuyên bố này?
? Bài chiếu có những thành công nào về nghệ thuật? (Bố cục, cách lập lụân)
? Bài chiếu giúp em hiểu gì về khát vọng của nhà vua và của dân tộc?
? Qua phân tích em thấy vb có ý nghĩa gì ? 
? Từ bài chiếu em chân trọng phẩm chất nào của Lý Công Uẩn?
I. Đọc - tiếp xúc văn bản:
* Tác giả, tác phẩm:
- Tác phẩm: Lý công Uẩn cho rằng kinh đô cũ của nhà Đinh, Lê ở Hoa Lư( NB) là nơi ẩm thấp chật hẹp, tự tay ông viết bài chiếu này tỏ ý định ra thành Đại La( Hà Nội)
*Đọc:
* Từ khó SGK:
* Tìm hiểu cấu trúc văn bản:
- Kiểu văn bản nghị luận, vì: nó được viết bằng phương thức lập luận để trình bày và thuyết phục người nghe theo tư tưởng dời đô của tác giả.
- Sự cần thiết phải dời kinh đô từ Hoa Lư về Đại La.
- Hai luận điểm:
 + LĐ1: Vì sao phải dời đô? ( Từ đầu đến không thể dời đổi)
+ LĐ2: Thành đại La là nơi định đô lý tưởng. ( Còn lại)
II/ Đọc - hiểu văn bản:
1. Đoạn 1:Vì sao phải dời đô?
- 2 luận cứ
+ Dời đô là điều thường xuyên xảy ra trong lịch sử các triều đại.
+ Nhà Đinh, Lê của chúng ta đóng đô ở một chỗ là hạn chế.
* Dời đô là điều thường xuyên xảy ra trong lịch sử các triều đại:
- Nhà Thương 5 lần dời đô, nhà Chu 3 lần dời đô.
- Không phải theo ý riêng mà vì muốn đóng đô ở nơi trung tâm, mưu toan việc lớn, tính kế muôn đời cho con cháu.
- Khiến cho vận nước lâu dài, phong tục phồn thịnh.
Có thực trong lịch sử ai cũng biết.
- > Kết quả :làm cho đất nước vững bền, phát triển thịnh vượng
- Noi gương sáng không chịu thua các triều đại hưng thịnh trước đó.
- Muốn đưa nước ta đến hùng mạnh lâu dài.
* Phê phán hai triều đại đinh, Lê không chịu dời đô là hạn chế.
- Hai nhà đinh, Lê không noi theo dấu cũ, cứ đóng yên đô thành. 
-> Hậu quả : triều đại ngắn ngủi, nhân dân khổ sở, đất nước không phát triển.
+ Hoa Lư là nơi ẩm thấp, chật hẹp, giao giao thông không thuận lợikhông phải là chỗ hội tụ của muôn dânvì vậy không còn thích hợp nữa.
+ Ở một nơi không thuận lợi như thế, hai triều Đinh, Lê vẫn phải đóng đô ở đó vì thế và lực của hai triều đại này vẫn chưa đủ mạnh nên họ vẫn phải dựa vào địa thế hiểm trở của núi rừng Hoa Lư. Đến thời Lý với sự phát triển của đất nước thì việc đóng đô ở Hoa Lư là không còn phù hợp nữa.
-Tình cảm và tâm trạng của nhà vua trước hiện tình đất nước.
Trong bài nghị luận, yếu tố lý lẽ, dẫn chứng, lập luận rất quan trọng. Nhưng tình cảm của người viết nếu được bộc lộ chân thành và sâu sắc thì cũng làm tăng tính rthuyết phục cho lập luận. Câu văn còn thể hiện quyết tâm dời đô của nhà vua
- Là một bậc minh quân và việc dời đô gắn liền với một thời kỳ phát triển mới của Đại Việt, Thể hiện khát vọng xây dựng đất nước bền vững, hùng cường.
2.Đoạn2: Vì sao thành Đại La xứng đáng là kinh đô bậc nhất.
 - Cái lợi thế của thành đại Lại 
-Đại La là thắng địa của đất Việt 
* Lợi thế :
- Đại La là kinh đô cũ của Cao Vương 
- Nơi trung tâm của trời đất.
- Cái thế rồng cuộn, hổ ngồi.
- Đúng ngôi nam bắc đông tây, tiện hướng nhìn sông dựa núi
- Vì : chúng được phân tích trên nhiều mặt: Lịch sử, địa lý, dân cư.
-> Vậy : Về tất cả các mặt, thành Đại La đủ mọi điều kiện để trở thành kinh đô của đát nước.
* Là thắng địa của Đại Việt :
- Đất tốt, lành, vững có thể đem lại nhiều lợi ích cho kinh đô.
-> Khát vọng thống nhất đất nước.
 Hy vọng về sự bền của quốc gia.
- Khát vọng về một đất nước vững mạnh hùng cường.
-> Khẳng định ý chí dời đô . Tin tưởng ở quan điểm dời đô của mình hợp với ý nguyện của mọi người.
III/ Tổng kết:
1. Nghệ thuật:
- Bố cục 2 đoạn hợp lí; trình tự lập luận chặt chẽ.
2.Ý nghĩa : 
- Khát vọng về một đất nước độc lập, thống nhất, hùng cường
- Ý nghĩa của sự kiện dời đô từ hoa Lư ra thăng lòng nhận thức về vị thế, suy nghĩ và hành động một cách tự nguyện 
IV/ Luyện tập
- Lòng yêu nước cao cả biểu hiện ở ý chí dời đô.
- Tầm nhìn sáng suốt về vận mệnh của đất nước.
- Lòng tin mãnh liệt về tương lai dân tộc.
D. Hoạt động tiếp nối ( 1' ): 
- Nắm nội dung tư tưởng của bài; học bài theo nội dung II, III.
- Nêu cảm nhận của em khi học xong tác phẩm.
- Chuẩn bị bài: Hịch tướng sĩ. theo câu hỏi SGK
RÚT KINH NGHIỆM:
............................................................................................
Ngày soạn: 25/01/2013
Ngày dạy: ..................... 
Tiết 91 Tiếng Việt: 	CÂU PHỦ ĐỊNH 
A. Mục tiêu bài học:
1, Kiến thức: 
 - Hiểu rõ đặc điểm hình thức câu phủ 
 - Chức năng của câu phủ định.
 2, Kỹ năng: -Ra quyết định : - Nhận ra và biết sử dụng câu phủ định theo mục đích giao tiếp cụ thể 
- Giao tiếp: -Trình bày suy nghĩ ý tưởng , trao đổi về đặc điểm ,cách sử dụng phủ định 
3,Thái độ: - Có ý thức trong việc sử dụng câu phủ định.
B. Chuẩn bị: 
1. Giáo viên:Chuẩn bị bảng phụ, tham khảo tài liệu.
 2. Học sinh : Ôn bài cũ , chuẩn bị bài mới. 
C. Tiến trình tổ chức các hoật động :
 * Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ : (3' )
 ? Đặc điểm hình thức và chức năng của câu trần thuật? Tại sao câu trần thuật lại được sử dụng nhiều trong giao tiếp?
 *Hoạt động 2: Giới thiệu bài:( 1' )
Chúng ta đã tìm hiểu xong đặc điểm hình thức và chức năng của câu trần thuật tiết học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu một loại câu mới: Câu phủ định.
 *Hoạt động 3 : Bài mới: ( 40' )
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt 
Gọi H/s đọc các phần văn bản
GV nêu y/c 
? Trong các câu BT 1 đối tượng và sự việc nào được nói đến?
? Các câu b,c,d có đặc điểm, hình thức gì khác so với câu a?
?Những câu này có gì khác với câu a về chức năng? 
- Gọi hs đọc bài tập 2. 
? Hãy xác định các câu có từ ngữ phủ định trong đoạn trích trên ?
? Hai câu phủ định này có gì khác so với các câu phủ định trong VD 1?
? Hãy xác định nội dung bị phủ định được thể hiện ở chỗ nào trong đoạn?
GV: Nếu câu nói của ông thầy bói sờ ngà C1 chỉ phủ định ý kiến, nhận định của một người( của ông thầy bói sờ vòi) thì câu nói của ông thầy bói sờ tai C2 phủ định, nhận định ý kiến của cả hai người mà chủ yếu là ông thầy bói sờ ngà.
? Mục đích của hai câu phủ định trên là gì?
? Thế nào là câu phủ định? chức năng của câu phủ định? 
 Gv gọi H/s đọc bài tập 
? xác định yêu cầu? 
Gọi hs đọc và nêu yêu cầu bài tập 2?
Yêu cầu hs làm bài tập nhóm 3' 
?Những câu dưới đây có phải là câu phủ định không ? Dựa vào đâu mà ta xác định được điều đó?
Gọi đại diện nhóm chữa bài.
? Đặt câu không có từ phủ định mà có ý nghĩa tương đưong với những câu trên?
? So sánh nghĩa của các câu mới đặt ý nghĩa của chúng ntn? 
? Nếu Tô Hoài thay từ phủ định không bằng chưa thì nhà văn phải viét lại câu này ntn? Nghiã của câu có thay đổi không ?
? Câu văn nào phù hợp với câu chuyện hơn? Vì sao ?
I/ Đặc điểm hình thức và chức năng 
1. Bài tập:
a. - Đối tượng : Nam.
 - Sự việc: Đi Huế .
- Đặc điểm, hình thức:- Câu b,c,d có chứa các từ không, chưa, chẳng.
- Câu a dùng để khẳng định việc “Nam đi Huế" là có diễn ra, các câu b,c,d dùng để phủ định sự việc đó (Miêu tả sự vắng mặt của sự vật, sự việc trong câu) Nam không đi Huế
- Chức năng: Thông báo xác nhận không có sự việc nào đó xảy ra.
b. Các câu có từ ngữ phủ định:

File đính kèm:

  • docTuan 24.doc