Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 - Tuần 20

 I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:

 - Nắm được khái niệm tục ngữ.

 - Thấy được giá trị nội dung, đặc điểm hình thức của tục ngữ về thiên nhiên và lao

động sản xuất.

 - Biết tích lũy thêm kiến thức về thiên nhiên và lao động sản xuất qua các câu tục ngữ.

 II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:

1. Kiến thức:

 - Khái niệm tục ngữ.

 - Nội dung tư tưởng, ý nghĩa triết lí và hình thức nghệ thuật của những câu tục

ngữ trong bài học.

2. Kĩ năng:

a. Kỹ năng chuyên môn:

 - Đọc - Hiểu phân tích các lớp nghĩa của tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất

 - Vận dụng được ở mức độ nhất định một số câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động

 sản xuất vào đời sống.

b. Kỹ năng sống:

- Tự nhận thức được những bài học kinh nghiệm về thiên nhiên và lao động sản xuất.

- Ra quyết định : vận dụng các bài học kinh nghiệm đúng lúc đúng chỗ.

 

doc8 trang | Chia sẻ: minhanh03 | Lượt xem: 753 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 - Tuần 20, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h gieo cấy đúng thời vụ , cải tạo đất sau mỗi vụ.
? Qua Văn bản để lại những giá trị gì về nội dung và nghệ thuật ?
 * HOẠT ĐỘNG 3 :Hướng dẫn Tổng kết Ghi nhớ : sgk
I. GIỚI THIỆU CHUNG:
1. Chú thích: 
- Tục ngữ là câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, đúc kết những bài học của nhân dân về :
 + Quy luật của thiên nhiên.
 + Kinh nghiệm lao động sản xuất.
 + Kinh nghiệm về con người và xã hội.
- Những bài học kinh nghiệm về quy luật thiên nhiên và lao động sản xuất là nội dung quan trọng của tục ngữ.
I. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN
1. Đ ọc – tìm hiểu từ khó
2. Tìm hiểu văn bản:
a. Bố cục:Chia làm hai phần
+ Phần 1 : 4 câu đầu :Tục nhữ về thiên nhiên
 + Phần 2 : 4 câu sau :Tục ngữ về LĐSX
b. Phương thức biểu đạt: Trữ tình
c. Phân tích :
c1. Tục ngữ đúc rút kinh nghiệm từ thiên nhiên 
Câu 1 : Đêm tháng năm 
 Ngày tháng mười .
 - Vần lưng , phép đối , nói quá 
è Tháng năm đêm ngắn, tháng mười đêm dài – Giúp con người chủ động về thời gian, công việc trong những thời điểm khác nhau 
Câu 2: Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa
 è Đêm sao dày dự báo ngày hôm sau sẽ nắng, đêm không sao báo hiệu ngày hôm sau sẽ mưa 
=> Nắm trước thời tiết để chủ động công việc 
Câu 3 : Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ 
è Khi chân trời xuất hiện sắc màu vàng thì phải coi giữ nhà ( sắp có bão)
Câu 4 : Tháng bảy kiến bò , chỉ lo lại lụt 
è Kiến ra nhiều vào tháng bảy âm lịch sẽ còn lụt nữa – vẫn phải lo đề phòng lũ lụt sau tháng bảy âm lịch 
c2. Tục ngữ về lao động sx
Câu 5: Tấc đất , tấc vàng 
è đất quí như vàng –giá trị của đất đôi với đời sống lao động sx của con người nông dân 
Câu 6: Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền .
è Nuôi cá có lãi nhất , rồi đến làm vườn , rồi làm ruộng => muốn làm giàu, cần đến phát triển thuỷ sản 
Câu 7 : Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống 
è Trong nghề làm ruộng, cần đảm bảo đủ 4 yếu tố thì lúa tốt, mùa màng bội thu 
Câu 8: Nhất thì , nhì thục 
è Thứ nhất là thời vụ, thứ 2 là đất canh tác => trong trồng trọt phải đủ 2 yếu tố thời vụ và đất đai
III. Tổng kết : 
1. Nghệ thuật : 
- Sử dụng cách diễn đạt ngắn gọn, cô đúc.
- Sử dụng kết cấu diễn đạt theo kiểu đối xứng, nhân quả, hiện tượng và ứng xử cần thiết.
- Tạo vần nhịp cho câu văn dễ nhớ, dễ vận dụng.
2. Nội dung:
- Không ít câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất là những bài học quý giá của nhân dân ta.
VI. CỦNG CỐ DẶN DÒ, HƯỚNG DẪN TỰ HỌC :
- Trình bày lại tiêu chuẩn, yêu cầu của tục ngữ ? Tục ngữ là gì ?
- Học phần ghi nhớ và 8 bài tục ngữ .
- Soạn bài “ Chương trình địa phương phần Văn và TLV”
VII. RÚT KINH NGHIỆM
Ngày soạn: 27/12/2013
Ngày dạy: ..................... 
Tiết 74: CTĐP: GIỚI THIỆU TỤC NGỮ, CA DAO – DÂN CA THANH HÓA
I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
- Ghi nhớ, hiểu nội dung, ý nghĩa, cảm nhận được một số câu ca dao, dân ca, tục ngữ Thanh Hóa.
- Nhận biết được Thanh Hóa có một kho tàng tác phẩm trữ tình dân gian phong phú, đa dạng. Từ đó, thêm yêu và tự hào về quê hương.
- Nắm được cách thức cơ bản và có hứng thú sưu tầm ca dao, dân ca, tục ngữ của địa phương.
II/ CHUẨN BỊ
- HS chuẩn bị các câu hỏi trong tài liệu.
- Tài liệu giới thiệu bài tục ngữ, ca dao, dân ca. GV lựa chọn một số bài tiêu biểu để đảm bảo thời gian trên lớp.
III/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
A. ỔN ĐỊNH LỚP - KIỂM TRA BÀI CŨ
- Ổn định nề nếp
- Kiểm tra bài cũ:
+ Các thể loại VHDG Thanh Hóa
+ Kiểm tra việc chuẩn bị bài mới của HS.
- GV chuyển tiếp giới thiệu bài mới: Tục ngữ, ca dao – dân cao Thanh Hóa.
B. TỔ CHỨC ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Tìm hiểu những nội dung về đất Thanh và con người quê Thanh qua 11 bài ca dao.
1. GV cho 2 h/s đọc 2 lần 11 bài ca dao. GV nhận xét cách đọc ca dao và sửa chữa.
2. HS thực hiện câu hỏi 1 của tài liệu và nhận xét. GV (hoặc HS) đánh giá, bổ sung.
3. HS thực hiện câu hỏi: Em có nhận xét gì về đất Thanh Hóa qua ca dao?
4. HS nhận xét về cách dùng từ ngữ trong 4 bài ca dao về đất Thanh?
6. GV nêu câu hỏi 2 (tài liệu). Chú ý: Làm rõ các nội dung từng đạo lý.
- HS đứng tại chỗ trả lời. Lớp nhận xét, GV bổ sung.
I/ ĐẤT THANH VÀ CON NGƯỜI QUÊ THANH QUA CA DAO.
Về đất Thanh: có các bài 1, 2, 3, 4.
Về người quê Thanh: bài 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11.
1. Đất Thanh
- Với các địa danh: Nga Sơn, Thần Phù, Sông Tuần, Kẻ Trọng - Kẻ Cát - Kẻ Mau.
- Với nền thái bình âu ca của đất vua chúa (Lê, Hồ, Trịnh, Nguyễn) ...
- Với các vẻ đẹp của núi sông, biển rừng có thuyền đi như sao hôm rằm, Hàm Rồng một dải mờ mờ núi cao ...Đó là những danh thắng.
- Với các sự giàu có lắm (cau, mía), lắm (tiền) ...
- Giọng điệu các bài ca dao khỏe khoắn, biểu hiện niềm tự hào về vùng đất nhiều danh thắng, gắn với những chiến tích chống ngoại xâm và cũng là mảnh đất màu mỡ, giàu có.
- Từ khẩu ngữ: ta, kẻ, lắm, khéo, vụng ... các từ Hán Việt thang mộc, thái bình, âu ca ... vừa trang trọng vừa tự nhiên.
2. Người quê thanh
a) Hay nói về đạo lý, rất chú ý đạo lý
- Đạo làm cha mẹ: bài 5, 6.
- Đạo làm con: bài 7, 8, 9, 10.
- Đạo làm vợ chồng: bài 11.
- Nội dung các bài ca dao:
+ Đạo làm cha mẹ phải mẫu mực, răn dạy con cái làm những điều tốt đẹp, nhân đức, ghi nhớ tổ tông ...
+ Đạo làm con phải kính nhường cha mẹ, báo hiếu tổ tông, lưu truyền tiếng tốt.
+ Đạo vợ chồng: chung sức làm ăn, tận tụy, chăm sóc nhau ...
b) Những điều rút ra
+ Nói chung rất nhấn mạnh đạo lý làm người. Đạo lý ấy không ra ngoài mấy chữ: nghiêm cẩn, hiếu nghĩa, hòa thuận.
+ Đều nhằm giữ gìn, vun trồng cái gốc cho gia đình, xã hội; rất rõ ràng, minh bạch, mang tính tôn ti trật tự nhưng đầy tinh thần trách nhiệm và dân chủ.
+ Từ đây có thể thấy cuộc sống và con người Xứ Thanh cũng như những điều cha ông muốn giáo dục; xã hội mà người xưa muốn xây dựng.
Hoạt động 2: Tổ chức thực hiện bài tập 3.
1. GV chia nhóm, yêu cầu và hướng dẫn thực hiện.
2. HS làm việc theo nhóm, dựa vào sự chuẩn bị ở nhà và các ý bổ sung từ kết quả thực hiện câu hỏi 2 để chuẩn bị trình bày.
3. Đại diện các nhóm trình bày.
4. GV nhận xét, đánh giá, nhấn mạnh lại một số ý chính.
3. Một số cảm nhận về Đất và người Thanh Hóa qua ca dao
a) Tóm lược các ý chính rút ra được từ thực hiện câu hỏi 1 và 2
b) Kết luận chung về nét riêng của những bài ca dao khi nói về đất và người quê Thanh.
+ Các địa danh đều ở Thanh Hóa.
+ Cách phô diễn tình cảm bộc trực, hồn nhiên như tâm hồn của người quê Thanh (tự hào về quê hương, dặn dò con cháu, tâm niệm của con cái với cha mẹ, ông bà, tổ tiên, tình cảm vợ chồng ...).
Hoạt động 3: Luyện tập - Chọn bình 1 bài về người quê Thanh.
1. GV cung cấp tư liệu cho HS.
2. Gợi ý về nội dung, cách bình
3. Cho HS khác nhận xét. GV nhận xét, bổ sung.
II/ LUYỆN TẬP
1. Chọn bài số 8
2. Kết hợp bài 8, 9.
3. Bài 11.
Tinh thần chung của 3 bài ca dao này là: cuộc sống lao động, sinh hoạt yên lành, thuần phác; con người chăm chỉ, cần cù, chân chất, giữ gìn đạo lý tốt đẹp.
Hoạt động 4: Tổ chức tổng kết bài học.
GV hướng dẫn HS tổng kết, nêu cảm nhận khi đọc chùm ca dao về nội dung cũng như cách thể hiện.
III/ TỔNG KẾT
- Nội dung những bài ca dao nói về đất và người quê Thanh (địa linh nhân kiệt)
- Đặc trưng nghệ thuật: từ ngữ, hình ảnh, cách phô diễn tình cảm ...
- Nét riêng: tên địa danh, cách cảm, cách nghĩ của người quê Thanh.
C/ HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ
- Nắm bài cũ: Nội dung, nghệ thuật, nét riêng của những bài ca dao.
- Đọc và tìm các ý cơ bản của bài đọc thêm "Kho tàng văn học dân gian Thanh Hóa".
- Chuẩn bị bài số 3: Trình bày, thảo luận, tổng kết về ca dao – dân ca, tục ngữ địa phương.
RÚT KINH NGHIỆM :
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 27/12/2013
Ngày dạy: ..................... 
Tiết 75,76 Tập làm văn: TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN NGHỊ LUẬN
 I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
 - Hiểu được nhu cầu nghị luận trong đời sống và đặc điểm chung của văn bản nghị luận.
 - Bước đầu biết cách vận dụng những kiến thức về văn nghị luận vào đọc - hiểu văn bản..
 II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG: 
1. Kiến thức: 
 - Khái niệm văn bản nghị luận.
 - Nhu cầu nghị luận trong đời sống.
 - Những đặc điểm chung của văn bản nghị luận.
2. Kĩ năng: 
a. Kỹ năng chuyên môn:
- Nhận biết văn bản nghị luận khí đọc sách báo, chuẩn bị để tiếp tục tìm hiểu sâu kĩ hơn kiểu văn bản 
quan trọng này.
b. Kỹ năng sống:
- Suy nghĩ phê phán, sáng tạo: phân tích bình luận và đưa ra ý kiến cá nhân về đặc điểm bố cục, 
phương pháp làm bài văn nghị luận
- Ra quyết định lựa chọn : lựa chọ cách lập luận, lấy dẫn chứng..khi tạo lập và giao tiếp hiệu quả bằng 
văn nghị luận
3. Thái độ: 
 - Thấy được tầm quan trọng của thể loại văn nghị luận
 III. PHƯƠNG PHÁP:
 - Vấn đáp kết hợp thực hành, thảo luận nhóm.
 IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định : 
2. Kiểm tra bài cũ Kiểm tra việc soạn bài của hs 
3. Bài mới : GV giới thiệu bài 
 - Văn nghị luận là một trong những kiểu văn bản quan trọng trong đời sống xã hội của con người, có vai trò rèn luyện tư duy, năng lực biểu đạt những quan niệm, tư tưởng sâu sắc trước đời sống. Vậy văn nghị luận là gì ? khi nào chúng ta có nhu cầu nghị luận ? Tiết học này, sẽ trả lời cho câu hỏi đó. 
Hoạt động của thầy-trò
Nội dung kiến thức
*Hs thảo luận câu hỏi trong phần I.1
-Trong đ.s em có thường gặp các v.đề và câu hỏi kiểu như dưới đây không: Vì sao em đi học ? Vì sao con ng cần phải có bạn ? Theo em như thế nào là sống đẹp ? Trẻ em hút thuốc lá là tốt hay xấu, lợi hay hại ? (Trong đ.s ta vẫn thường gặp n v.đề như đã nêu ra).
-Hãy nêu thêm các câu hỏi về n v.đề tương tự ?
-Gặp các v.đề và câu hỏi loại đó, em có thể trả lời bằng các kiểu văn bản đã học như kể chuyện, miêu tả, biểu cảm hay không ? Hãy giải thích vì sao ? (Không- Vì bản thân câu hỏi phải trả lời bằng lí lẽ,phải sd khái niệm mới phù hợp).
-Để trả lời n câu hỏi như thế, hàng ngày trên báo chí, qua đài phát thanh, truyền hình, em thường

File đính kèm:

  • docTuan 20.doc
Giáo án liên quan