Giáo án môn Ngữ văn lớp 8 - Tuần 20

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

 -Biết đọc –hiểu một tác phẩm thơ lãng mạn tiêu biểu của phong trào thơ mới .

 -Thấy được một số biểu hiện của sự đổi mới về thể loại , đề tài ngon ngữ , bút pháp nghệ thuật được thể hiện trong bài thơ .

* KIẾN THỨC, KỸ NĂNG:

1. Kiến thức:

-Sơ giản về phong trào thơ mới .

-Chiều sâu tư tưởng yêu nước thầm kín của lớp thế hệ tri thức tây học chán ghét thực tại , vươn tới cuộc sống tự do .

-Hình tượng nghệ thuật độc đáo , có nhiều ý nghĩa của bài thơ Nhớ rừng.

2. Kĩ năng:

-Nhận biết được tác phẩm thơ lãng mạn .

-Đọc diễn cảm tác phẩm thơ hiện đại viết theo bút pháp lãng mạn

-Phân tích được những chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm .

3. Thái độ: Giáo dục lòng yêu quý tự do, khơi gợi khát vọng vươn tới cái cao cả, đẹp đẽ, vượt lên trên cái thấp hèn, tầm thường, giả dối.

B. Chuẩn bị:

- GV xem tư liệu về thơ mới - vị trí của Thế Lữ trong phong trào thơ mới, ảnh hưởng của Thế Lữ

- Học sinh chuẩn bị trước bài.

 

doc9 trang | Chia sẻ: minhanh03 | Lượt xem: 1083 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn lớp 8 - Tuần 20, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 từ : với, các động từ chỉ hành động gợi tả sức sống mãnh liệt của núi rừng bí ẩn. Cảnh sơn lâm hùng vĩ với núi rừng đại ngàn, cái gì cũng lớn lao, cũng phi thường.
Hình ảnh chúa tể của muôn loài hiện lên như thế nào giữa không gian ấy ?
- Ta bước chân lên sóng cuộn nhịp nhàng.....đều im hơi 
? Có gì đặc sắc trong cách sử dụng từ ngữ, nhịp điệu của những lời thơ miêu tả chúa tể của muôn loài ? Tác dụng của chúng trong việc khắc họa hình ảnh chúa sơn lâm ?
- Các từ ngữ gợi tả, câu thơ sống động giàu chất tạo hình, đã diễn tả chính xác vẻ đẹp vừa uy nghi, dũng mãnh, vừa mềm mại, uyển chuyển của chúa sơn lâm và cũng là sự hài lòng, thoả mãn, tự hào về oai vũ của mình. Hình ảnh chúa sơn lâm mang một vẻ đẹp vừa ngang tàng, lẫm liệt giữa núi rừng uy nghiêm hùng vĩ. 
? Đọc đoạn thơ tả cảnh rừng, nơi hổ đã từng sống thời oanh liệt, cho biết: Cảnh rừng ở đây là cảnh của các thời điểm nào ? Cảnh sắc trong mỗi thời điểm đó có gì nổi bật ?
- Những đêm vàng, những ngày mưa, những bình minh, những chiều. 
- Đêm vàng, mưa chuyển bốn phương ngàn, bình minh cây xanh nắng gội, những chiều lênh láng máu.
? Từ đó TN đã hiện lên một vẻ đẹp như thế nào ?
-TN rực rỡ huy hoàng, náo động, hùng vĩ, bí ẩn.
? Giữa thiên nhiên ấy, chúa tể đã sống một cuộc sống như thế nào ? 
- Ta say mồi, ta lặng ngắm, giấc ngủ ta tưng bừng, ta đợi chết ...
? Đại từ ta lặp lại trong các lời thơ trên có ý nghĩa như thế nào ?
- Thể hiện khí phách ngang tàng, làm chủ; tạo nhạc điệu rắn rỏi, hùng tráng.
? Có ý kiến cho rằng đoạn thơ này là một bức tranh tứ bình tuyệt đẹp. Em hãy phân tích để thấy được cái hay, cái đẹp của bức tranh ? 
GV bình
? Một loạt các điệp từ : Nào đâu, đâu những cứ lặp đi lặp lại và kết hợp với câu thơ cảm thán: Than ôi ! Thời oanh liệt nay còn đâu ? có ý nghĩa gì ?
- Diễn tả nỗi nhớ tiếc khôn nguôi của con hổ đối với những cảnh không bao giờ còn thấy nữa. Giấc mơ huy hoàng đó khép lại trong một tiếng than đau đớn, u uất.
Câu thơ cuối cùng tràn ngập cảm xúc buồn thương, thất vọng vang lên chậm nhẹ não ruột như một tiếng thở dài ai oán kéo người đọc từ tưởng tượng lãng mạn của con hổ về thực tại. Đó không chỉ là tâm trạng của con hổ mà còn được đồng cảm sâu xa tong tâm tạng của một lớp người VN trong thời nô lệ, mất nước nhớ về quá khứ hào hùng của dân tộc, của đất nước mình. Câu thơ có sức khái quát và điển hình cho một tâm trạng điển hình.
? Đọc đoạn cuối bài thơ, cho biết: Giấc mộng ngàn của hổ hướng về một không gian như thế nào?
- Oai linh, hùng vĩ thênh thang, nhưng đó là một không gian trong mộng.
? Từ đó giấc mộng ngàn của hổ là một giấc mộng như thế nào ?
- Mãnh liệt, to lớn nhưng đau xót bất lực- Một nỗi đau bi kịch.
? Nỗi đau từ giấc mộng ngàn to lớn ấy phản ánh khát vọng mãnh liệt nào của con hổ ở vườn bách thú, cũng là của con người?
- Khát vọng được sống tự do, tự chủ trong chính xứ sở của mình. -> Khát vọng được giải phóng . Niềm khát khao tự do của con hổ trong bài thơ cũng là tiếng lòng của nhà thơ và là tiếng lòng sâu kín của những người dân VN mất nước đang sống trong cảnh nô lệ, “ bị nhục nhằn” . Vì thế mà bài thơ vừa ra đời đã được đông đảo công chúng đón nhận.
Hoạt động 3: Tổng kết (4p)
? Từ tâm sự nhớ rừng của con hổ ở vườn bách thú, em hiểu những điều nào sâu sắc trong tâm sự của con người ?- Nỗi chán ghét thực tại tầm thương giả dối ; khát vọng tự do cho cuộc sống chính mình 
? Phân tích những nét NT đặc sắc nổi bật của bài thơ?
- Tràn đầy cảm hứng LM: mạch cảm xúc sôi nổi, cuồn cuộn tuôn trào
- Tác giả đã mượn một hình ảnh đẹp và thích hợp để thể hiện chủ đề của bài thơ : con hổ bị nhốt ở vườn bách thú
- Hình ảnh thơ giàu chất tạo hình (Miêu tả cảnh sơn lâm)
- Ngôn ngữ nhạc điệu phong phú (ngắt nhịp linh hoạt)
? Nếu Nhớ rừng là một trong những thi phẩm tiêu biểu của thơ lãng mạn thì em hiểu những điểm mới mẻ nào của thơ lãng mạn VN ?
- Lời thơ phản ảnh nỗi chán ghét thực tại, hướng ước mơ tới một cuộc sống tự do chân thật ; giọng thơ ào ạt, khoẻ khoắn ; hình ảnh ngôn từ gần gũi.
? Nhà phê bình HT nhận xét : “Ta tưởng chừng thấy ...phi thường” Em hiểu sức mạnh phi thường ở đây là gì - Đó là sức mạnh của cảm xúc. Trong thơ LM cảm xúc mãnh liệt là yếu tố quan trọng hàng đầu. Từ đó kéo theo sự phù hợp của hình thức câu thơ . ở đây cảm xúc phi thường kéo theo những chữ bị xô đẩy.
Hoạt động 4: Luỵên tập (2p)
? Đọc diễn cảm, lời bình cho bức tranh?
I. Tác giả, Tác phẩm:
1. Tác giả: (1907- 1989) 
- Quê ở Bắc Ninh, là nhà thơ tiêu biểu nhất của PT thơ mới chặng đầu (1932- 1935)
2. Tác phẩm: 
- Là một trong những bài thơ tiêu biểu nhất của Thế Lữ và là tác phẩm góp phần mở đầu cho sự thắng lợi của thơ mới. 
II. Đọc hiểu văn bản
1. Đọc, chú thích :
2. Kết cấu, bố cục:
- Phương thức biểu đạt : 
 Biểu cảm gián tiếp . 
* Những điểm mới của bài thơ này ( 5 ý cột bên)
- Bố cục : 3 phần 
3. Phân tích: 
a. Khối căm hờn và niềm uất hận:
-> Hổ bộc lộ tâm trạng chán ghét sâu sắc thực tại tù túng, tầm thường, giả dối, khao khát được sống tự do chân thật. 
b. Nỗi nhớ thời oanh liệt : 
-> Bức tranh tứ bình tuyệt đẹp nổi bật lên với tư thế lẫm liệt kiêu hùng của chúa sơn lâm đầy uy lực.
c. Khao khát giấc mộng ngàn: 
-> Khát vọng được sống chân thật cuộc sống của chính mình. Khát vọng được tự do, được giải phóng.
4. Tổng kết: 
4.1. Nội dung: 
4.2. Nghệ thuật: 
4.3. Ý nghĩa: “Nhớ rừng” mượn lời con hổ bị nhốt ở vườn bác thú để diễn tả sâu sắc nỗi chán ghét thực tại tầm thường, tù túng vàniềm khao khát tự do mãnh liệt bằng những vần thơ lãng mạn. Bài thơ đã khơi gợi lòng yêu nước thầm kín của người dân mất nước thuở ấy.
4.4. Ghi nhớ ( sgk )
III. Luyện tập : 
4. Củng cố:1p
 ? Câu hỏi 4/ sgk?
5. Hướng dẫn về nhà: 2p.
 - Học thuộc lòng bài thơ ; nắm vững nội dung và giá trị nghệ thuật 
 - Chuẩn bị bài: Quê hương; chú ý cảnh ra khơi; cảnh trở về; nỗi nhớ quê hương của Tế Hanh; hồn thơ quê hương bình dị của Tế Hanh.
 	- Chuẩn bị bài: Câu nghi vấn 
E. Rút kinh nghiệm: 
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
Ngày soạn: 31/12/2012
Ngày dạy: ..................... 
Tiết 75 Tiếng Việt: CÂU NGHI VẤN
A. Mục tiêu cần đạt: 
	-Nắm vững đặc điểm , hình thức , và chức năng chính của câu nghi vấn.
	-Biết sử dụng câu nghi vấn phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp .
	*Lưu ý: HS đã học về câu nghi vấn ở Tiểu học.
*KIẾN THỨC, KỸ NĂNG:
1. Kiến thức:
 -Đặc điểm hình thức của câu nghi vấn.
 -Chức năng chính của câu nghi vấn .
2. Kĩ năng:
 -Nhận biết và hiểu được tác dụng câu nghi vấn trong văn bane cụ thể .
 -Phân biệt câu nghi vấn với một số kiểu câu dễ lẫn.. 
 B. Chuẩn bị:
- GV: Nghiên cứu bài, ND bảng phụ. 
- HS: Tìm hiểu trước nội dung bài. 
C. Phương pháp : Nêu vấn đề, quy nạp, thực hành...
D. Tiến trình dạy học: 
1. Ổn định: 1p
2. Kiểm tra bài cũ: 1p. Kiểm tra sách, vở kì II của HS. 
3. Bài mới:1p.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động 1: HD tìm hiểu mục I. 20p.
- Gv treo bảng phụ có ghi nội dung. 
- Gọi học sinh đọc ví dụ trên bảng phụ 
? Trong đoạn trích trên câu nào là câu nghi vấn ?
- 3 câu : + Sáng nay....không ?
 + Thế làm sao ...ăn khoai ?
 + Hay là .....quá ?
? Những đặc điểm hình thức nào cho biết đây là câu nghi vấn? - Kết thúc câu bằng dấu chấm hỏi
- Có những từ ngữ nghi vấn : làm sao, hay là, có...không ?
? Những câu nghi vấn trên dùng để làm gì ? 
- Dùng để hỏi
? Ngoài những từ ngữ nghi vấn có trong ví dụ, hãy cho biết câu nghi vấn còn có những từ ngữ nào khác nữa ?
- ai, gì , nào, sao, bao giờ... 
?GV yêu cầu học sinh đặt một số câu nghi vấn ?
- Học sinh đặt xong, gọi học sinh khác nhận xét 
? Như vậy qua phần tìm hiểu, hãy cho biết câu nghi vấn là những câu như thế nào ? Chúng có đặc điểm hình thức và chức năng gì ?
Học sinh phát biểu, giáo viên chốt lại. 
Học sinh đọc phần ghi nhớ. 
A. Lý thuyết
I. Đặc điểm hình thức và chức năng chính: 
1. Khảo sát và phân tích ngữ liệu:
- Có ba câu nghi vấn :
+ Câu nghi vấn kết thúc câu bằng dấu chấm hỏi.
+Câu nghi vấn có những từ nghi vấn : làm sao, hay là...
+ Câu nghi vấn dùng để hỏi.
2. Ghi nhớ( sgk /11)
Hoạt động 2: B. Luyện tập (18p)
Bài tập 1: ? Gọi học sinh xác định yêu cầu bài tập 1? 
- Học sinh làm miệng ; nhận xét: 
... phải không ?
Tại sao...
Gì?....gì ?...
Bài tập 2 : Tiến hành thảo luận theo bàn: 
- Căn cứ để xác định câu nghi vấn có từ hay.
- Không thay bằng từ hoặc được vì nếu thay câu trở nên sai ngữ pháp, biến thành câu trần thuật có ý nghĩa khác hẳn
Bài tập 3 : Làm theo nhóm:
Không đặt dấu chấm hỏi được vì đây không phải là câu nghi vấn 
Câu a, b có các từ nghi vấn : không, tại sao nhưng những kết cấu chứa các từ này chỉ làm bổ ngữ cho một câu chứ không phải tạo câu nghi vấn .
Ví dụ : Ai cũng thấy như thế 
Tôi không biết nó ở đâu với câu : Nó ở đâu ?
Bài tập 4 : Học sinh lên bảng làm 
Hai câu khác nhau về hình thức : Có...không ; đã ...chưa
Hai câu có giả định người được hỏi trước đó có vấn đề về sức khoẻ.
Câu 1 không có giả định đó. 
Ví dụ : Bạn đã ăn kẹo chưa ?
 Bạn ăn kẹo không ?
Bài tập 6: 
Câu a : đúng 
Câu b : sai
4. Củng cố: 2p 
 ? Trò chơi đối đáp- có sử dụng các câu hỏi ghi vấn?
5. Hướng dẫn về nhà: 2p
Học bài, nắm vững đặc điểm hình thức, chức năng của câu nghi vấn
Làm bài tập số 5. 
Hoàn thành các bài tập đã chữa vào vở 
Xem trước bài : Câu nghi vấn (sgk /20)
E. Rút kinh nghiệm: 
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
Ngày soạn: 31/12/2012
Ngày dạy: ..................... 
Tiết 76 Tập làm văn: VIẾT ĐOẠN VĂN TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH
A. Mục tiêu cần đạt: 
 Luyện cách viết một đoạn văn trong một bài văn thuyết minh .
*KIẾN THỨC,

File đính kèm:

  • docTuan 20.doc